Tính Công Khai Minh Bạch Trong Công Bố Thông Tin Theo Nguyên Tắc Thị Trường


quả nên mới đượccổ phần hóa, vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung cho sản xuất kinh doanh để đảm bảo chia lợi tức hàng năm và duy trì sự phát triển. Mọi hoạt động của công tác đoàn thể nói chung vẫn chỉ là hình thức.


Nguyên nhân của thực trạng trên

Doanh nghiệp sắp xếp lại bộ máy tổ chức, làm gọn nhẹ ở tất cả các khâu, dẫn đến dư thừa ra một số lượng lao động nhất định.

Trình độ của người lao động trước cổ phần hóa cơ bản còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất mới. Do đó, trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, để tạo động lực phát triển, thì việc buộc phải để số lượng lao động này nghỉ việc là điều không tránh khỏi.

Nhà nước hiện nay vẫn chưa có một quyết định chính thức nào về việc giải quyết lượng lao động dôi dư, hơn nữa, những trợ cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp để giải quyết vấn đề lao động dôi dư đã bị xóa bỏ cho nên vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp.

Đa phần lao động lâu năm tại doanh nghiệp, những người có quyền mua số lượng lớn cổ phần ưu đãi lại là công nhân nghèo, không đủ khả năng tài chính. Do đó, việc họ nhường lại quyền mua cổ phần ưu đãi – quyền lợi cơ bản của mình để đổi lấy một món tiền (giá trị tương đối lớn so với thu nhập bình quân của họ) là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước về việc mua cổ phần ưu đãi của người lao động thực ra là một bước thụt lùi so với trước đây. Trước khi nghị định 187/2004/NĐ-CP ra đời, theo quy định cũ, người lao động được mua cổ phần ưu đãi giảm 30% so với mệnh giá ban đầu, người lao động nghèo được mua chịu cổ phần theo giá ưu đãi, được hoàn trả trong 3 năm đầu và trả dần trong 7 năm tiếp theo mà không hề bị tính lãi. Theo nghị định 187/2004/NĐ-CP thì người lao động sẽ được mua cổ phần với giá ưu đãi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

giảm 40% so giá bình quân cổ phần được bán đầu giá, chứ không phải mệnh giá ban đầu. Điều này có nghía là, nếu giá cổ phần được bán đấu giá càng bị đẩy lên cao, thì khả năng mua được cổ phần của người lao động càng hạ xuống thấp. Nghị đinh 109/2007/NĐ-CP vẫn giữ nguyên phương pháp tính giá ưu đãi này, chỉ nâng mức ưu đãi giảm giá lên 60%. Do vậy, về cơ bản, người lao động có thu nhập thấp vẫn không có khả năng mua được cổ phần, vì thế, họ đã ngầm chuyển nhượng sự ưu đãi này cho người khác.‌

IV. TÍNH CÔNG KHAI MINH BẠCH THEO NGUYÊN TẮC THỊ TRƯỜNG

Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 8

1. Tính công khai minh bạch trong công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường

Giai đoạn trước cổ phần hóa, vấn đề công khai hóa thông tin, đặc biệt là thông tin về hoạt động tài chính của công ty, hoàn toàn không được đề cập tới. Hầu hết các thành viên trong doanh nghiệp đều rất khó tiếp cận với những thông tin này do đã quen với hiện tượng: số liệu kế toán tài chính là thông tin bất khả lộ, chỉ có Phòng Tài chính kế toán và Ban giám đốc mới được quyền biết, nếu có thành viên nào muốn tiếp cận với số liệu trên phải được sự cho phép của ban giám đốc. Các thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán tài chính được giữ bí mật là một hiện tượng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa.

Sau cổ phần hóa, tình hình này đã được cải thiện phần nào, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cổ phần đã tiến hành niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hay Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, thì việc công bố thông tin này là bắt buộc. Tuy nhiên các thông tin này lại thường thiếu sự minh bạch, không ai kiểm chứng (ngoại trừ thông tin về tài chính kế toán cuối năm có chứng nhận của công ty kiểm toán) và đôi khi được đưa ra hoàn toàn để phục vụ muốn chủ quan của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thiếu tính khách quan, trung thực cần có trong công bố thông tin.


Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa còn lại thì hiện tượng bưng bít thông tin giống như giai đoạn trước cổ phần hóa vẫn còn rất phổ biến.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp sau cổ phần tránh né, không muốn công bố thông tin minh bạch, trong đó, nổi bật lên ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hiện tượng bưng bít thông tin xuất phát từ ý thức giấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo các cơ quan quản lý nhà nước và Ban quản lý các công ty thì việc công khai hóa thông tin, mà ở đây là thông tin tài chính, sẽ cho khách hàng biết được lợi nhuận của doanh nghiệp, họ sẽ ép giá bán hàng và như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến việc làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp. Một vấn đề đặt ra là nếu công ty không thực hiện việc công khai hóa thông tin minh bạch thì quyền lợi của cổ đông (nhà đầu tư) làm sao được đảm bảo, đặc biệt là trong trường hợp của công ty cổ phần khi mà tồn tại sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước hiện nay vẫn thiếu một cơ chế kiểm định các thông tin do doanh nghiệp cung cấp ra ngoài và chế tài xử phạt rõ ràng, nghiêm minh đối với các doanh nghiệp không cung cấp, chậm cung cấp không có giải trình hay cung cấp sai thông tin so với thực tế. Điều này đã dẫn tới hiện tượng nhiều doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch, thậm chí còn sửa chữa thông tin trong bản báo cáo tài chính, bóp méo sự thật về tình hình kinh doanh của công ty.

Thứ ba, lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hiện nay hầu hết đều nắm trong tay một lượng cổ phần lớn, do đó, đối với các thông tin được công bố ra bên ngoài, nhiều khi trái với sự thật vẫn được họ cho công bố ra ngoài nhằm phục vụ mục đích cá nhân. Đây là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam khi nhà nước chưa ban hành các cơ chế kiểm định tính chính xácthông tin và chế tài xử phạt tương ứng. Vì lợi ích của cá nhân mình,


Ban lãnh đạo doanh nghiệp đôi khi không ngần ngại “làm” ra những tin tốt về doanh nghiệp, nhằm đẩy giá cổ phần của công ty trên thị trường tăng lên, thu lợi lớn cho bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp ra sao khi sự thật này bị vạch trần.

2. Hiện tượng mập mờ tư nhân hóa - cổ phần hóa và sự phân hóa giàu nghèo trong chính nội bộ doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, do một bộ phận người lao động chưa nhận thức hết được quyền lợi của cổ đông nên đã sớm bán cổ phần của mình. Làm như vậy, không những người lao động đánh mất quyền lợi và lợi ích lâu dài của mình mà còn tạo điều kiện cho một số cá nhân mua gom cổ phần với mục đích thâu tóm công ty, biến công ty cổ phần thành công ty tư nhân. Để hạn chế tình trạng này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX, Về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khẳng định: "Cần phải có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi". Thể chế hóa vấn đề này, Nghị định 64/CP quy định "Người lao động mua cổ phần ưu đãi không được chuyển nhượng trong 3 năm đầu kể từ khi mua. Trường hợp đặc biệt khi cần chuyển nhượng trước thời hạn phải được hội đồng quản trị công ty cổ phần chấp nhận". Nhờ đó, nhiều công ty cổ phần ổn định, giảm hẳn hiện tượng ngấm ngầm tranh giành, thâu tóm công ty. Người lao động giữ được cổ phần nên đã phát huy tốt quyền làm chủ của mình để tham gia quản lý công ty, yên tâm làm việc, gắn bó quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với công ty. Người lao động và các công ty cổ phần đều mong muốn nghị định này được duy trì. Nhưng, Nghị định 187/2004/CP đã bỏ quy định này, tạo kẽ hở cho việc thâu tóm cổ phiếu. Trong cùng một công ty, có người lao động (chủ yếu là cán bộ quản lý, điều hành công ty) sở hữu số cổ phần giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng có tới 26% số người lao động không có cổ phần, 41% số người lao động chỉ sở hữu số cổ


phần có giá trị dưới 10 triệu đồng [9]. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về thu nhập từ cổ tức, khiến sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng tăng, có nguy cơ biến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành tư nhân hóa, trái với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX, đã xác định.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thu nhập người lao động còn thấp không đủ tiền mua cổ phần, hơn nữa do sự kém hiểu biết về lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu, trở thành cổ đông trong công ty, dẫn đến tình trạng “bán lúa non” tạo điều kiện cho ban lãnh đạo doanh nghiệp vơ vét cổ phần, biến “cổ phần hóa” thành “tư nhân hóa”.


CHƯƠNG III‌‌


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CỔ PHẦN HÓA TRONG CẢI TỔ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


I. ĐỊNH HƯỚNG CỔ PHẦN HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CŨNG NHƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỔ PHẦN

1. Định hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chính phủ từ năm 2006 - 2010

Được triển khai từ năm 1992, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Đa số các doanh nghiệp sau khi đã thực hiện cổ phần hoá có hoạt động tốt hơn, lợi nhuận sau thuế tăng cao. Cũng kể từ đó, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ngày càng được hoàn thiện. Trên cơ sở các văn bản được Chính phủ ban hành, việc xây dựng đề án tổng thể và triển khai sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện một cách vững chắc. Tính riêng trong giai đoạn 2001-2005, đã sắp xếp được 3.590 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 2.347 doanh nghiệp nhà nước.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Việt Nam đã xác định cần đẩy mạnh hơn nữa công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, phương hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 là: tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý làm cơ sở để đẩy


mạnh sắp xếp và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục thực hiện kế hoạch sắp xếp, trọng tâm là cổ phần hoá. Tập trung chỉ đạo cổ phần hoá các doanh nghiệp quy mô lớn, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng thương mại. Công khai tài chính. Kiên quyết thực hiện cổ phần hoá theo nguyên tắc thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thực hiện kiểm toán tất cả các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước. Kiên quyết sắp xếp lại những doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả.

Cũng theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, trong năm 2007 Việt Nam sẽ cổ phần hoá khoảng 600 doanh nghiệp nhà nước, gồm cả các tổng công ty, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp hoạt động công ích và đưa khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá niêm yết thị trường chứng khoán. Phấn đấu đến cuối năm 2009 hoàn thành việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Một số ít còn lại chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động công ích và một số tập đoàn, tổng công ty mạnh sẽ tiếp tục cổ phần hoá vào các năm tiếp theo. Trong giai đoạn tới, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có một số điểm mới đáng chú ý, đó là:

Thứ nhất, đối với các công ty Nhà nước độc lập thuộc các Bộ, địa phương được triển khai như sau: Một là, đối với các doanh nghiệp kinh doanh (chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô không lớn, không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần) , sẽ tiến hành cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh, kể cả doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn khó khăn. Những công ty không còn vốn Nhà nước thì sẽ bán. Nếu không bán được thì giải thể, trường hợp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì cho phá sản. Hai là, đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, sẽ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công


ích. Thực hiện cổ phần hoá theo hướng, trước mắt Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ đảm bảo hàng hải, quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, cảng hàng không, vận tải hàng không. Cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc chỉ nắm giữ cổ phần ở mức thấp (dưới 35%) tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ, dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt tại các đô thị, sản phẩm phim truyện, quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ. Ba là, đối với nông, lâm trường, nếu nông, lâm trường làm nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu thì sẽ chuyển hẳn sang sản xuất và hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự hỗ trợ cần thiết và có điều kiện của Nhà nước. Những nông, lâm trường tuy đã chuyển sang kinh doanh nhưng còn phải đảm nhận một phần chức năng xã hội, an ninh quốc phòng, thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ thích hợp. Tiếp tục giữ lại hoặc thành lập mới những nông trường ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có yêu cầu phục vụ cho định canh, định cư, an ninh, quốc phòng. Trên cơ sở định hướng trên, các nông, lâm trường tiếp tục giữ lại phải chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hoá các cơ sở chế biến; số còn lại chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu hoặc thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.

Thứ hai, đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Có thể nói đây là khâu đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đổi mới quản trị công ty, cải cách hành chính, góp phần phòng và chống tham nhũng có hiệu quả. Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty được Nhà nước giao quản lý, khai thác và phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia, làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô. Những tổng công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022