Phương Thức Quản Lý Đã Có Những Biến Chuyển Tích Cực


Trong quá tình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ 2002 đến nay, các doanh nghiệp nhà nước đã được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 314,91 tỷ đồng; xử lý nợ đọng hơn 19 nghìn tỷ đồng, chủ yếu bằng biện pháp thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng [17]. Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, có khoảng 2000 doanh nghiệp có nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng đã tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ của 1.222 doanh nghiệp với giá trị 1.411 tỷ đồng. Công ty đã xử lý nợ và tài sản cho 331 doanh nghiệp, với tổng giá trị là 390 tỷ đồng; giá trị thu hồi là 125 tỷ đồng.

Sau quá trình xử lý nợ này, đa phần các doanh nghiệp nhà nước đã bước đầu có điều kiện tài chính trong sạch để bắt đầu một thời kỳ hoạt động mới, tạo thế và lực cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, cổ phần hóa tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao

động

Cổ phần hóa giúp người lao động có cơ hội mua được cổ phần của

doanh nghiệp với giá ưu đãi, cho phép người lao động được quyền làm chủ thật sự công ty mình, tạo ra sự rằng buộc chặt chẽ về mặt lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp. Qua khảo sát, các chuyên gia thuộc Viên nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã khẳng định: việc thay đổi về mô hình hoạt động của cán bộ quản lý và người lao động đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, cán bộ quản lý và người lao động đã gắn bó hơn với doanh nghiệp, nhờ đó mà hiệu quả sản xuất đã tăng lên; có 96% doanh nghiệp cho biết cán bộ quản lý đã quan tâm nhiều hơn đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh và 88% doanh nghiệp khẳng định, kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả sản xuất. Hiệu quả sản xuất tăng lên có thể thấy được qua việc sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực ngày càng tốt hơn, thực tế có tới


85% doanh nghiệp cho rằng đã sử dụng tốt hơn năng lực sản xuất so với giai đoạn trước cổ phần hóa.

Thứ ba, cổ phần hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doan.:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Việc phát hành cổ phần, đặc biệt là phát hành ra công chúng, trong quá trình cổ phần hóa đã tạo ra một nguồn vốn thặng dư lớn, tạo nguồn lực mạnh mẽ về mặt tài chính cho phép doanh nghiệp thực hiện các dự án táo bạo, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất.

Thứ tư, nhà nước dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 6

Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều ưu đãi nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư; được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần; được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan Nhà nước hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh; được nhà nước trợ cấp về mặt tài chính trong giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hóa...

Đặc biệt là trong thời kỳ cổ phần hóa từ năm 2005 trở về trước, số tiền thu về từ việc bán bớt phần vốn nhà nước tại các đơn vị chuyển đổi sở hữu đều được để lại cho doanh nghiệp sử dụng vào những việc như: đào tạo người lao động, giải quyết lao động dôi dư, tái đầu tư cho doanh nghiệp phát triển. Chính nhờ đó, hầu hết doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách, nộp thuế tăng vọt, số lượng lao động tuyển mới tăng thêm, thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể.


Hơn thế nữa, do CPH là chủ trương lớn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nói riêng, cả nền kinh tế nói chung, do đó, trước năm 2007, để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, nhà nước đã ra ưu đãi về miễn giảm thuế như sau: miễn thuế TNDN trong 2 năm đầu chuyển đổi và giảm 50% số thuế phải nộp của 2 năm tiếp theo. Điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng tích lũy vốn trong những năm hoạt động đầu tiên, đồng thời giúp doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh để phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.

2. Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2.1. Thực trạng vấn đề

Thứ nhất, Doanh nghiệp chỉ chú trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh không tăng, thậm chí ở một số nơi còn giảm.

Thứ hai, Tại nhiều doanh nghiệp, kết quả kinh doanh ấn tượng không đi liền với dòng tiền ra dồi dào. Doanh nghiệp dù báo cáo làm ăn tốt vẫn phải đối mặt với rủi ro thiếu vốn lưu động, thiếu tiền đầu tư, khả năng thanh toán giảm...

Thứ ba, Tình hình làm ăn trong các năm tiếp theo của các doanh nghiệp cổ phần hóa có xu hướng giảm sút so với những năm đầu tiên mới cổ phần.

Thứ tư, tỷ lệ nắm giữ cổphần của Nhà nước trong các doanh nghiệp sau cổ phần hoá còn quá lớn trong khi khả năng quản lý vốn còn hạn chế, gây mất cân đối trong cơ cấu vốn, gây khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Mặc dù, sau 15 năm thực hiện, tiến trình cổ phần hoá có đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng cơ cấu sở hữu tại Việt Nam vẫn không thay đổi bao nhiêu. Nhìn vào kết quả thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và


phát triển doanh nghiệp, cho đến nay, cả nước có 3107 doanh nghiệp được cổ phần hoá trên tổng số 5700 doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng, mặc dù đã cổ phần hoá khoảng 54,5% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp này vẫn chỉ chiếm khoảng 11,5 % - 17% tổng số vốn của cả hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy, tính chung cho cả nền kinh tế, cổ phần hoá ở Việt Nam hầu như chưa có tác động nào đến cấu trúc sở hữu của nền kinh tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước luôn nắm giữ một tỷ lệ cổ phần cao trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, trung bình khoảng 30% trong giai đoạn 1998 - 2002, tỷ lệ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá có chiều hướng tăng lên. Năm 2003, Nhà nước nắm giữ 55,4% tổng cổ phần phát hành bởi các doanh nghiệp cổ phần hoá và tỷ lệ này đến năm 2004 vẫn duy trì ở mức cao - 50%.

Việc Nhà nước duy trì tỷ lệ cổ phần đa số vô hình chung đã tạo ra một số khó khăn trong việc điều hành Công ty tại các doanh nghiệp này. Cụ thể là: cổ phần hoá vẫn chưa tạo ra được sự rạch ròi giữa quyền quản lý nhà nước và quyền sở hữu, vì nhà nước vừa là người ban hành các quy định, vừa là cổ đông lớn. Khi sở hữu đa số cổ phần, những người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có quyền phủ quyết các quyết định quản lý và đầu tư quan trọng, điều này có thể dẫn đến trường hợp can thiệp một cách duy ý chí vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp. tầm vĩ mô, việc nhà nước đóng vai trò kép - vừa là chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần hoá, vừa là cơ quan hành pháp tối cao - tạo ra khả năng doanh nghiệp sẽ bị một số cơ quan Nhà nước thao túng.

Một vấn đề cần quan tâm khác là khả năng và nguồn lực quản lý vốn của Nhà nước còn rất hạn chế trong khi cơ quan này phải giám sát cùng lúc rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá. Hệ quả là, cho dù trở thành cổ đông lớn (nếu không nói là lớn nhất) trong nhiều doanh nghiệp thì nhà nước cũng


không thể sử dụng quyền điều hành và giám sát một cách đúng đắn. Điều này, cùng với việc người lao động thường chỉ có tiếng nói yếu ớt, dẫn tới tình trạng ban Giám đốc không bị giám sát, trong nhiều trường hợp, đã có thể tự do làm theo ý mình, rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng quyền của tập thể để phục vụ lợi ích cá nhân.

2.2. Nguyên nhận

Do nhiều doanh nghiệp bị sức ép tạo ra doanh thu và áp lực phải trả cổ tức cho cổ đông, do đó đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà không chú trọng đến hiệu quả.

Đặc biệt do chế độ kế toán tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn chưa phổ cập và ít được chú ý. Do đó, dù con số về lợi nhuận và doanh thu ấn tượng, nhưng khoản phải thu ở nhiều doanh nghiệp rất lớn, dẫn tới, dù có thu nhập, nhưng thu nhập chỉ là hình thức, thể hiện trên sổ sách kế toán, còn thực sự, doanh nghiệp vẫn không có dòng tiền ra, làm giảm nguồn vốn lưu động, giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tạo rủi ro lớn trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay.

Đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư, chưa biết tận dụng nguồn vốn vay một cách hợp lý, dẫn tới cơ cấu vốn thiếu hợp lý, không tối ưu hóa được hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu không cao.

Ưu đãi về thuế trước đây đối với các doanh nghiệp cổ phần đã tạo ra những con số lợi nhuận quá lớn, không phản ánh được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau thời gian được miễn giảm thuế, mất đi ưu thế này, kết quả kinh doanh tại nhiều công ty giảm đi rõ rệt cũng là điều dễ hiểu.


Tỷ lệ cổ phần nắm giữ của nhà nước còn cao là do việc tăng đột ngột tỷ lệ cổ phần nắm giữ, đặc biệt từ năm 2002 đã dẫn tới hiện tượng cơ cấu vốn trong doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hoá chưa hợp lý. Nhà nước đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm và các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá này thường có quy mô lớn hơn và lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá trong những năm trước đó.

II. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ‌

1. Phương thức quản lý đã có những biến chuyển tích cực

1.1. Chuyển biến trong quản lý của cơ quan chủ quản nhà nước

Năm 2005, nhà nước ra quyết định thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã góp phần giải quyết được thực trạng không tách bạch giữa chức năng quản lý hành chính và quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc thành lập Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà Nước là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cải cách trong công tác quản lý vốn và tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế chủ quản, tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, phát triển kinh tế xã hội. Đến nay, SCIC đã tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước khoảng 600 doanh nghiệp, với tổng số vốn nhận bàn giao theo giá sổ sách khoảng 4.000 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường thì tổng giá trị tài sản của SCIC lên tới gần 33.000 tỷ đồng, tăng gấp 9,7 lần so với giá trị sổ sách; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,4% [18]. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về SCIC đã tách dần chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ cơ quan quản lý nhà nước sang cơ quan kinh doanh để thực hiện tốt hơn việc quản ý và kinh doanh vốn nhà nước; nâng cao năng lực quản trị Công ty, tránh xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu là các bộ, ngành, địa phương. Hiện


SCIC đang tiến hành rà soát, phân loại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các bộ, ngành, địa phương, xây dựng phương án tái cơ cấu lại vốn tại các doanh nghiệp này để thu hút vốn của một số nhà đầu tư chiến lược; thực hiện tái đầu tư tại những doanh nghiệp không cần duy trì vốn nhà nước để tập trung nguồn lực đầu tư vào các dự án quan trọng, hiệu quả hơn.

1.2. Chuyển biến trong quản lý nội bộ doanh nghiệp

Cổ phần hóa đã đem lại quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ lãnh đạo trong điều hành và quản lý doanh nghiệp. Điều này đã tạo thêm động lực và tính năng động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển, phân phối lợi nhuận, sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bổ nhiệm cán bộ. Nhiều công ty cổ phần đã tiến hành rà soát lại và xây dựng mới các nội quy hoạt động như: quy chế tài chính, quy chế lao động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ; xác định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của ban lãnh đạo, của người lao động, của cổ đông; có cơ chế phân phối rõ ràng; thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý, hợp lý hóa các bộ phận sản xuất kinh doanh, từ đó mà tăng được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Những vướng mắc còn tồn tại, những vấn đề nảy sinh mới và nguyên nhân

2.1. Quản lý nhà nước còn thể hiện sự lúng túng, thiếu rõ

Mặc dù cổ phần hóa đã mang lại một diện mạo mới cho các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, quá trình thay da đổi thịt này cũng tồn tại một số điểm chưa khắc phục kịp thời, trong đó có sự lúng túng trong phương pháp quản lý của cơ quan chủ quản nhà nước.

Hiện nay, có 2 xu hướng quản lý của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Thứ nhất, cơ quan nhà nước coi như con cái


đã ra ở riêngvà thả lỏng sự quan tâm, chỉ đạo. Một chiều hướng ngược lại cũng thể hiện sự lúng túng trong phương pháp quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa của cơ quan nhà nước, đó là can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều nơi, doanh nghiệp phải trình danh sách Hội đồng quản trị lên UBND tỉnh và Uỷ ban tỉnh sẽ phê duyệt từng người trong danh sách này.

Đặc biệt, quản lý nguồn vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng là một vấn đề nan giải hiện nay, do tỷ lệ phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần hiện nay vẫn còn quá lớn (trung bình là 46% tại thời điểm tháng 06/2007).

Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là trường hợp của Tổng công (TCT) Điện tử và tin học Việt Nam (Bộ Công nghiệp) được thành lập và hoạt động theo mô hình TCT 90 từ năm 1995. DN này hiện đang trong quá trình cổ phần hóa toàn TCT. Tuy nhiên, các DN thành viên của đơn vị này đã được cổ phần hoá xong và đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Điều đáng nói là số vốn sau khi bán cổ phiếu của các DN thành viên (lên tới hàng trăm tỉ đồng) được tập trung về dưới sự quản lý của TCT. Với số tiền lớn như vậy, doanh nghiệp này không đầu tư cho công nghệ hay mở rộng sản xuất mà đem đi đầu tưbất động sản.

Cũng tại TCT này, sau khi các đơn vị thành viên thực hiện cổ phần hoá thì vị trí then chốt tại các đơn vị thành viên lại thuộc về các lãnh đạo của TCT. Về vấn đề này, ông Trần Thảo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công nghiệp) cho rằng, trong khi chưa có văn bản quy định về việc phân công người quản lý vốn của DNNN sau cổ phần hoá, thì đáng lẽ các vị trí chủ chốt của các đơn vị thành viên này phải là người của doanh nghiệp đó đưa ra. Bình thường TCT đã không phát huy được vai trò điều hành sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị thành viên. Đến khi các đơn vị này được cổ phần hoá thì vị

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí