Phân Tích Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Theo Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Tế


Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định ban hành kèm theo Thông tư số 14 trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tín dụng tổng hợp hoặc tổ chức thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đó trình Giám đốc NHCSXH ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt cho vay (đối với trường hợp đủ điều kiện cho vay) hoặc lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay trình Giám đốc NHCSXH gửi đến người vay (đối với trường hợp không đủ điều kiện vay vốn).

Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công yêu cầu người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay) và cùng khách hàng lập Hợp đồng tín dụng ban hành kèm theo văn bản này, trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân.

Bước 2: Tổ chức giải ngân:

Đối với hộ gia đình: Việc tổ chức giải ngân được thực hiện như cho vay đốivới hộ nghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định. Trường hợp người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vay nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại trụ sở NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Bước 3: Thu nợ, thu lãi:

Thu nợ: NHCSXH tiến hành thu nợ trực tiếp từ người vay theo định kỳ khi đến hạn do người vay và Ngân hàng thoả thuận trên Hợp đồng tín dụng (khế ước nhận nợ). Người vay có thể trả nợ trước hạn.

Thu lãi: Việc thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.

Đối với các hộ gia đình vay vốn thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn và ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thì NHCSXH có thể ủy nhiệm cho Tổ tiết kiệm và vay vốn thu lãi theo quy định hiện hành.

Đối với dự án nhóm hộ: Tuỳ tình hình thực tế, NHCSXH thực hiện việc thu lãi trực tiếp của từng hộ hoặc uỷ nhiệm cho chủ dự án trực tiếp thu lãi của từng hộ trong nhóm dự án nếu chủ dự án có tín nhiệm và được các thành viên


của dự án nhất trí. Trường hợp này, chủ dự án cùng NHCSXH ký Hợp đồng uỷnhiệm và được NHCSXH chi trả hoa hồng theo mức chi trả đối với Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, mức chi trả hoa hồng hiện nay là 0,085%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi. Mỗi lần thu lãi, chủ dự án phải ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định và ký nhận vào Phụ lục hợp đồng tín dụng (Khế ước nhận nợ) của hộ vay giữ; đồng thời lập 02 liên “Bảng kê các khoản thu”. Khi nộp tiền cho NHCSXH, chủ dự án phải mang theo 02 liên Bảng kê các khoản thu để làm căn cứ thu lãi (chủ dự án lưu 01 liên, NHCSXH lưu 01 liên).

Trường hợp không được uỷ nhiệm thu lãi, thì chủ dự án được NHCSXH uỷ nhiệm thực hiện một số công việc trong qui trình cho vay như: kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc các hộ trong dự án trả nợ, trả lãi tiền vay trực tiếp cho NHCSXH theo định kỳ đã thoả thuận.. .NHCSXH cùng chủ dự án lập Hợp đồng uỷ nhiệm quy định rõ nội dung uỷ nhiệm, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên. Trường hợp này, chủ dự án được Ngân hàng chi trả hoa hồng với mức chi là 0,075%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi.

Để thực hiện Hợp đồng uỷ nhiệm nêu trên, các chủ dự án phải mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, dư nợ của từng thành viên trong dự án. Sổ này phải được cập nhật hàng tháng hoặc quý phù hợp với thực tế phát sinh của các thành viên trong nhóm.

Việc chi trả hoa hồng cho chủ dự án được thực hiện theo tháng, quý. hoặc theo định kỳ thoả thuận giữa Ngân hàng và chủ dự án.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và các trường hợp hộ vay trực tiếp: NHCSXH tổ chức thu nợ, thu lãi theo định kỳ đã thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng trực tiếp tại Điểm giao dịch hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tổ chức thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

+ Trong quá trình cho vay, việc sử dụng chế định cho gia hạn nợ tại một số nơi phần lớn chưa được coi trọng. Đối với các dự án cho vay CSSXKD khi đến các kỳ hạn phân kỳ, các chủ dự án thường không muốn trả nợ, mặc dù không


phải khó khăn khách quan về tài chính (như tồn đọng hàng hóa chưa bán được, bị khách hàng chiếm dụng tiền)…nhưng chủ dự án vẫn làm giấy đề nghị xin gia hạn nợ với các lý do như đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạm thời khó khăn về tài chính nhưng trên sổ sách kế toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, số dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng của Doanh nghiệp cho thấy thực sự không phải khó khăn về tài chính. Cán bộ ngân hàng cũng chưa có kiểm tra phân tích, nên có lúc chấp thuận cho người vay được gia hạn nợ với thời gian thường tương đối dài là 12 tháng.

Thậm chí, tại một số nơi, việc gia hạn nợ diễn ra tràn lan, phổ biến, nguyên nhân cho gia hạn nợ chưa đúng với quy định và hồ sơ gia hạn nợ, điều kiện khách hàng được gia hạn nợ cũng chưa đảm bảo đầy đủ, hợp lệ theo quy định (cho khách hàng xin gia hạn nợ không phải vì lý do khách quan như mới mở rộng thêm mô hình sản xuất kinh doanh; gia hạn nợ khi khách hàng chưa thanh toán trả hết nợ lãi; thực tế dự án của khách hàng đang triển khai tốt, có doanh thu để trả nợ nhưng vẫn được cho gia hạn nợ; hồ sơ gia hạn nợ lập sau ngày đến hạn trả nợ; gia hạn nợ mà không có biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng, hoặc có biên bản kiểm tra nhưng nội dung không phản ánh được tình hình tài chính của khách hàng dẫn đến phải gia hạn nợ, thậm chí tại biên bản kiểm tra cán bộ tín dụng vẫn còn đánh giá dự án khả thi, có khả năng trả nợ những vẫn kết luận đề nghị cho gia hạn nợ...).

+ Đối với các dự án cho vay thông qua nhóm hộ gia đình, khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng cũng có trường hợp nhiều hộ vay trong Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa phải thực sự có khó khăn nhưng chủ dự án vẫn cùng các hộ vay trong hộ lập giấy đề nghị xin gia hạn nợ cho nhiều thành viên trong tổ, thậm chí gia hạn nợ cho cả Tổ. Nội dung xin gia hạn của các hộ gia đình lại cùng tính chất như nhau như kinh doanh thu lỗ, không tiêu thụ được hàng hóa, sản xuất chăn nuôi chưa đến kỳ thu hoạch, có khó khăn tạm thời về tài chính… Trong khi đó, công tác kiểm tra giám sát của Ngân hàng chưa cao, vẫn chấp nhận những nội dung cho gia hạn nợ không phù hợp làm cho kỷ luật, cam kết tín dụng ở một số trường hợp chưa thực hiện tốt. Cá biệt tại một số dự án, Tổ trưởng còn làm hộ, ký hộ các hộ vay tại đơn gia hạn, 100% đơn gia hạn đều


cùng một nét chữ, chữ ký không trùng khớp với hồ sơ vay vốn vẫn được duyệt cho gia hạn nợ.

2.2.3. Phân tích hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội

2.2.3.1. Phân tích hiệu quả cho vay giải quyết việc làm theo chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

* Doanh số cho vay, thu nợ.


Bảng 2.3: Doanh số Cho vay, thu nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

Tổng dư nợ

Doanh số

cho vay

Doanh số

thu nợ

Tỷ lệ thu nợ

2017

1.400

796,6

583,4

0,42%

2018

1.570

839,5

669,6

0,42%

2019

2.145

1341,7

767,4

0.35%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 8

(Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng hàng năm)

Nhìn trên bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay, tổng dư nợ, doanh số thu nợ đều tăng qua các năm cho thấy nhu cầu vay vốn chương trình giải quyết việc làm ngày càng tăng. Cho thấy NHCSXH Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn hàng năm, tận dụng nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội trung ương chuyển, nguồn vốn ủy thác để phát triển chương trình cho vay giải quyết việc làm, đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của chương trình này. Năm 2017 doanh số cho vay tăng 59,8 % so với năm 2016 do nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV, nguồn vốn trung ương chuyển, nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH thành phố Hà Nội đều tăng mạnh.

Trong những năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019), Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đều đạt 100% chỉ tiêu về doanh số cho vay GQVL do TP đặt ra. Điều này càng khẳng định rằng hoạt động cho vay GQVL trên địa bàn Thành phố đang báo hiệu những


tín hiệu tích cực làm động lực khích lệ cho toàn hệ thống NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và một tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Giống như đối với dư nợ, doanh số cho vay GQVL của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội qua các năm 2017 -2019 đều tăng, là do sau hội nghị tổng kết năm 2015 và đề ra phương hướng những năm tiếp theo, hoạt động cho vay GQVL được chú trọng, nguồn vốn từ ngân sách và địa phương tăng lên đáng kể. Hoạt động cho vay GQVL trở thành một trong các chương trình quan trọng trong hoạt động cho vay của NHCSXH TP Hà Nội.

Để tăng trưởng nguồn vốn, chi nhánh Hà Nội đã tích cực tham mưu, xây dựng phương án… và tranh thủ sự giúp đỡ của các Sở ngành đẻ trình UBND thành phố và quận huyện trên cơ sở tăng thu,tiết kiệm chi Ngân sách bổ xung nguồn vốn để cho vay.

Góp phần thực hiện Nghị quyết của Thành Ủy và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội: hàng năm giải quyết việc làm từ 75 nghìn – 85 nghìn lao động, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội chỉ thực hiện 15 chương trình tín dụng ưu đãi, do vậy dư nợ bình quân còn thấp.

Về quy mô cho vay nói trên vẫn cần có sự tăng trưởng tốt hơn nữa vì hầu hết các món vay đều có giá trị nhỏ so với một các chi phí bình quân tạo ra một việc làm mới hoặc là chi phí bình quân để mở rộng quy mô SXKD. Giá trị một món vay GQVL trung bình năm 2019 là 30,5 triệu đồng/món vay/hộ, tăng so với giá trị một món vay GQVL trung bình năm 2014 là 14,9 triệu đồng/món vay/hộ.

* Dư nợ tín dụng cho vay vay giải quyết việc làm.

Bảng 2.4: Bảng Dư nợ cho vay giải quyết việc làm

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Năm

Dư nợ

Giảm so với năm trước liền kề

Số tuyệt đối

Số tương đối(%)

2017

1.400

275

24,4 %

2018

1.570

170

12,1 %

2019

2.145

575

36,6 %

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội)


Theo số liệu ở bảng trên ta thấy dư nợ của chương trình cho vay giải quyết việc làm trên tổng dư nợ của cả chi nhánh NHCSXH Hà Nội có xu hướng tăng dần, điều này cho thấy rằng chương trình vay vốn giải quyết việc làm ngày càng được đặc biệt chú trọng quan tâm trong những năm gần đây, và đang được phát triển ngày một lớn.

Ngoài việc tăng trưởng nợ vay, tăng số lượng lao động có việc làm và tăng mức cho vay bình quân 1 hộ, chi nhánh Hà Nội đã đề xuất được các Sở ngành và UBND chấp thuận việc tập trung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm vào các cơ sở kinh doanh, các làng nghề… tạo ra được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Qua bảng số liệu hoạt động về dư nợ cho vay giải quyết việc làm trong 3 năm gần đây ( 2017-2019), tổng dư nợ đạt 7.358 tỷ đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của người lao động, trong đó có ưu tiên, quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn các đối tượng chính sách, nhất là lao động vùng tái định cư, lao động khu vực giải phóng mặt bằng, vùng xa, vùng khó khăn… góp phần giúp người dân có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.


Bảng 2.5: Bảng số liệu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình GQVL

Đơn vị tính: Tỷ đồng.


Chỉ tiêu

Năm

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH (%)

Dư nợ

Số KH

2017

1.400

2,081

104

0,15

2018

1.570

1,889

63

0,12

2019

2.145

1,712

57

0,08

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ


Bảng 2.6: Bảng số liệu nợ quá hạn của toàn chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

2017

2018

2019

Tổng dư nợ quá hạn toàn chi

nhánh


5,658


4,716


4,440

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ

Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2017 – 2019 thì tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm dần từ 0,15% xuống 0,08%/tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảm mạnh như vậy là do Chị nhánh NHCSXH chi nhánh Thành phố đã có những chỉ đạo tích cực trong công tác xử lý nợ xấu trên địa bàn, các phòng giao dịch của các quận huyện cũng đã tích cực củng cố chất lượng tổ TK&VV, phối hợp cùng các ban ngành các cấp để đôn đốc thu hồi nợ.

Trước năm 2017 thì công tác xử lý nợ vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và dứt khoát, công tác củng cố chất lượng hoạt động của tổ TK&VV vẫn chưa được nâng cao, tổ TK&VV hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Dẫn tới việc bình xét cho vay vẫn mang tính hình thức, việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách sát sao, từ đó hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, gây ra phát sinh nợ quá hạn cao. Từ năm 2017 đến nay NHCSXH Chi nhánh Thành phố đã thực hiện kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại địa bàn các thôn, cụm dân cư, thành lập nhiều đoàn công tác để trực tiếp phối hợp và chỉ đạo các phòng giao dịch tại các quận, huyện trong việc xử lý đôn đốc và thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ khó đòi. Ngoài ra các phòng giao dịch tại các quận, huyện đã tích cực phối hợp với các chính quyền địa phương thực hiện thành lập các tổ thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi bao gồm các thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đoàn thể câp xã, Mặt trận tổ quốc xã, Trưởng(phó) công an xã, cán bộ tư pháp xã, cán bộ văn hóa xã hội xã, cán bộ tín dụng NHCSXH quận, huyện theo dõi địa bàn. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay cũng được các PGD NHCSXH quận, huyện cũng được thực hiện


một cách thường xuyên hơn để xử lý kịp thời. Những trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan được NHCSXH xử lý khoanh, xóa nợ theo đúng quy định.

Đối với các món vay lớn trên 50 triệu đồng thì công tác thẩm định, kiểm tra cũng được các PGD NHCSXH quận, huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hơn. Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay đối với những món vay này được kiểm tra thường xuyên, định kỳ đảm bảo việc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh nợ quá hạn.

Qua đó cho thấy hoạt động này đã và đang đi vào hoạt động ổn định, NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội tiếp tục có những phương hướng giải quyết nợ xấu trong những năm tiếp theo để tránh phát sinh nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu.

* Số lượng khách hàng được vay vốn.

Bảng 2.7: Bảng số lượng khách hàng được vay vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng, khách hàng


Chỉ tiêu

Năm

Tổng dư nợ

Số khách hàng

còn dư nợ

Dư nợ bình quân/01

khách hàng

2017

1.400.000

70.407

19,9

2018

1.570.000

66.255

23,7

2019

2.145.000

70.236

30,5

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ

Qua bảng số liệu 3 năm cho thấy mức dư nợ chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm hàng năm chưa cao nhưng đã đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của lao động, giúp lao động và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Số lượng khách hàng vay rất lớn, dư nợ bình quân hàng năm được tăng. Cụ thể cuối năm 2019, số khách hàng có dư nợ là 70.236 khách hàng. Dư nợ bình quân khách hàng vay đạt 30,5 triệu đồng/1 khách hàng, tăng 6,8 triệu so với cuối năm 2018, và tăng 10,6 triệu so với năm 2017.

* Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bù đắp chi phí hoạt động của chương trình cho vay giải quyết việc làm

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí