Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

toàn địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, chính đối tượng công nhân cũng không có điều kiện do tính chất công việc (thường xuyên tăng ca), điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của họ về các chính sách phúc lợi xã hội còn chưa đầy đủ đã khiến cơ hội tiếp cận và hưởng dụng phúc lợi của công nhân nhập cư bị thu hẹp [29]. Riêng với người lao động thiểu số (LĐTS) nhập cư nói chung và lao động Khmer nói riêng ngoài những chính sách chung cho người nhập cư thì hầu như chưa có chính sách nào đặc thù dành cho đối tượng này ở Bình Dương.

Chính vì những lý do trên, việc tìm hiểu thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương cũng như xác định những yếu tố nào tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn phải tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của Công tác Xã hội (CTXH) mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Bên cạnh đó, luận án hướng đến việc nghiên cứu tìm ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer nhập cư phát triển sinh kế. Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài: “Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” làm luận án của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư; phân tích,đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư tại tỉnh Bình Dương; áo dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung vào lao động là người Khmer nhập cư nói riêng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế người lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận của CTXH.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư như: đặc điểm của lao động Khmer; đặc điểm của người hỗ trợ và các yếu tố liên quan đến mạng lưới xã hội của lao động Khmer.

- Ứng dụng và Thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng đối với lao động là người Khmer nhập cư trong việc hỗ trợ sinh kế.

- Đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung và lao động là người Khmer nhập cư nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư dưới tiếp cận của CTXH từ thực tiễn tỉnh Bình Dương.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Trong luận án này, hoạt động hỗ trợ sinh kế được giới hạn và phân chia thành 4 nhóm hoạt động cơ bản, đó là hoạt động hỗ trợ việc làm, hoạt động cung cấp thông tin, hoạt động hỗ trợ tâm lý, hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội.

Phạm vi về không gian: Khảo sát được tiến hành tại ba địa bàn là: phường Bình Hòa thuộc thị xã Thuận An; phường Mỹ Phước thuộc thị xã Bến Cát và xã Phước Hòa thuộc huyện Phú Giáo. Đây là những nơi có đông người Khmer nhập cư đang sinh sống.

Phạm vi về thời gian: Luận án thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2019. Thời gian thực nghiệm phương pháp phát triển cộng đồng là từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Bao gồm những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp ấy phù hợp với mục tiêu của luận án.

Như vậy, phương pháp luận của luận án, về mặt thực tiễn dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, về mặt nhận thức luận, luận án kế thừa và tiếp thu có chọn lọc quan điểm về sinh kế bền vững; quan điểm về con người trong môi trường và lý thuyết hỗ trợ xã hội (như đã trình bày ở trên). Cơ sở phương pháp luận này sẽ được vận dụng vào quá trình nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer ở Bình Dương theo phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu

Bên cạnh việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong nước và ngoài nước, chúng tôi còn tham khảo hệ thống văn bản và tư liệu của Đảng và nhà nước có liên quan tới các các hoạt động hỗ trợ lao động Khmer nhập cư. Từ đó, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến lao động Khmer nhập cư, sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Bên cạnh đó, việc tổng quan tài liệu nghiên cứu giúp tác giả xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Danh sách cụ thể các tài liệu được nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo.

4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi sử dụng điều tra được chuẩn hóa bao gồm bốn phần: Thực trạng sinh kế; Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế; các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ

trợ sinh kế và thông tin nhân khẩu. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu hỏi nhằm tập hợp thông tin trên diện rộng nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan của đề tài.

Về nội dung khảo sát được bố trí như sau:

- Ở phần thực trạng sinh kế, nội dung tập trung vào thực trạng về việc làm, mạng lưới xã hội, điều kiện sống, thu nhập và chi tiêu, văn hóa - giải trí và chiến lược về sinh kế.

- Ở phần thực trạng về hoạt động hỗ trợ sinh kế, nội dung tập trung vào việc tiếp cận và đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ về kết nối mạng lưới xã hội.

- Ở phần các yếu tố tác động đến hoạt động, nội dung tập trung vào các biến liên quan đến nhân khẩu và các đặc điểm về mạng lưới xã hội.

