Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 10


1.5. Nâng cao chất lượng của các quyết định đầu tư

Tổ chức đội ngũ những người thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư để bảo đảm tính hiệu quả chính xác của quyết định đầu tư.

Trong thẩm định dự án đầu tư hay danh mục đầu tư, cần tính toán đến các yếu tố như: chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra, lợi về thuế của vốn nợ và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư. Từ đó, lựa chọn ra suất chiết khấu (đối với dự án đầu tư mới) hay tỷ suất sinh lời cần thiết (đối với danh mục đầu tư) để tính toán mức độ rủi ro và hiệu quả sinh lời của dự án.

Áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp thẩm định dự án khoa học, hiện đại kết hợp với môi trường kinh tế - chính trị cụ thể tại Việt Nam để đề ra một phương pháp thích hợp nhất.

1.6. Hoàn thiện cơ cấu cung cấp thông tin và các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh

Quy định của thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chế độ chính sách cho doanh nghiệp sau chuyển đổi. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin doanh nghiệp thuộc các cơ quan kế hoạch và đầu tư để kết hợp đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hoá và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

- Giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến quy trình cổ phần hoá để giả đáp các vướng mắc của doanh nghiệp trong và sau cổ phần hoá.

- Phát triển một số tổ chức chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, đầu tư cổ phần, bao gồm: tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá, dịch vụ phát hành cổ phiếu mới, chuyển nhượng cổ phần, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, xây dựng điều lệ công ty cổ phần, môi giới vay vốn đầu tư cổ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

phần, tư vấn quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá, dịch vụ liên quan đến cổ đông như tổ chức Đại hội cổ đông, tư vấn lập và hoạt động các ban chức năng của công ty cổ phần, phân chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần

2. Hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước, kết hợp áp dụng phương pháp quản trị hiện đại trong quản lý nội bộ doanh nghiệp

Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 10

2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước


2.1.1. Giảm bớt lượng cổ phần khống chế của nhà nước trong doanh nghiệp Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đến

thời điểm 06/2006 có khoảng 30% doanh nghiệp cổ phần hóa có tỷ lệ vốn nhà

nước lớn hơn 50%. Tỷ lệ này đang kìm hãm đà phát triển của nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

Sở hữu nhà nước thấp hơn 51% không có nghĩa là nhà nước mất quyền kiểm soát doanh nghiệp, bởi nếu vẫn nắm giữ vai trò cổ đông chi phối thì vẫn kiểm soát được. Do đó, vấn đề là chúng ta có thật sự cần thiết để một doanh nghiệp nào đó có hơn 51% vốn thuộc sở hữu của nhà nước hay không. Và ngay cả trong trường hợp việc chiếm giữ đa số đó là cần thiết, vẫn cần một lộ trình rõ ràng về cơ cấu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Cần nhận thứ rõ rằng, với việc nhà nước vẫn giữ tỷ lệ 51% hoặc hơn nữa ở doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hóa, thì việc đưa công nghệ và kỹ năng quản lý điều hành hiện đại, đặc biệt là quản trị rủi ro vào những doanh nghiệp này sẽ có khả năng gặp nhiều khó khăn hơn trong khi quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một nhanh ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân.

Mặt khác, nhà đầu tư bao giờ cũng muốn nắm giữ nhiều hơn ở những doanh nghiệp hoạt động tốt, đó là nguyện vọng chính đáng. Như vậy, tình trạng tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao không thể kéo dài mãi được. Hơn nữa, nguyện vọng chính đáng này của nhà đầu tư cũng tạo tiền đề cho việc đẩy


mạnh xã hội hóa đầu tư và huy động mọi nguồn lực để phát triển thị trường vốn của đất nước.

Thêm vào đó, do khả năng quản lý vốn của cơ quan chủ quan nhà nước còn hạn chế, không bao quát hết lượng vốn nhà nước quá lớn trong doanh nghiệp, do đó, hiện tượng thất thoát vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích sau cổ phần, thậm chí còn làm cho nhà nước thiệt hại nhiều hơn về mặt kinh tế.

Vì vậy, việc giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là một biện pháp cấp thiết không chỉ để nâng cao năng lực quản lý của nhà nước mà còn nâng cao khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước

Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng Chính phủ thống nhất quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp thông qua các Tập đoàn kinh tế và các Tổng Công ty nhà nước sẽ là đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hoá và thực hiện quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp này.

Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá gắn với xoá bỏ cơ chế chủ quản thông qua việc kiên quyết thực hiện tách bạch quản lý nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh, thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn về SCIC và tạo điều kiện để SCIC tham gia quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đổi mới cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau chuyển đổi. Trong thời gian tới, SCIC cần phải phân loại, xây dựng lộ trình và kế hoạch bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã tiếp nhận, tập trung nguồn vốn đầu tư vào những dự án, công trình trọng điểm của quốc gia.


Tập trung nguồn thu từ cổ phần hoá các doanh nghiệp về Quỹ sắp xếp của Chính phủ tại Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư, xử lý các vấn đề về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp (không chỉ cổ phần hoá mà cả giao, bán, giải thể, chuyển đổi các nông, lâm trường quốc doanh) và đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở lớn, trọng điểm của Chính phủ (có tính đến việc thu hồi vốn đầu tư) để thực hiện chủ trương phân bổ lại và phát triển kinh tế cac vùng, miền, đảm bảo sự phát triển cân đối và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững của cả nền kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về kinh tế.

Nghiên cứu cho phép thành lập một tổ chức chuyên trách, có đủ thẩm quyền giúp Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp trong giai đoạn tới và về lâu dài sẽ là cơ quan quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước (gồm cả SCIC).

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, người lao động và nhà đầu tư. Nghiêm khắc xử lý các trường hợp cố tình vi phạm chính sách chế độ về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, trì hoãn hoặc gây cản trở đến công tác chuyển đổi cũng như cố tình vi phạm các quy định có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp.

2.2. Áp dụng phương pháp quản trị hiện đại trong nội bộ doanh nghiệp


2.2.1. Nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền


hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty. Đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khối doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là sự hình thành các công ty lớn, Quản trị Doanh nghiệp, công cụ giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý, sẽ là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị doanh nghiệp” vẫn còn rất mới mẻ. Theo một điều tra trên 85 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam do Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC thực hiện, chỉ có 23% số người được hỏi cho rằng các doanh nhân ở Việt Nam đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Nhiều giám đốc được phỏng vấn vẫn còn lẫn lộn giữa quản trị doanh nghiệp với quản lý tác nghiệp như: điều hành sản xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự, v.v...

Từ thực tế trên, có thể nhận thấy tính cấp thiết phải nâng cao nhận thức của đội ngũ quản trị về vai trò quan trọng của quan trị doanh nghiệp, đồng thời phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận với quản trị doanh nghiệp hiện đại. Để thực hiện điều này, ngoài việc Nhà nước thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao về quản trị doanh nghiệp, thì bản thân lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, chủ động tự tìm hiểu, không ngừng học hỏi, để nâng cao khả năng lãnh đạo của mình, xứng đáng là người đứng đầu dẫn dắt hoạt động của cả doanh nghiệp.


2.2.2. Đổi mới bộ máy quản trị

Để tiến hành đổi mới bộ máy quản trị một cách thành công, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Phát triển nguồn nhân lực quản lý có chất lượng cho các công ty cổ phần hoá.

- Nâng cao vai trò quản lý của HĐQT, cần tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên HĐQT, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có cổ phần nhà nước chiếm tỷ lệ cao. Cần chú ý là trong các thông lệ về quản trị doanh nghiệp trên thế giới, vấn đề tiêu chuẩn thành viên HĐQT luôn là ván đề được quan tâm hàng đầu, nhất là các công ty cổ phần hình thành từ DNNN.

- Bổ sung các quy định về thành viên độc lập trong các HĐQT của doanh nghiệp cổ phần hoá, nhất là trong điều kiện nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá nói riêng và công ty cổ phần nói chung được tổ chức theo mô hình kiêm nhiệm giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc công ty.

- Quy định cụ thể về quy chế triệu tập các cuộc họp của HĐQT, trong đó mở rộng đối tượng có thêm quyền (ngoài Chủ tịch HĐQT ) bởi vì trong thực tế ở những công ty cổ phần có nhiều “ lộn xộn” thời gian qua, hiện tượng phổ biến là chủ tịch đã trì hoãn hoặc từ chối triệu tâp HĐQT ngay cả khi có yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn của việc này là các thành viên không có cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị công ty. Còn nếu Chủ tịch HĐQT kiêm luôn vai trò của người đại diện theo pháp luật (Giám đốc) thì chức năng của HĐQT không được đảm bảo, v.v.

- Quy định cụ thể vấn đề uỷ quyền chủ sở hữu. Đối vớ các công ty cổ phần lớn hoặc các công ty cổ phần có vốn nhà nước (hình thành từ cổ phần hoá DNNN), tình trạng phổ biến là người trực tiếp thực hiện các quyền cổ


đông không phải cổ đông thực sự, mà chỉ là người đại diện. Người đại diện có thể được chỉ đạo và giám sát chặt chẽ từ cổ đông thực sự, nhưng cũng có thể không, dẫn đến tình trạng người được uỷ quyền lạm dụng vì mục đích tư lợi. Vì vậy, các văn bản pháp quy cần dự liệu các tình huống này.

- Có các quy định cụ thể để hạn chế những bất ổn và vướng mắc do tình trạng can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước bên ngoài vào công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước.

- Để các CTCP sau CPH có được sự đổi mới và tiếp tục phát triển cần đổi mới từ đội ngũ lãnh đạo. Muốn vậy, cần xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cần thiết đối với từng chức danh quản trị.

- Mạnh dạn áp dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành.

- Cần xây dựng qui chế về bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ phù hợp với Điều lệ CTCP.

2.2.3. Hoàn thiện quy định về quyền lợi của cổ đông, tăng tính hiệu quả trong hoạt động của hội đồng cổ đông

Tăng cường tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp cổ phần hoá về quyền của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty; trình tự thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty nhằm làm cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông là người lao động nắm được các quy định pháp lý tránh tình trạng xung đột trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm chủ “hình thức” hoặc “ sai lệch vị trí” của người lao động và các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp sau chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi đảm bảo các quyền của các cổ đông trong các doanh nghiệp cổ phân hoá, nhất là cổ đông là người lao động và các cổ đông thiểu số, như:


+ Bảo đảm tối đa quyền được cung cấp thông tin của các cổ đông, bổ sung các quy định cụ thể bảo đảm cho các cổ đông được quyền tiếp cận tất cả các thông tin, hồ sơ, tài liệu của công ty; được đảm bảo quyền xem xét sổ sách kế toán, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, HĐQT.

+ Cụ thể hoá các quy định về quyền của các cổ đông thiểu số trong đề cử người vào HĐQT, Ban Kiểm soát và quyền triệu tập Đại hội cổ đông, nhất là quy định về nguyên tắc xác định số người mà họ được cử, cũng như hình thức và nội dung của việc yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông nhằm bảo đảm các quyền này có thể thực thi có hiệu quả trong thực tế.

+ Bổ sung cơ chế uỷ quyền biểu quyết nhằm tạo điều kiện tập trung lượng phiếu nhất định cho những quyết định tại Đại hội đồng cổ đông trước áp lực của các cổ đông đa số (ví dụ cổ đông nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn chi phối của nhà nước).

+ Nâng cao tỷ lệ thông qua quyết định tại Đại hội đồng cổ đông để giảm khả năng thao túng củacác cổ đông lớn.

+ Cụ thể hoá hơn nữa các quy định về biểu quyết bằng văn bản nhằm giảm thiểu tình trạng tuỳ tiện lấy ý kiến ở một số doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần nhà nước lớn (thậm chí dưới mức chi phối rất nhiều), khiến doanh nghiệp và bên thứ ba có cảm giác rằng cơ quan hành chính bên ngoài can thiệp thô bạo vào các quyết định của Đại hội đồng cổ đông,v.v.

2.2.4. Thay đổi quan điểm sử dụng và cơ cấu lao động

Có nhiều cách giải quyết vấn đề đổi cơ cấu lao động phù hợp với nhiệm vụ của CTCP, song những vấn đề sau phải được đảm bảo về mặt nguyên tắc:

- Người lao động tham gia vào hoạt động lao động sản xuất kinh doanh ở CTCP sau CPH luôn với tư cách là người lao động trong dây chuyền sản xuất, lúc đó họ phải tuân thủ luật Lao động, nếu họ là cổ đông họ chỉ có quyền thực hiện quyền lợi của cổ đông theo Luật doanh nghiệp.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí