VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ANH VŨ
HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Công tác xã hội Mã số:
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến
2. TS. Hà Thị Thư
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Anh Vũ
LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến và TS. Hà Thị Thư đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi biết rằng, nếu như không có sự hỗ trợ về chuyên môn thì tôi sẽ không thể hoàn thành luận án này một cách tốt nhất có thể. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô, các cán bộ trong khoa Công tác xã hội của Học viện Khoa học Xã hội, các đồng nghiệp trong chương trình Công tác xã hội khoa Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. Với sự nỗ lực của bản thân, luận án được hoàn thành nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự động viên, góp ý của quý thầy cô, các bạn học viên để nghiên cứu được hoàn thiện.
Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2020
TÁC GIẢ
Lê Anh Vũ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ ... 31
2.1. Người lao động Khmer với vấn đề sinh kế 31
2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư 44
2.3. Khung phân tích 61
2.4. Tổ chức nghiên cứu 63
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 67
3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 67
3.2. Thực trạng về sinh kế của lao động Khmer nhập cư 70
3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho lao động Khmer nhập cư .. 83
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế 102
Chương 4: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 116
4.1. Sự cần thiết của ứng dụng phương pháp Phát triển cộng đồng 116
4.2. Khái niệm cộng đồng và phát triển cộng đồng 117
4.3. Nguyên tắc và tiến trình trong phát triển cộng đồng 121
4.4. Tiến trình ứng dụng phương pháp 122
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT | NGHĨA | |
1 | CSXH | Chính sách xã hội |
2 | CTXH | Công tác xã hội |
3 | DFID | The Department for International Development Bộ Phát triển quốc tế vương quốc Anh |
4 | LĐTS | Lao động Thiểu số |
5 | NVXH | Nhân viên xã hội |
6 | UBND | Ủy ban Nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chính Sách, Pháp Luật Đối Với Người Thiểu Số Nhập Cư
- Các Nghiên Cứu Về Chính Sách, Pháp Luật Đối Với Lao Động Thiểu Số Nhập Cư
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu 68
Bảng 3.2: Thời gian làm việc 71
Bảng 3.3: Mô tả về thu nhập và chi tiêu theo loại hình công việc (triệu đồng) 75
Bảng 3.4: Tỷ lệ người quen biết và người giúp đỡ 79
Bảng 3.5: Vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương trong hỗ trợ sinh kế 80
Bảng 3.6: Hoạt động hỗ trợ tâm lý 83
Bảng 3.7: Kiểm định mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tâm lý với loại hình công việc hiện tại 84
Bảng 3.8: Nguồn lực hỗ trợ về tâm lý 85
Bảng 3.9: Hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội 89
Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ hiệu quả hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội theo nhóm học vấn 89
Bảng 3.11: Hoạt động hỗ trợ thông tin 92
Bảng 3.12: Nguồn lực hỗ trợ thông tin 93
Bảng 3.13: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương .94 Bảng 3.14: Hoạt động hỗ trợ việc làm 98
Bảng 3.15: Nguồn lực hỗ trợ về việc làm 98
Bảng 3.16: Kiểm định phương sai giữa loại hình làm việc và mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ việc làm 100
Bảng 3.17: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm 103
Bảng 3.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý 106
Bảng 3.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ thông tin 108
Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội 110
Bảng 3.21: Kiểm định mối liên hệ giữa việc hiểu về nhu cầu và các đặc điểm nhân khẩucủa người trả lời 113
Bảng 3.22: Kiểm định mối liên hệ giữa việc biết tiếng Khmer và các đặc điểm nhân khẩu của người trả lời 114
Bảng 4.1: Đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng 124
Bảng 4.2: Xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm theo giới tính 129
Bảng 4.3: Nhu cầu liên quan đến sinh kế 129
Bảng 4.4: Xếp hạng ưu tiên các hoạt động cần triển khai 130
Bảng 4.5: Kế hoạch thực hiện 132
Bảng 4.6: Mức độ tham gia của cộng đồng 133
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1: Mô hình giải quyết vấn đề sử dụng cách tiếp cận “Con người trong môi trường” 56
Biểu đồ 3.1: Tình trạng công việc theo loại hình công việc 71
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về điều kiện sống theo địa bàn 78
Hình 3.1: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn
tỉnh Bình Dương 95
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ 124
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với 35.609 doanh nghiệp vốn trong nước với tổng vốn đầu tư 286.295 tỷ đồng và 3.471 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 31,75 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 63,87% - dịch vụ 23,94% - nông nghiệp 3,08% [4]. Đạt được kết quả như hôm nay là do trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa [188]. Với tốc độ phát triển nhanh, Bình Dương trở thành điểm đến thu hút một làn sóng người nhập cư từ khắp cả nước, từ nhân lực có trình độ cao đến lao động phổ thông. Trong dòng người di cư đến vùng đất này có không ít là lao động thiểu số đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018, hiện có khoảng 18.655 người là dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Bộ đang sinh sống và làm việc [79]. Trong tổng số đó, theo ước tính người lao động Khmer nhập cư chiếm đa số với khoảng 90%. Chính vì thế chúng tôi đã lựa chọn nhóm này làm khách thể nghiên cứu cho luận án của mình. Từ thực tế quan sát cho thấy, việc thay đổi về không gian sống và nghề nghiệp truyền thống sang không gian đô thị và công nghiệp đã tác động đáng kể đến sinh kế và phong tục tập quán của đồng bào Khmer. Trong quá trình thích ứng sinh kế, việc hòa nhập vào môi trường sống và môi trường làm việc mới với những khác biệt về giờ giấc, kỷ luật và cách thức làm việc là điều không hề đơn giản. Bên cạnh đó, những sự thay đổi về văn hóa, lối sống cũng đặt họ vào tình thế phải lựa chọn để có thể đảm bảo sinh kế là những vấn đề rất đáng được lưu tâm tìm hiểu.
Ở một khía cạnh khác, công tác hỗ trợ sinh kế cho lao động nhập cư tại Bình Dương cũng được Đảng bộ và chính quyền tỉnh quan tâm thông qua các chương trình tiêu biểu như chương trình “Bốn ổn định” (đời sống, sức khỏe, việc làm, nhà ở). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về hiện trạng tiếp cận phúc lợi của công nhân trên