Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 11


- Thay đổi quan điểm sử dụng lao động: chỉ có thể sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc, theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng phù hợp với Bộ Luật lao động và Luật doanh nghiệp.

Trên cơ sở nguyên tắc này, các CTCP sau CPH cần đẩy mạnh rà soát, tiến hành xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bộ phận. cá nhân; bố trí lại lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ năng lực của từng người. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động.

Nếu tại thời điểm CPH các CTCP làm đúng ngay từ đầu thì họ sẽ cơ cơ hội có một đội ngũ lao động quản trị và sản xuất phù hợp, tạo tiền đề phát triển ngay từ đầu. Còn nếu vẫn làm như từ trước tới nay ta vẫn làm các CTCP sau CPH sẽ lập tức phải lo ngay đến việc sắp xếp lại lao động và chắc chắn quá trình “giống DNNN” lại vẫn tiếp tục diễn ra.

3. Hoàn thiện chính sách đối với người lao động

3.1 . Nhà nước và doanh nghiệp cùng kết hợp đê giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần

Một việc cần thực hiện ngay trong tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước là phân loại lao động dôi dư trong DN. Việc xây dựng tiêu chuẩn phân loại lao động dôi dư là quan trọng nhất, nhất thiết phải đảm bảo tính khoa học, dân chủ và công khai.

Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh hệ thống chính sách đối với lao động dôi dư heo qui định của Nghị định 41/2002/NĐ-CP cần đưa ra chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc làm như chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ vay vốn để tự tạo việc làm từ quĩ quốc gia giải quyết việc làm. Đồng thời, cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu hiện tại và tuơng lai.

Đối với bản thân doanh nghiệp, bên cạnh ngoài việc trông chờ vào sự chỉ đạoc của nhà nước, cũng cần có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với bộ


phận lao động dôi dư này. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên trích một phần thặng dư vốn sau phát hành cổ phần lập các quỹ dự phòng, quỹ hộ trợ... làm ngân sách để đào tạo lại, nâng cao tay nghề của người lao động, giảm bớt lượng lao động dôi dư, hoặc trợ cấp cho họ tìm công việc mới phù hợp với trình độ và năng lực của mình.

3.2. Tăng cường đạo tạo và xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những lao động đang làm việc trong doanh nghiệp

3.2.1. Đẩy mạnh chiến lược đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực

Để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần có một chiến lược đào tạo và đào tạo lại không ngừng để trình độ người lao động bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ sản xuất và khoa học kỹ thuật.

Phát huy sâu rộng phong trào học tập, nhất là phong trào tự học trong đội ngũ những người lao động, biến việc học trở thành việc suốt đoiừ của mỗi người, đẻ người lao động có được tri thức thực sự và làm chủ công việc thuộc lĩnh vực mình được giao.

Thường xuyên tiến hành công việc bồi dướng, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, phải xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ cán cốt cho doanh nghiệp, lựa chọn đúng người có đức có tài và có sức khỏe, có tâm huyết với sự phát triển của sự nghiệp chung vào những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.

3.2.2. Cần nâng cao nhận thức của người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công ty cổ phần

Đẩy mạnh tuyên truyền về những quyền lợi mà người lao động có được khi sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, tránh do thiếu hiểu biết, người lao động bán lúa nonquyền mua cổ phần ưu đãi của mình cho người khác, đánh mất quyền lợi cơ bản nhất của mình quyền làm chủ trong doanh nghiệp sau cổ phần.


3.2.3. Phát huy quyền dân chủ của người lao động trong công ty cổ phần

Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đều xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở theo Nghị định 07/1999/NĐ-CP ra ngày 13/02/1999 của Chính phủ, tổ chức đại hội công nhân viên chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước, tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo Luật thanh tra. Khi chuyển thành công ty cổ phần, tất cả các hình thức nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho người lao động trên đều không còn. Vì vậy, chỉ có người lao động là cổ đông mới được dự đại hội cổ đông. Người lao động không phải là cổ đông, hoặc là cổ đông nhỏ không được tham gia đại hội cổ đông và cũng không có bất kỳ một diễn đàn hay hình thức dân chủ nào để họ được biết, được bàn, được tham gia những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Do đó, cần có một quy định về hình thức phát huy quyền dân chủ của người lao động trong công ty cổ phần.

3.2.4. Nâng cao vai trò của các đoàn thể, Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong doanh nghiệp sau cổ phần

Về mặt pháp lý, công đoàn là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại công ty cổ phần. Nhưng trong thực tế, tại các công ty cổ phần nói chung và các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa nói riêng, công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác ít phát huy được vai trò của mình. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối thì công tác đoàn thể ở nhiều nơi chỉ mang tính thức. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với khi là doanh nghiệp nhà nước. Cần có cơ chế để công đoàn cũng được tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty cổ phần, nhằm phát huy tố và nâng cao hiệu quả của vai trò là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích người lao động, góp phần tích cực phát triển doanh nghiệp.


4. Tạo lập hệ thống thông tin đáng tin cậy, tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin

Thông tin là điều kiện để ra quyết định quản trị. Vì vậy, có đủ thông tin đáng tin cậy là rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi còn là doanh nghiệp nhà nước việc tổ chức hệ thống thông tin mang nặng tư duy tổ chức thông tin trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, không phù hợp với cơ chế thị trường.

Công ty cổ phần sau cổ phần hóa phải tổ chức lại hệ thống thông tin với 2 loại:

- Thông tin đối ngoại do kế toán tài chính cung cấp, đúng các quy định về kế toán tài chính.

- Thông tin ra quyết định quản trị hay gọi là thông tin đối nội do quản trị cung cấp theo đúng nguyên tắc kế toán quản trị.

Mặc khác, một trong những lợi thế của mô hình công ty cổ phần là khả năng huy động vốn linh hoạt, thu hút tích tụ được nguồn vốn của toàn xã hội. Song muốn huy động được vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà đầu tư, đặc biệt khi các giao dịch huy động vốn được thực hiện ở thị trừờng chnứg khoán. Các nhà đầu tư cần nắm chính xác tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. trong đó, điều kiện về việc phải cung cấp thông tin rõ ràng và tin cậy về tài chính doanh nghiệp, bảng cân đối tài sản, cân đối thu chi cần được kiểm toán độc lập và các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bắt buộc. Do vậy, các công ty hậu cổ phần hóa cần phải thiết lập hệ thống thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn thông tin này tới công chúng. Các thông tin tài chính phải được công khai đúng thời gian, chính xác và minh bạch.

Ngoài ra, để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong công bố thông tin, Nhà nước cần có phương thức quản lý về công bố thông tin với chế tài xử phạt nghiêm minh trong trường hợp doanh nghiệp hay cá nhân cố tình tung tin


đồn thất thiệt nhằm mục đích tư lợi cho bản thân, ảnh hưởng xấu hoặc làm phương hại đến lợi ích của tổ chức hay các cá nhân khác.


KẾT LUẬN


Kể từ giữa năm 1992, từ khi có chỉ thị 202 CT - HĐBT về “Thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần” cho đến nay, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã tiến hành được 15 năm. Dựa trên những kết quả mà cổ phần hóa mang lại như: cải thiện rõ rệt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm ổn định và nâng đời sống người lao động, giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà nước khi tiến hành cổ phần các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thúc đẩy sự tách bạch giữa chứa năng quản lý hành chính và quản lý kinh tế của nhà nước, làm minh bạch hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán tại Việt Nam phát triển..., có thể khẳng định, cổ phần hóa đã chứng tỏ được ưu thế của nó, là phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất trong cải tổ các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Tuy vậy, trong công tác triển khai cũng như kết quả đạt của được của cổ phần hóa còn tồn tại nhiều thiếu sót, đôi khi nảy sinh các vấn đề nghiêm trọng như: nguy cơ chệch hướng cổ phần hóa như cổ phần hóa biến thành “tư nhân hóa”, vấn đề người lao động dôi dư, sự phân hóa giàu nghèo... Có thể nhận thấy, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ cả hai phía nhà nước và doanh nghiệp. Từ phía nhà nước, hệ thống các văn bản hướng dẫn, cũng như kiểm định hiệu quả cổ phần hóa chưa hoàn chỉnh hay chưa được ban hành; cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần, xử lý vấn đề lao động dôi dư còn nhiều điều bất cập; về phía doanh nghiệp: các cơ chế về quản lý, tổ chức nhân sự... chưa được đổi mới đã kìm hãm phần nào sự phát triển của công ty.

Để giải quyết triệt để vấn đang đặt ra, nhằm hoàn thiện hơn nữa cổ phần hóa, thực sự nâng cao hiệu quả của phương pháp cổ phần cần có sự phối


hợp nhịp nhàng giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa quản lý vĩ mô và vi mô; đồng thời phải không ngừng tiến hành kiểm nghiệm lại quá trình cổ phần hóa sau mỗi giai đoạn, nhằm đúc rút ra bài học, làm cơ sở để từ đó điều chỉnh lại phương pháp cổ phần hóa, để cổ phần hóa thực sự phát huy được vai trò của mình trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước, đi đúng theo những mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.


Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tài liệu có liên quan, đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Yến, em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, Khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế để hoàn thiện hơn nữa Khóa luận này./.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2007.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Thị Thủy (2003) Bàn về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước với thì trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số

1+2, tr.82-83.

2. Hồ Xuân Hùng (2005) Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

phương hướng và giải pháp, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 5 (12/2006)

3. Lý Minh Khải (2007) Nhìn lại tiến trình cổ phần hóa Doanh

nghiệp nhà nước qua số liệu điều tra 2001 – 2005, website Tổng cục Thống kê ngày 17/09/2007

4. Trần Tiến Cường (2006) Hậu cổ phần hóa: phần chìm của

tảng băng, Tạp chí Tài chính số 9, 2006, tr.26-28

5. Trần Việt Hưng (2006) Kết quả sắp xếp, đổi mới. phát triển Doanh nghiệp nhà nước và phương hướng nhiệm vụ 2006 – 2010, Tạp chí Kinh tế dự báo số 10, 2006, tr.7 – 14.

6. Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước – hệ thống các văn bản pháp quy, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

7. Báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới DNNN toàn quốc ngày 15 - 16/3/2004

8. Những cái được sau CPH – Báo “Công nghiệp”, số ra ngày 26/09/2005

9. Người lao động có bao nhiêu cổ phần – Báo “Lao động” số 227 ngày 18/08/2006

10. Malcolm Gillis, Dwight H.Perkins, Michell Roemer, Dorald R.Snodyrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, Viện Nghiên cứu

quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022