Về dung lượng mẫu nghiên cứu, Mẫu được tính dựa trên ước lượng theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về “tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Tính tới ngày 8/8/2018, hiện có 18.655 người dân tộc thiểu số khu vực này sinh sống. Trong đó, người Khmer chiếm khoảng 90%. Dựa trên tổng thể này, dung lượng mẫu cần khảo sát là:

n = ( 𝑁 1+𝑁.𝑒2

) ∗ 0.9 = 16790

1+16790.(0.05)2

∗ 0.9 = 360.

Từ căn cứ trên, trong đề tài này, chúng tôi xác định dung lượng mẫu là 360 người lao động Khmer nhập cư từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào quá trình lao động hoặc có khả năng lao động. NCS đã khảo sát 360 phiếu phỏng vấn định lượng, theo nguyên tắc chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn thông qua việc chọn ba khu vực đặc thù cư trú của công nhân như trên đã trình bày. Theo đó, chúng tôi phân bố mỗi địa bàn 120 phiếu. Mỗi thị xã/huyện lại chọn một xã/phường theo tiêu chí có đông lao động Khmer sinh sống nhất và tính đến yếu tố đặc thù về nghề nghiệp là công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Ở cấp xã/phường, chúng tôi lại tiếp tục tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên có hệ thống theo danh sách lao

động Khmer tạm trú tại các địa phương cung cấp tại thời điểm khảo sát, cùng với sự kiểm chứng thực tế tình hình cư trú của lao động Khmer nhập cư.

Bện cạnh việc chọn mẫu trong nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế với mẫu gồm 360 lao động Khmer ở ba địa bàn đã đề cập ở trên. Trong hoạt động thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng, chúng tôi còn chọn mẫu gồm 200 người là những người đang sống tại khu trọ 30/4 tại đường Bình Hòa 20 thuộc phường Bình Hòa thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Ở trường hợp này, chúng tôi chọn mẫu tổng thể để khảo sát, đánh giá nhu cầu của người lao động Khmer đang sinh sống tại đây trước khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ sinh kế.

4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Để thu thập thông tin từ các khách thể nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các cuộc đối thoại có chủ định thông qua phỏng vấn sâu với lao động Khmer nhập cư, chủ doanh nghiệp và quản lý tại các phân xưởng có đông lao động Khmer nhập cư, cán bộ đoàn thể ở địa phương.

- Đối với lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: lý do vì sao lên Bình Dương, cách thức tìm kiếm việc làm; trải nghiệm về những khó khăn liên quan đến sinh kế ở Bình Dương và cách thích nghi; cảm nhận và đánh giá về những sự hỗ trợ đối với bản thân và gia đình về sinh kế ở Bình Dương; những nhu cầu của bản thân và gia đình cần được trợ giúp và mong đợi ở tương lai về sinh kế. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với lao động Khmer nhập cư là 30 cuộc.

- Đối với khách thể là người quản lý lao động và chủ doanh nghiệp có đông lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: đặc điểm và tình hình lao động Khmer trong doanh nghiệp; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer trong doanh nghiệp; chia sẻ và đánh giá những hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý là 04 cuộc.

- Đối với khách thể là cán bộ địa phương tại các địa bàn có đông lao động Khmer nhập cư đang sinh sống, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung: tình hình lao động Khmer trên địa bàn; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer đang tạm trú; chia sẻ và đánh giá về những hoạt động hỗ trợ của địa phương đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với cán bộ địa phương là 08 cuộc.

Các cuộc phỏng sâu được thực hiện sau khi tác giả và các phỏng vấn viên có thời gian làm quen và tạo sự tin cậy cũng như đảm bảo tính khuyết danh, sự thoải mái trong quá trình thu thập thông tin. Mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn cũng như việc sử dụng thông tin sau khi thu thập đều được thông báo đến người trả lời phỏng vấn.

4.2.4. Phương pháp quan sát

Với mục đích trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua việc quan sát tham dự vào các hoạt động sinh hoạt của lao động Khmer tại nơi ở trọ trong gia đình và cộng đồng. NCS được tham gia và chứng kiến các hoạt động sống một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với cộng đồng và đối tượng nghiên cứu giúp cho việc xác định chính xác hơn những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời bao quát được các nội dung nghiên cứu của luận án.

4.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA)

PRA (Participatory Rural Appraisal) là một công cụ đặc biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng. Trong luận án này, các công cụ về xếp hạng ưu tiên được sử dụng để lấy ý kiến nhanh từ lao động Khmer nhập cư trong cộng đồng về những nhu cầu mà họ đang mong đợi nhất ở thời điểm khảo sát. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng công cụ sơ đồ tổ chức cộng đồng để tìm hiểu các tổ chức và vai trò của các tổ chức đó đối với người dân trong cộng đồng.

4.2.6. Phương pháp xử lý thống kê

Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mểm SPSS phiên bản 20 như sau:

- Trong thống kê mô tả về mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ và mức độ hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, điểm trung bình được quy ước như sau:

Mức độ thường xuyên

Giá trị

trung bình

Mức độ hiệu quả

Không nhận hỗ trợ

1,00 – 1,80

Rất không hiệu quả

Hiếm khi

1,81 – 2,60

Không hiệu quả

Thỉnh thoảng

2,61 – 3,40

Bình thường

Thường xuyên

3,41 – 4,20

Hiệu quả

Rất thường xuyên

4,21 – 5,00

Rất hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

- Trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính, tác giả sử dụng kiểm định Chi -Square với mức ý nghĩa 0,05. Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào hệ số Cramer’s V để đo lường độ mạnh trong mối liên hệ giữa hai biến định danh. Đối với biến thứ bậc, chúng tôi sử dụng hệ số Gamma.

- Trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong một biến định có hai nhóm với một biến định lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định Independen T – test với mức ý nghĩa là 0,05

- Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm trong 1 biến định tính có từ ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa là 0,05

- Trong phân tích mối tương quan giữa hai biến định lượng chúng tôi sử dụng hệ số hệ số Pearson, hệ số này giá trị dao động từ -1 đến 1: Nếu r càng tiến về 1 và -1 là tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Khi tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm. Cuối cùng, nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

- Trong phân tích các mô hình, tác giả sử dụng hệ số tương quan B Hệ số B là hệ số tương quan hồi quy theo nguyên tắc là nếu B có giá trị dương là có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc và ngược lại khi B có giá trị âm là tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc.

5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án

Từ tổng quan tài liệu cho thấy ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế lao động Khmer nhập cư đã được tiến hành dưới các cách tiếp cận Nhân học, Xã hội học và

Địa lý học. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào tiếp cận dưới góc độ CTXH. Chính vì thế, luận án hướng đến nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của CTXH để phân tích thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế. Từ đó, đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ và đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ sinh kế góp phần ổn định đời sống lao động Khmer nhập cư và quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Mặt khác, luận án không chỉ dừng lại ở việc đề xuất giải pháp mà còn tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng trong hỗ trợ lao động Khmer tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm để có thể triển khai và ứng dụng trên diện rộng ở Bình Dương.

Như vậy, Các ngành khoa học xã hôị giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rò về bối cảnh sống, những gì đang diễn ra, nguyên nhân của các hiện tượng đó. Còn CTXH ngoài việc chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như hình thành một hệ thống lý thuyết cho việc tiếp cận hiệu quả của những nhóm người cụ thể, mà còn đưa ra những mô hình thực tế có thể triển khai được. Trong luận án này, từ cách tiếp cận CTXH đã giúp chúng tôi làm rò được đặc điểm của nhóm đối tượng cần tác động cũng như những cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu của họ để đề xuất những kiến nghị, giải pháp và đặc biêt, đưa ra những mô hình cụ thể cho một cộng đồng đặc thù, mà ở đây là nhóm lao đông nhập cư người Khmer

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài góp phần làm rò thêm những vấn đề lý luận trong việc nhận diện, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối lao động Khmer nhập cư. Những kết quả và thông tin thu được từ nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu Công tác xã hội đối với lao động thiểu số nhập cư.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của CTXH

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí