mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Qua đó, góp phần tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội, đồng thời tạo các cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách dành cho lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, luận án phát hiện ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer ổn định và phát triển sinh kế.
7. Cấu trúc của Luận án
Luận án có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và tổ chức nghiên cứu về hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư
Chương 3: Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương
Chương 4: Ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 1
- Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chính Sách, Pháp Luật Đối Với Lao Động Thiểu Số Nhập Cư
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Liên Quan Đến Luận Án
- Khái Niệm Sinh Kế Và Hỗ Trợ Sinh Kế
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Hoạt động hỗ trợ sinh kế dành cho người thiểu số nhập cư luôn là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bởi lẽ, đây là vấn đề phức tạp và khó giải quyết, nó liên quan đến những vấn đề nhạy cảm về lịch sử, bản sắc văn hóa, chủ quyền quốc gia, quyền chính trị và lãnh thổ. Chính vì vậy, để có thể thực hiện được đề tài đã chọn, thì tác giả đề tài không chỉ kế thừa những công trình đã công bố về thực tiễn mà còn phải tiếp thu có chọn lọc những công trình lý luận trong và ngoài nước để có thể triển khai nghiên cứu thực tế những vấn đề cơ bản của luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư
Trong bài viết “Minority rights in International Law” vào năm 1997, tác giả Jelena Pejic cho thấy, vấn đề về bảo vệ dân tộc thiểu số được Liên hợp quốc bắt đầu quan tâm sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trở thành lĩnh vực được quan tâm trên thế giới. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, quyền của người thiểu số đã có nhiều tiến bộ trong việc xác định khung pháp lý để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số và tầm quan trọng của các quyền dành cho người thiểu số một lần nữa được chứng minh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự đáp ứng của khung pháp lý này là rất chậm so với thực tế đang diễn ra. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở việc chưa thống nhất về mặt khái niệm cơ bản, chẳng hạn như thiểu số được hiểu như thế nào? Ai là chủ sở hữu quyền thiểu số và những quyền đó là gì? Tác giả cũng cho rằng, các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cần phải được xây dựng trên cơ sở khoan dung và tôn trọng lẫn nhau nhấn mạnh đến ba yếu tố: truyền thông, tham gia và hội nhập. Điều thứ nhất có nghĩa là phải có các cấu trúc phù hợp để tạo thuận lợi cho đối thoại. Điều thứ hai có nghĩa là các dân tộc thiểu số phải có đủ cơ hội để đại diện cho lợi ích của họ. Điều thứ ba có nghĩa là các dân tộc thiểu số sẽ có thể duy trì bản sắc riêng của mình [158].
Ở một nghiên cứu công phu của Ann Morissens và Diane Sainsbury vào năm 2005 có tiêu đề “Migrants Social Rights, Ethnicity and Welfare Regimes” đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu nhập Luxembougr (LIS) của Anh, Mỹ, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã cho thấy có sự khác biệt lớn quyền của người di cư dân tộc thiểu số với người dân bình thường theo hướng tiêu cực như: mức sống thấp hơn, ít có khả năng được hưởng mức sống chấp nhận được xã hội. Tác giả còn đặt ra những nghi ngờ về chế độ phúc lợi ở các quốc gia Anh, Mỹ, Đan Mạch khi các quy tắc và tiêu chuẩn quy định khả năng trở thành công dân, xin giấy phép cư trú, giấy phép lao động của người di cư, sở hữu tài sản và điều hành doanh nghiệp, và tham gia trong đời sống chính trị lại có khuynh hướng gây nhiều khó khăn cho người thiểu số nhập cư [147].
Lập luận này có thể tìm thấy trong nghiên cứu của J. Collett [108] và B. Humphries [130] ở Anh khi quy định ở mục 55 của Đạo luật tị nạn năm 2002 có lẽ đã tạo ra mặt trái khi đẩy những người thiểu số tị nạn ở bên ngoài hệ thống phúc lợi xã hội, phân tán vào vùng nghèo khổ, không có việc làm bền vững và phù hợp.
Thực trạng này là tương tự với cộng đồng người Kalasha ở Pakistan khi phải đối mặt với những chính sách phát triển mang tính áp đặt do thiếu hiểu biết về tri thức bản địa của cộng đồng thiểu số về tài nguyên rừng đã gây xung đột và mâu thuẫn gây gắt giữa cộng đồng này với lãnh đạo địa phương như trong nghiên cứu “Tri thức bị vây hãm: quan điểm của những người nghèo khổ, cùng quẫn về việc quản lý và phát triển môi trường ở vùng Kalasha thuộc Pakistan” của Peter Parkers (2010) [40].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư cho thấy vấn đề về dân tộc là phức tạp, có đặc thù riêng của các quốc gia và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thể chế cầm quyền mà đại diện chủ yếu thuộc về các tộc người (hoặc chủng tộc) có dân số áp đảo. Bên cạnh những mặt tích cực, ở các quốc gia vẫn tồn tại những chính sách theo hướng không có lợi cho người thiểu số.
1.1.2. Những nghiên cứu về thực trạng sinh kế của lao động thiểu số nhập cư
Bên cạnh rào cản về chính sách xã hội (CSXH), định kiến xã hội là một trở ngại mà người thiểu số luôn gặp phải. Theo Tom G. Palmer (2014) trong tác phẩm “Hướng đến kỉ nguyên hậu nhà nước phúc lợi” hình ảnh người nhập cư bị bêu xấu một cách có hệ thống vì “họ ở đấy để lấy đi lợi ích phúc lợi của chúng ta” và thay vì chào đón người mới đến để tạo thịnh vượng, các đối tượng của nhà nước phúc lợi lại hành động để bảo vệ lợi ích phúc lợi của mình bằng cách loại trừ những người nhập cư tiềm năng và bêu xấu họ như thể “đám châu chấu và bọn cướp ngày” [39]. Cũng tương đồng ý tưởng trên, Jason L.Riley trong tác phẩm “Let them in: The case for open Borders” cũng cho rằng rất nhiều tuyên bố về người nhập cư thực tế là không chính xác, ví dụ như những người nhập cư ở Mỹ, ít nhất là những người điển hình trả cho các nhà nước phúc lợi dưới dạng thuế nhiều hơn những lợi ích họ nhận được và trong quá khứ đã từng đóng góp rất nhiều cho sự năng động của nền kinh tế và sự thịnh vượng của các xã hội mà họ di cư đến thông qua việc kiến tạo nên những doanh nghiệp mới [164].
Ở Thái Lan, nghiên cứu của R. Buergin (2000) cho thấy những sắc tộc khu vực rừng núi phía Bắc thường bị gán cho nhãn là những người buôn ma túy và phá rừng [98]. Ở Mỹ, kết quả nghiên cứu của R. Schaefer (2003) và Furman (2009) về người gốc Phi và gốc Mỹ La Tinh thường gặp phải định kiến trong công việc và nhận mức lương thấp hơn người da trắng [48], [119]. Ở Anh, Beth Humphries (2004) còn cho thấy những người thiểu số tị nạn, khi đã vượt qua những bài kiểm tra khắt khe về ngôn ngữ và lòng trung thành với nước Anh lại có thể phải đối diện với “đám mây” nghi ngờ họ liên quan đến khủng bố và tội phạm [130]. Thậm chí, Khan (2000) và John Collett (2004) còn cho biết nhân viên CTXH ở Anh được khuyến khích không xem người tị nạn như là một khách hàng [108], [137].
Ngay cả đối với nhân viên CTXH - những người mà giá trị nghề đã quy định họ phải vượt qua định kiến của bản thân, biết tự nhận thức mình và tôn trọng sự khác biệt của thân chủ nhưng ở Isarel trong nghiên cứu của Jaffe “Ethnic and minority groups in Israel: Challenges for social work theory, value and practice” lại cho thấy nhân viên CTXH sẵn sàng hỗ trợ thân chủ theo những khuôn mẫu do họ
định ra hoặc có xu hướng chấp nhận lối giải thích và can thiệp rập khuôn cho hành vi với những thân chủ có nguồn gốc khác nhau[134]. Theo Keadar (1978) nhận thấy rằng nhân viên CTXH của Israel có khi đưa ra những chiến lược can thiệp là như nhau với những thân chủ là người Ashkenazi hoặc Sepharadi [139].
Nghèo đói cũng là vấn đề của người thiểu số, những nghiên cứu về người thiểu số có nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh của Kurt C.Organista (2009), Prelow & Loukas (2003), Rich Furman và cộng sự (2009) cho thấy nghèo đói là thực trạng phổ biến của cộng đồng này [151],[163],[119] và không chỉ là người Mỹ gốc La tinh, người Mỹ gốc Phi cũng đối diện với đói nghèo. R.Schaefer chỉ ra rằng cứ 4 người da đen so với tỷ lệ 1/12 của người da trắng – đang trong cảnh nghèo đói [47]. Ở Anh, nghèo đói cũng là tình trạng phổ biến của người TSNC [88],[130]. Trình độ học vấn thấp và thiếu tay nghề dẫn đến thất nghiệp hoặc phải làm những công việc nặng nhọc là tình trạng chung của người thiểu số trên thế giới như ở Mỹ [47],[161], ở châu Âu [164], [178].
Sức khỏe cũng là một vấn đề đối với người thiểu số ở Mỹ [86], [123], [173] và tình hình này là tương tự tại New Zealand [99]. Đối với người Mỹ gốc châu Á, các nghiên cứu của Colette Browne & Alice Broderick (1994) và Ada C. Mui & Suk-Young Kang (2006) cho thấy họ thường gặp những vấn đề về bệnh lao, cao huyết áp, viêm gan hơn người Mỹ da trắng [109], [148]. Người gốc Châu Mỹ La tinh làm thuê trong nông nghiệp thì đối diện với tai nạn lao động như gãy xương, bệnh mãn tính hoặc các bệnh lây nhiễm do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, thuốc trừ sâu và điều kiện làm việc khắc nghiệt [154].
Ở Thái Lan, những người thiểu số ở vùng núi phía Bắc do chưa nhập quốc tịch nên không được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và thậm chí phụ nữ, trẻ em gái có thể là nạn nhân của buôn bán tình dục và bóc lột lao động [188]. Vấn đề sức khỏe còn có thể đến do tình trạng đối diện với bạo lực gia đình của nhóm phụ nữ thiểu số gốc Tây Ban Nha nhập cư ở Canada đang gặp phải trong nghiên cứu của Margot Breton (1999) [96]. Trong một nghiên cứu tổng quan về những rào cản sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người thiểu số ở các quốc gia khác nhau dựa trên 54 nghiên cứu về chủ đề này của Emmanuel Scheppers và cộng sự (2006) có
tiêu đề “Potential barriers to the use of health services among” đã chỉ ra rằng vấn đề về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến từ ba cấp độ cá nhân, mức độ cung cấp dịch vụ và cấp độ hệ thống y tế. Trong đó, ở cấp độ hệ thống đề cập đến chính sách, tổ chức và cấu trúc của xã hội [169].
Về những yếu tố tác động đến sinh kế của người thiểu số nhập cư (TSNC), tổng kết từ các nghiên cứu khác, Miriam Potocky – Tripodi trong tác phẩm “ Best practices for social work with refugees and immigrants” đã chỉ ra vốn con người (Human Capital); vốn xã hội (Social Capital); vốn tài chính (Financial Capital); thành phần hộ gia đình (Household Composition) và bối cảnh cộng đồng tiếp nhận (Community Contexts of Reception) là những yếu tố cần được xem xét [162].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu thực trạng sinh kế cho thấy rằng, sinh kế của người lao động TSNC ở các khu vực dù là khác nhau trên thế giới nhưng có điểm chung là gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro từ sức khỏe cho đến việc làm. Mặt khác, hình ảnh của LĐTS nhập cư dường như luôn gặp phải sự định kiến xã hội, thậm chí điều đó có thể đến từ chính nhân viên CTXH như nghiên cứu ở Israel. Một điều đáng lưu tâm là khi bàn về những yếu tố tác động đến sinh kế của LĐTS nhập cư, các tác giả thường đề cập đến vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính, thành phần gia đình và bối cảnh cộng đồng tiếp nhận. Đây là một gợi ý rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu đề tài này.
1.1.3. Nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ sinh kế đối với người nhập cư
Khi vấn đề về người thiểu số đã và đang trở thành vấn đề mang tính thời sự ở mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế như hiện nay thì CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế nói riêng và đời sống của người DTTS nói chung. Từ đó góp phần vào sự ổn định của xã hội [97],[102],[104],[118],[130],[147],[156].
Trong các nghiên cứu CTXH về LĐTS nhập cư, kết quả cho thấy rằng sự thành công của người nhập cư cũng phụ thuộc vào mức độ mà các điều kiện xã hội, kinh tế và các chính sách liên quan tạo điều kiện cho sự hội nhập của họ (Edmonston & Passel, 1994 dẫn lại theo Yolanda C. Padilla [154]). Vì vậy, cùng với sự hiểu biết về
kinh nghiệm nhập cư, khả năng của nhân viên CTXH cung cấp dịch vụ cho các gia đình di dân được xác định bởi bối cảnh chính sách mà họ hoạt động.
Ở tầm vĩ mô, Padilla (1997) John Collett (2004) Cox & Geisen (2014), Rich Furman và cộng sự (2014) đều thống nhất rằng CTXH phải đóng vai trò phản biện chính sách, đưa ra những đề xuất chính sách mới và biện hộ để dừng áp dụng thực hiện những chính sách không hữu ích [154], [108], [109], [119]. Ví dụ, chính sách về người nhập cư của bang Alabama ở Mỹ thể hiện trong đạo luật HB56 đã ảnh hưởng rất lớn đối với người nhập cư từ việc học hành của con cái đến việc tham gia các nghi lễ tôn giáo và nhân viên CTXH phải có nhiệm vụ phản biện lại chính sách này [109]. Thực tiễn ở Anh chỉ ra rằng chống áp bức được coi như một giá trị của CTXH được đề cập trong nghiên cứu của Wilson và Beresford [180], Dubois và các cộng sự [144] nhưng điều này lại mâu thuẫn với chính sách nhập cư của nước Anh khi nhập cư lại được coi như là một khu vực mà sự phân biệt đối xử được cho phép đối với những nhóm thiểu số tị nạn [108]. Vì thế nhân viên CTXH cần phải đoàn kết lại, phối hợp với các ngành khác và tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp trong xã hội, tham gia vào các tranh luận về các quan điểm liên quan đến chính sách này [128].
Đối với người TSNC, nhân viên CTXH nên trợ giúp khách hàng có được tình trạng nhập cư hợp pháp vì đây là bước đầu tiên trong việc đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ phúc lợi xã hội. Thứ hai, đa phần người nhập cư thường gặp rào cản về ngôn ngữ nên khó có thể tiếp cận chính sách nên nhân viên CTXH nên cung cấp thông tin và giới thiệu các dịch vụ một cách chính xác. Tiếp theo, nhân viên CTXH cần hỗ trợ khách hàng tìm kiếm những nguồn hỗ trợ phi chính phủ để đáp ứng nhu cầu của họ và gia đình [98], [118], [154].
Trong hỗ trợ sinh kế cho người TSNC, các nghiên cứu mà học viên tổng quan cho thấy rằng một trong những hỗ trợ quan trọng đối với nhóm này liên quan đến việc tìm kiếm việc làm. Bởi lẽ chỉ khi có việc làm thì họ mới có thể ổn định được cuộc sống của mình. Những chiến lược hỗ trợ này được thực hiện tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, chú trọng tăng cường vốn con người: bằng cách nâng cao trình độ tiếng Anh và giáo dục nghề nghiệp [102], [138], [150], [160]. Sử dụng các biện pháp can thiệp làm tăng kỹ năng tìm kiếm việc làm, khả năng làm
việc và duy trì việc làm. Với mục tiêu là làm sao họ có việc làm và tự túc được về kinh tế, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ có liên quan như: hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đào tạo công việc, tư vấn, hỗ trợ tự tạo việc làm, giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp [97], [159], [160].
Trong hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi làm việc với khách hàng có vấn đề về sức khỏe, nhân viên CTXH phải chú ý đến yếu tố văn hóa của khách hàng [90], [123], [143], [149], [151], [162] như những triệu chứng bệnh tật. Ví dụ, những bệnh liên quan do bị “gió” của người Việt, bệnh liên quan đến triệu chứng cân bằng thể dịch trong truyền thống của người Ấn Độ, bệnh liên quan đến tiêu hóa trong nền văn hóa Mexico (O’Cornor, 1998 dẫn lại theo Miriam Potocky – Tripodi [162]). Ngoài ra, nhân viên CTXH phải tạo được mối quan hệ nghề nghiệp cởi mở, tin cậy và hợp tác có tác động quan trọng đến mức độ thành công của sự trị liệu. Mức độ thành công này được đánh giá qua chất lượng đời sống sau điều trị, các triệu chứng bệnh tâm thần, thái độ hướng đến y tế và sự thỏa mãn điều trị (Robert Bland và các cộng sự, 2009). Ở một nghiên cứu khác, Volland và các cộng sự (1999), vai trò CTXH đối với sức khỏe của nhóm thiểu số được đề cập tới như sau: hướng tới tiếp cận nhóm trong thực hành; chú ý đến can thiệp ngắn và giải pháp tập trung điều trị; tăng nhu cầu và tầm quan trọng của quản lý hồ sơ; cần quan tâm hơn về kết quả điều trị của bệnh nhân và đánh giá của xã hội về dịch vụ công; tăng nhu cầu giáo dục bệnh nhân về bảo hiểm y tế và tài chính. Cuối cùng là nhấn mạnh vào nâng cao sức khỏe và can thiệp phòng ngừa [162].
Đối với nhân viên CTXH, khi làm việc với thân chủ là người LĐTS cần phải hiểu rò các khía cạnh tâm lý xã hội của nhập cư và ảnh hưởng của chúng đến sự hội nhập thành công của người nhập cư theo như những kết luận của Drachman [109], Padilla [153] và Doman Lum [140]. Trong một đúc kết của mình Harper và Lantz (1994) đề xuất những kỹ năng cần có của nhân viên CTXH khi làm việc với các nhóm thiểu số mang tính nhạy cảm liên quan đến văn hóa được dựa trên các giá trị nghề nghiệp mang tính cốt lòi bao gồm: Tôn trọng thế giới của khách hàng; nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin; thể hiện sự thu hút của người giúp đỡ như sự nhiệt tình, sự thành thật và sự đồng hành; những kỹ thuật được thiết kế nhằm trao