Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch nhct Việt Nam - 4

Trong đầu năm 1999 sẽ triển khai nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu kho bạc Nhà nước làm tiền đề cho phát triển dịch vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trong tương lai gần. Góp phần tăng thêm thu nhập của Sở, ổn định đời sống CBCNV.

Mức thu từ dịch vụ hàng năm đạt 7 tỷ đến 8,3 tỷ chiếm 2% đến 3% tổng thu nhập. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên, uy tín của Sở giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước ngày càng được khẳng định và là một trong những chi nhánh có số lượng khách hàng lớn nhất, có nguồn vốn huy động dồi dào, tạo điều kiện để Sở giao dịch mở rộng hoạt động kinh doanh và đạt mức lợi nhuận lớn nhất so với các chi nhánh trong hệ thống NHCT.

2-/ Những hạn chế và nguyên nhân


2.1 Hạn chế:


Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì hoạt động dịch vụ của


Sở giao dịch còn bộc lộ một số hạn chế đó là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 36 trang tài liệu này.

- Các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa đa dạng: Các dịch vụ


Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch nhct Việt Nam - 4

mà Sở giao dịch thực hiện chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống

như thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu...

Ngay trong một loại hình dịch vụ cũng chưa đa dạng nhưng trong thanh toán: Các công cụ thanh toán còn chưa đa dạng, khách hàng chủ yếu vẫn dùng uỷ nhiệm chi để thanh toán, séc có phát triển như chiếm tỷ lệ thấp, các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán và hệ thống rút tiền tự động thì chưa có. Các công cụ trong thanh toán quốc tế cũng chưa đa dạng phong phú vẫn chủ yếu là dùng LC, chưa có những dịch vụ như trả tiền bằng điện thoại chuyển tiền nhanh quốc tế.

- Chưa có các dịch vụ mới để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng như dịch vụ thông tin, tư vấn, dịch vụ bảo quản ký gửi, dịch vụ trên thị trường chứng khoán...

- Chất lượng các dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn đối


với mọi đối tượng khách hàng.


Vì vậy Sở giao dịch mới chỉ giữ vững được khách hành truyển thể mà chưa khai thác hết những khách hàng tiềm năng. Và thu về dịch vụ ngân hàng hàng năm chỉ chiếm 2% đến 3% trong tổng thu nhập chưa tương xứng với tầm cỡ của Sở giao dịch.

2.2 Nguyên nhân:


a-/ Nguyên nhân chủ quan:


- Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên của NHCT Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch nói riêng còn nhiều bất cập nên đã gặp không ít khó khăn trong việc vận dụng kiểu thức mới vào giải quyết những nghiệp vụ cụ thể. Nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, không được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về thị trường, nhiều việc làm còn mang nặng kinh nghiệm của cơ chế cũ.

Nền kinh tế mở cửa sôi động rất cần một nguồn nhân lực có chất lượng nhưng thực tế hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng, lực lượng lao động nhiều nhưng vẫn thiếu những cán bộ chuyên môn giỏi, những cán bộ đảm đương được những công việc kinh tế đối ngoại hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới như trình độ ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu về luật pháp cũng như khả năng thu nhập phân tích sử lý các thông tin còn yếu kém.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ:

Trụ sở làm việc của Sở đã được cải tạo nâng cấp khang trang sạch đẹp nhưng với diện tích quá chật hẹp nên đã gây khó khăn trong việc bố trí bán quầy giao dịch cũng như xử lý thao tác nghiệp vụ. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật kỹ thuật cũng được NHCTVN đầu tư nâng cấp khá hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Sở tuy nhiên còn thiếu đồng bộ, mức tự động hoá chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Việc đầu tư cải tiến công nghệ thanh toán chưa đi đôi với việc cải tiến công nghệ hạch toán kế toán và với việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện công nghệ đó.

- Công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa được quan tâm thường xuyên.

Tại Sở hiện nay chưa có bộ phận Marketing trong hoạt động Ngân


hàng.


- Chất lượng một số nghiệp vụ khác của ngân hàng chưa cao thể


hiện:


+ Chất lượng tín dụng chưa tốt: biểu hiện ở lượng khách hàng mỏng hầu hết dư nợ tập trung ở một số khách hàng lớn như Tổng công

ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty điện lực, Liên hiệp xí nghiệp đường sắt,.... chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn yếu kém, một số cán bộ còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý nợ vay nên đã phát sinh khoản nợ vay không phát huy được hiệu quả, khó thu hồi nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, lãi cho vay không thu được.

+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do thiếu ngoại tệ để bán cho khách phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trả nợ vay ngân hàng, chưa đa dạng hoá các loại ngoại tệ cũng như đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng rất khiêm tốn thậm chí có năm còn bị lỗ như năm 1998.

+ Nghiệp vụ chiết khấu: mới ở bước sơ khai, chưa phát triển, mới thực hiện chiết khấu trái phiếu kho bạc Nhà nước mà chưa triển khai chiết khấu các giấy tờ có giá khác.

b-/ Nguyên nhân khách quan:


- Môi trường kinh tế xã hội:

Điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây hết sức khó khăn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra làm thu hẹp một khoảng thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác do sự mất giá của tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng hoá nước ta trở nên đắt giá so với hàng hoá của nước họ. Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế cũng theo đó mà suy giảm.

Sang năm 1997-1998 nền kinh tế nước ta xuất hiện những dấu hiệu trì trệ, tăng trưởng chậm lại. Vì vậy nước ta phải đối mặt với hai thách thức là cuộc khủng hoảng Châu á và sự suy giảm động lực phát triển.

Khu vực kinh tế Nhà nước chậm được xắp xếp lại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác trình độ dân trí chưa cao, người dân Việt Nam vẫn quen giao dịch mua bán bằng tiền mặt dù là những khoản tiền lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, kiểu thanh toán này đang chiếm một vị trí vững chắc trong tâm lí mọi người. Rất nhiều người chưa được biết và làm quen với các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Mặt khác thu nhập của người dân còn thấp, việc chuyển tiền lương của cán bộ công nhân viên vào tài khoản cá nhân cũng chỉ được ít ngày lại phải rút ra chi tiêu, từ đó nội dung kinh tế của việc mở tài khoản chưa thực hiện được. Một số hộ kinh doanh buôn bán lớn, những người có thu nhập cao lại sợ bị lộ bí mật kinh doanh, sợ bị đánh thuế doanh thu nên họ cũng không mở tài khoản để thanh toán qua ngân hàng.

- Môi trường pháp lý:


Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng còn bất cập và thiếu đồng bộ.

+ Đối với hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế: chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc,... Trong khi một số văn bản hiện hành thì sửa đổi bổ xung nhiều lần nên khó áp dụng, tính pháp lý chưa cao.

+ Các quy định và hướng dẫn phát hành sử dụng séc cá nhân của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước nảy sinh nhiều vấn đề như việc ký trước người nhận séc, qui định mức tiền bảo chi, việc uỷ quyền tài khoản,... đã làm giảm tính hấp dẫn của việc dùng séc.

- Môi trường cạnh tranh.


Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đó là Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Đầu tư và ngân hàng Công thương và gồm nhiều ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng Nước ngoài.

Các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam do hơn hẳn ngân hàng thương mại trong nước về vốn công nghệ, kinh nghiệm nên đã ngày một bành trướng thị phần tín dụng và giao dịch ngoại tệ. Nhiều tổng công ty lớn của Việt Nam đã chuyển sang quan hệ tín dụng và thanh toán với chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh thấp, vốn tự có của ngân hàng công thương hiện nay quá thấp, việc liên kết giữa các ngân hàng đồng tài trợ cho dự án chưa quen nên việc tài trợ cho những dự án lớn của Tổng công ty còn nhiều hạn chế.

Hoạt động của Sở giao dịch so với ngân hàng Ngoại thương một ngân hàng có bề dày trong công tác thanh toán quốc tế thì thanh toán quốc tế tại NHCTVN nói chung và Sở giao dịch nói riêng là một hoạt

động mới mẻ do vậy Sở giao dịch chưa thu hút được sự chú ý của các


doanh nghiệp trong nước cũng như của các ngân hàng Nước ngoài.

Xem tất cả 36 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí