làm khá đầy đủ, làm cơ sở hướng dẫn chi tiết để các Chi nhánh và Phòng giao dịch NHCS các địa phương thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho vay giải quyết việc làm tại NHCS Thành phố Hà Nội
* Đối tượng được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở SXKD) và người lao động (trước đây là cơ sở SXKD và hộ gia đình).
*. Điều kiện vay vốn
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
- Dự án phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của Ngân Hàng Chính Sách
- Các Nhân Tố Thuộc Về Môi Trường Bên Ngoài Nhóm Các Nhân Tố Về Điều Kiện Tự Nhiên Thứ Nhất, Đất Đai Và Các Nguồn Lợi Tự Nhiên.
- Tổ Chức Bộ Máy Của Chi Nhánh Nhcsxh Thành Phố Hà Nội
- Phân Tích Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Theo Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Tế
- Mức Chênh Lệch Giữa Lãi Suất Huy Động Bình Quân
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
- Đối với dự án có mức vay trên 50 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.
Đối với hộ gia đình
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 lao động làm việc mới
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án.
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Tuy nhiên, theo Nghị định 61 ban hành tháng 7/2015, có điều chỉnh như sau:
Đối với cơ sở SXKD phải được thành lập và hoạt động hợp pháp; có dự án vay vốn khả thi thu hút thêm lao động vào việc làm ổn định; có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án và bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Đối với người lao động có đủ năng lực hành vi dân sự, cư trú hợp pháp tại địa phương thực hiện dự án và đặc biệt có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
* Mức vay:
Mức cho vay đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh, từng hộ gia đình được xác định căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình nhưng không quá mức cho vay tối đa theo quy định sau:
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/1 lao động được thu hút mới;
Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 50 triệu đồng/lao động.
Tuy nhiên, theo Nghị định 74/2015/NĐ-CP ngày 23/09/2019 của Chính phủ thì có sự điều chỉnh nâng mức vốn vay như sau:
Đối với cơ sở SXKD cho 1 dự án vay tối đa là 2 tỷ đồng và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (trước đây cơ sở SXKD được vay tối đa là 500 triệu đồng/1 dự án và không quá 50 triệu đồng/1 lao động mới được thu hút).
Đối với người lao động mức vay tối đa là 100 triệu đồng (trước đây là hộ gia đình mức vay tối đa là 50 triệu đồng).
*Lãi suất cho vay:
Áp dụng lãi suất cho vay theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định(hiện nay mức lãi suất cho chương trình GQVL vay là 7,92%/năm).
Đặc biệt, các trường hợp như: Người lao động là dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật; cơ sở SXKD sử dụng 30% là người dân tộc thiểu số trở lên hoặc có 30% là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay vốn theo quy định.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng (trước đây lãi suất cho vay là 7,8%/năm; chỉ có cơ sở SXKD dành cho người tàn tật mới được hưởng 50% lãi suất thời kỳ đó).
*Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng áp dụng đối với:
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng
+ Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.
Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với:
+ Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng
+ Nuôi thuỷ, hải sản, con đặc sản;
+ Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản). Thời hạn cho vay từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với:
+ Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;
+ Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thuỷ bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản
+ Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.
Thời hạn cho vay từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với: Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
*Phương thức cho vay:
- Thứ nhất: Phương thức cho vay trực tiếp:
Đối với cơ sở SXKD; hộ gia đình hoặc người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp.
NHCSXH nơi cho vay
(4)
UBND cấp Huyện, Tỉnh,
Thành phố
(1) (2)
(3) (5) (6)
Khách hàng vay vốn
Sơ đồ 2.2: Quy trình, thủ tục cho vay chương trình cho vay giải quyết việc làm theo phương thức trực tiếp.
-Thứ hai: Phương thức hoạt động cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội
Đối với người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do: UBND cấp tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của NHCSXH.
Dưới đây là sơ đồ quy trình của hoạt động cho vay theo phương thức ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội:
(1)
(2)
(3)
Tổ TK&VV
(7)
(5)
(4)
Khách hàng vay vốn
NHCSXH nơi cho vay
UBND cấp xã
(6)
UBND cấp Huyện, Tỉnh
Sơ đồ 2.3: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội ( Thông qua tổ TK&VV )
2.2.2.2. Quy trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Người vay lập 03 bộ hồ sơ, 01 bộ người vay giữ, 01 bộ tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giữ, 01 bộ NHCSXH nơi cho vay giữ.
* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội quản lý (trừ nguồn vốn do Hội người mù quản lý):
Người vay lập dự án vay vốn gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn thì Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, bản đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.
Sau đó, Tổ tiết kiệm và vay vốn trình tổ chức chính trị - xã hội cấp xã được NHCSXH nhận ủy thác để tiến hành thẩm định dự án, việc thẩm định ban hành kèm theo Thông tư số 14.
Sau khi có kết quả thẩm định, Tổ tiết kiệm và vay vốn lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm theo dự án vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận trên dự án về địa chỉ cư trú hợp pháp của hộ gia đình và xác nhận trên danh sách về địa chỉ cư trú hợp pháp tại xã, thuộc các hộ có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi bộ hồ sơ xin vay cho NHCSXH Khi nhận hồ sơ do Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi lên NHCSXH viết Giấy biên nhận, sau đó trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.
Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp
pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay vốn sau đó hướng dẫn hộ vay lập Khế ước nhận nợ trình Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phê duyệt giải ngân.
NHCSXH nơi cho vay lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND cấp xã.
UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác) để Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại hạn chế trong quá trình thẩm định cho vay:
+ Đối với các dự án NHCSXH trực tiếp cho vay và thẩm định: sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng cán bộ tín dụng phải thông qua các số liệu tài liệu do khách hàng lập để tiến hành kiểm tra đánh giá các số liệu như: về phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổng số vốn cần cho dự án, số vốn hiện tự có, số xin vay….tình hình tổ chức sản xuất, khả năng thu hút lao động, số vốn xin vay sử dụng vào mục đích gì, dùng để bổ sung vốn cố định hay vốn lưu động, hoặc cả 2 nhưng phải xác định rõ việc cho vay để bổ sung từng nguồn vốn cụ thể là bao nhiêu.
Thực tế cho thấy, công tác thẩm định của một số cán bộ vẫn còn có hạn chế: việc thẩm định xác định các số liệu đánh giá phương án sản xuất kinh doanh chưa được chính xác; việc trực tiếp đến nơi thực hiện dự án để phỏng vấn Chủ dự án, đánh giá khả năng thực hiện trong thực tế chưa đảm bảo chất lượng, thẩm định các con số chưa đầy đủ để đánh giá được được tình hình xuất kinh doanh và khả năng tài chính của CSSXKD cũng như tính khả thi của dự án. Thậm chí, nhiều trường hợp doanh thu sau dự án thấp hơn trước khi thực hiện dự án, cán bộ tín dụng không đưa ra được lý giải thuyết phục mà vẫn kết luận dự án có tính khả thi để cho vay.
+ Đối với các dự án nhóm hộ gia đình việc thẩm định các dự án nhóm hộ gia đình NHCSXH các quận, huyện ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở đó là các Hội đoàn thể cấp xã, phường như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cấp xã thực hiện. Trong khi đó trình độ năng lực của một số cán bộ Hội đoàn thể ở cấp xã mà Ngân hàng ủy thác chưa cao, họ thường xuyên thay đổi, nên chất lượng thẩm định các dự án nhóm hộ khi phân tích đánh giá tính
khả thi, hiệu quả, tình hình thu hút lao động dự án sau khi thực hiện chưa được chính xác, có khi còn mang tính hình thức. Do đó đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đối với các cán bộ Hội đoàn thể cơ sở và các tổ Trưởng tiết kiệm và vay vốn. Tại một số nơi, khâu này còn rất hạn chế, cán bộ Ngân hàng vẫn phó mặc cho Hội đoàn thể triển khai thực hiện mà thiếu quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát.
* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Hội người mù quản lý:
- Xây dựng dự án:
+ Trường hợp các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình): người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án ban hành kèm theo Thông tư 14 gửi chủ dự án, chủ dự án kiểm tra các yếu tố trên đơn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó tổng hợp xây dựng thành dự án nhóm hộ và lập biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn giải quyết việc làm ban hành kèm theo Thông tư số 14.
+ Đối với hộ gia đình: chủ hộ làm chủ dự án xây dựng dự án ban hành kèm theo Thông tư số 14.
- Chủ dự án trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận trên đơn tham gia dự án về việc cư trú hợp pháp của người vay và xác nhận trên dự án về địa chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.
- Chủ dự án gửi hồ sơ cho NHCSXH nơi cho vay, hồ sơ bao gồm: đơn tham gia dự án và dự án vay vốn. NHCSXH nơi cho vay kiểm tra các yếu tố trên dự án vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó ghi giấy biên nhận hồ sơ cho Chủ dự án.
Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định, sau đó trình Tổ trưởng (Trưởng phòng) xem xét hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đó trình Giám đốc để trình bộ hồ sơ xin vay lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay hoặc
lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (đối với trường hợp không đủ điều kiện cho vay) gửi người vay.
Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay vốn sau đó hướng dẫn hộ vay lập Hợp đồng tín dụng ban hành kèm theo văn bản này, trình Giám đốc phê duyệt giải ngân.
NHCSXH nơi cho vay lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi chủ dự án (đồng thời gửi cơ quan thực hiện chương trình cấp cơ sở để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay làm thủ tục nhận tiền vay.
* Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:
Người vay vốn lập dự án vay vốn ban hành kèm theo Thông tư 14 có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.
Đối với các đối tượng có mức vay trên 50 triệu đồng, người vay phải có tài sản bao gồm tiền vay theo quy định.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể người vay cần có một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND cấp xã (đối với Tổ hợp tác);
+ Bản sao Giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy
định.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề
(đối với Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã; Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật);
+ Bản sao Quyết định thành lập (đối với Trung tâm giáo dục lao động - xã hội); Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay tới NHCSXH, cán bộ NHCSXH được
Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay vốn, sau đó viết Giấy biên nhận.