4.4. Ưu thế của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước so với các phương pháp khác
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp có nhiều ưu điểm nhất trong các giải pháp tái cơ cấu lại DNNN. So với giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản DNNN thì CPH có ba ưu thế sau đây:
Một là, giúp DNNN hiện tại có cơ chế huy động vốn nhằm thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay trên cơ sở vẫn duy trì liên tục hoạt động sản xuất, đồng thời cho phép Nhà nước kiểm soát được doanh nghiệp (nếu cần).
Hai là, giúp chuyển triệt để DNNN hiện tại sang hoạt động theo cơ chế thị trường trên cơ sở vừa xác định rõ chủ sở hữu vừa tạo quyền tự chủ rộng rãi cho doanh nghiệp.
Ba là, tạo cơ chế, mô hình quản lý hiệu quả cho DNNN chuyển đổi.
Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hiện nay, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp hiệu quả và quan trọng nhất để cải tổ hoạt động của khu vực doanh nghiệp này. Thực tế cho thấy, chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được không ít thành tựu, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhận thức rõ về những vướng mắc và tồn tại mà doanh nghiệp cần đối mặt sau cổ phần hóa, do đó việc nhìn nhận, phân tích và giải quyết triệt để các vấn đề này, chính là biện pháp cần thiết để phát triển nâng cao và hoàn thiện hơn nữa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA
Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam sẽ được đánh giá thông qua mức độ giải quyết những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp giai đoạn trước cổ phẩn và những giá trị gia tăng mới mà cổ phần hóa đem lại cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mức độ này sẽ được xem xét thông qua các mục tiêu được đặt ra đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Dựa trên những mục tiêu mà điều 1 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ra ngày 26/06/2007 về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các tiêu chí đánh giá được đề xuất trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận bao gồm 4 nhóm:
Nhóm I: Năng lực tài chính: Nhóm II: Phương thức quản lý
Nhóm III: Đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động
Nhóm IV: Tính công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường
I. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
1. Năng lực tài chính không ngừng được nâng cao
Trước cổ phần hóa, đa phần năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, cụ thể:
Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh chưa cao
Nguồn vốn thiếu, công nợ lớn, khả năng thanh toán hạn chế:
Vốn nhà nước đầu tư hạn chế, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế ít do hiệu quả doanh nghiệp thấp kém hoặc không có. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu hoặc nhận vốn góp liên doanh rất hạn hẹp.
Tình trạng kinh doanh bị lỗ mất hết vốn còn nhiều.
Khả năng thanh toán nợ hạn chế: hệ số nợ trên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bình quân là 1,26 lần, nhưng nhiều doanh nghiệp có hệ số là trên 5.
Khả năng cạnh tranh của DN thấp, chi phí sản xuất, giá thành cao
Tiêu hao nguyên vật liệu cao:
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị quá lớn :
Chi phí tiền lương cao:
Chi phí quản lý tương đối cao so với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (như lãi vay, giao dịch, tiếp khách, tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, xúc tiến thương mại...)[8].
Cổ phần hóa thực sự đã đem lại những hiệu quả rõ rệt cho các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt trong việc cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong Báo cáo nghiên cứu về hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2006, tính từ năm 1992 đến 2005, sau cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều được triển khai tích cực. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp cổ phần từ hơn 1 năm trở lên thì có tới 87.53% khẳng định kết quả hoạt động tài chính tốt hơn trước cổ phần hóa.
Ngay trong năm đầu tiên cổ phần hóa, doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng khoảng 13%, lợi nhuận sau thuế đã tăng đến 48,8%. Điều này cho thấy, việc chuyển đổi đã có tác dộng mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa nhiều năm, đã đi vào hoạt
động ổn định, tăng trưởng của doanh nghiệp tiếp tục được duy trì, doanh thu hàng năm tăng 13,4%, lợi nhuận trước thuế đạt 9,4% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng tới 54,3%.
Bên cạnh đó, những chỉ số như năng suất lao động tăng 18,3%, đầu tư tài sản cổ định tăng 11,5%, lương bình quân doanh nghiệp tăng 11,4%... đã một lần nữa khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước[16].
Có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước qua một số chỉ tiêu sau:
1.1. Cơ cấu sở hữu đã có những thay đổi đáng khích lệ
Cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa đã củng cố khu vực tư nhân và làm giảm nợ công, phần nào cải thiện được cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Tài chính, tính đến tháng 8/2007 có gần 20% vốn nhà nước đã được cổ phần hóa, trung bình trong các công ty đã cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu các cổ đông khác. Trong đó, tỷ lệ các công ty đã cổ phần hóa có phần vốn nhà nước nắm giữ hơn 50% là 33%[16].
1.2. Khả năng huy động vốn và quy mô vốn sản xuất kinh doanh được mở rộng
CPH là giải pháp quan trọng trong cơ cấu lại DNNN để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn hơn và tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đã tập trung hơn vào 39 ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong đó, nhiều ngành, lĩnh vực Nhà nước cần thiết chi phối để làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô; quy mô vốn của DNNN cũng được tăng lên. Năm 2001, vốn bình quân một DNNN là 24 tỷ đồng; đến nay, khoảng gần 90 tỷ đồng [8].
Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước tuy vốn lớn, tuy nhiên khả năng huy động và tốc độ tăng trưởng về vốn đều không cao. Cuối năm 2000, vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước là 670.234 tỷ đồng, cuối năm 2005, tăng lên 1.338.255 tỷ đồng; bình quân mỗi năm 133.604 tỷ, tương ứng với tốc độ tanưg trưởng chung trong 5 năm là 99,7% (gần gấp đôi) và bình quân mỗi năm tăng 14,9%.
Trong khi đó, tại các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, vốn sản xuất đã tăng lên không ngừng từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm 2005. Như vậy, sau 5 năm, vốn sản xuất kinh doanhh đã tăng lên 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 19.821 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm gấp 10.5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65.5%[xem bảng 1].
So sánh với tốc độ tăng trưởng về vốn của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung, thì những số liệu trên là những thành quả ấn tượng và đáng khích lệ.
Tốc độ tăng trưởng vốn
tỷ đồng
1600000
1400000
1200000
1000000
800000
600000
400000
200000
0
2001 2002 2003 2004 2005
năm
120000
100000
DNNN
DNNN CP
80000
60000
40000
20000
0
1.3. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tăng lên
Tại các doanh nghiệp nhà nước, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tính đến cuối năm 2000 là 259.856 tỷ, cuối năm 2005 là
487.210 tỷ; sau 5 năm đã tăng thêm 257.345 tỷ, bình quân mỗi năm tăng
57.471 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm 112,0% và bình quân mỗi năm tăng 16,5%.
Tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước, con số này cuối năm 2000 là 2.947 tỷ đồng lên 25.077 tỷ đồng vào cuối 2005; trong 5 năm đã tăng thêm
93.592 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 18.718 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm 10.1lần và bình quân mỗi năm tăng 61,1% [xem bảng 1].
Như vậy, có thể thấy khu vực công ty cổ phần có vốn nhà nước có tốc độ tăng trưởng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhanh gấp hơn 5 lần so với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Điều này đã thể hiện rõ ràng hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Tốc đột tăng trưởng TSCĐ
tỷ đồng
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
2001 2002 2003 2004 2005
năm
30000
25000
DNNN
DNNN CP
20000
15000
10000
5000
0
1.4. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh tăng trưởng nhanh
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng từ 444.673 tỷ đồng năm 2000 đã lên 838.396 tỷ trong năm 2005, sau 5 năm tăng thêm 393.723 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 78.745 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung 5 năm là 88,5% và bình quân mỗi năm tăng 14,0%.
Tại khu vực công ty cổ phần có vốn nhà nước, con số này là đã tăng thêm 93.592 tỷ đồng từ 10.275 tỷ đồng năm 2000 lên 103.887 tỷ đồng năm 2005; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10.1 lần, bình quân mỗi năm tăng lên 61,1% [xem bảng 1].
tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
900000
800000
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
2001 2002 2003 2004 2005
năm
120000
100000
DNNN
DNNN CP
80000
60000
40000
20000
0
Vậy, với tốc độ tăng bình quân hằng năm về số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước chỉ ở mức 29,8% và số lượng lao động chỉ tăng 35,9%/năm, nhưng các chỉ tiêu về vốn, tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh đã tăng với tốc độ gấp đôi. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân về vốn là 65,6%, tài
sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn đã tăng 59,9%/năm và doanh thu thuần sản xuất kinh doanh đã tăng 61,1%/năm [xem bảng 1]. Điều đó có nghĩa là tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh đã được tăng lên rất đáng kể. Từ đó, có thể đánh giá được rằng, mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đặt ra là nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được ở mức rất cao.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước
(đơn vị: tỷ đồng)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||
Vốn SXKD | DNNN | 781.705 | 858.560 | 932.934 | 1.128.483 | 1.338.255 |
CTCP có vốn NN | 27.211 | 39.161 | 56.094 | 76.992 | 109.520 | |
Giá trị TSCĐ và ĐTTC dài hạn | DNNN | 263.135 | 309.084 | 332.077 | 359.952 | 487.210 |
CTCP có vốn NN | 7.390 | 9937 | 12.291 | 21.180 | 25.077 | |
Doanh thu thuần | DNNN | 460.029 | 611.167 | 666.202 | 708.045 | 838.396 |
CTCP có vốn NN | 21.934 | 29.364 | 42.535 | 62.688 | 103.837 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 2
- Tính Bao Trùm Quá Rộng Của Hệ Thống Các Dnnn Do Lịch Sử Để Lại
- Đặc Thù Của Quá Trình Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Tại Việt Nam
- Phương Thức Quản Lý Đã Có Những Biến Chuyển Tích Cực
- Bộ Máy Quản Lý Nội Bộ Cũ Kỹ, Ít Thay Đổi So Với Trước Cổ Phần Hóa
- Tính Công Khai Minh Bạch Trong Công Bố Thông Tin Theo Nguyên Tắc Thị Trường
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=6703)
Sở dĩ các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đạt được những thành tựu đáng mừng trong tăng cường năng lực tài chính như trên là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, vấn đề nợ của doanh nghiệp được xử lý tốt trong qua trình cổ phần hóa, tạo điều kiện tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển