Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội 43765


hình tổ chức, quản lý và điều hành ở cả 3 cấp là: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở trung ương, giảm bớt các khâu trung gian, tăng cường củng cố chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch xã lưu động; tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp; Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia vào công tác chỉ đạo, giám sát của các cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, nâng cao và tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã. Cùng với đó, Ngân hàng CSXH cũng phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong tất cả các hoạt động.”

“Chiến lược cũng đã nêu ra những giải pháp lớn để thực hiện, tuy nhiên trong đó đáng chú ý nhất đó là việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH; hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ ủy thác; củng cố tổ chức tổ TK&VV, đảm bảo hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ TK&VV, Ngân hàng CSXH và quá trình sử dụng vốn của người vay...”

Từ quyết định phê duyệt chiến lược hoạt động Ngân hàng CSXH của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng CSXH đã đưa ra phương hướng hoạt động để “ phấn đấu đến năm 2022, có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ cho phat triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần phát triển thị trường tài chính nông thôn; cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị - xã hội”.


“Trong những năm tới đây, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là một trong các công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao hoạt động về chất lượng, giảm bớt bao cấp của Chính phủ, bền vững về tài chính và tuân thủ theo các cam kết quốc tế. Hướng đi chính trong công cuộc đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi là để nhằm đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu tín dụng phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Điều chỉnh lại mức cho vay, thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công bằng xã hội, trực tiếp là mục tiêu xóa đói giảm nghèo.”

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Với việc là Thủ đô của cả nước, Hà Nội đưa ra những phương hướng và các mục tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH Thành phố đến năm QUẢNG và giữ vững đến năm 2022. Ngân hàng CSXH đã đề ra mục tiêu bao trùm đó là “phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách”.

Các mục tiêu cụ thể là: “Tạo điều kiện để 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi do Ngân hàng CSXH cung cấp. Về công tác nguồn vốn: bình quân mỗi năm tăng 8-10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới giảm xuống dưới 0,2%. 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo đúng quy định. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi với hoạt động về hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và các hoạt động của tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn Thủ đô theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố.”

“Thực hiện tốt hoạt động hạch toán kế toán và quản lý tài chính của ngành quy định. Tiếp nhận các chỉ tiêu khoán tài chính với NHCSXH và giao khoán tài chính lại tới các PGD quận, huyện trực thuộc dựa trên cơ sở triệt để tiết kiệm các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


khoản chi phí và thực hiện các chỉ tiêu khoán tài chính của Trung ương giao.Thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền mặt và tài sản tại nơi giao dịch và trên đường vận chuyển. Đảm bảo thực hiện đúng các chế độ của Nhà nước, của ngành và chỉ đạo của NHCSXH trong việc an toàn về tài sản và ngân quỹ. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp tới hoạt động nghiệp vụ (nhất là công tác tín dụng và tài chính kế toán, ngân quỹ). Tổ chức thực hiện công tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác đối với cán bộ hội đoàn thể, các Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án, toàn thể cán bộ ngân hàng …”

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 11

Về Công tác tin học: Cập nhật đầy đủ, kịp thời các phần mềm và hỗ trợ tốt cho các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.

“Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động tín dụng cho vay giải quyết việc làm, Ngân hàng v Chi nhánh CSXH Thành phố Hà Nội đã đưa ra phương hướng đến năm 2022 như sau: Thực hiện tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm cho vay giải quyết việc làm, và bám sát tỷ lệ tăng trưởng dư nợ chung của Chi nhánh. Tăng cường huy động nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư, nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,2 % bằng việc tăng cường sự phối hợp và vào cuộc của các cấp chính quyền, các Sở, ban ngành vừa kiểm tra giám sát vừa đông đốc thu hồi nợ.”

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Huy động nguồn vốn.

Đây là giải pháp quan trọng nhất bởi vì hiện tại nguồn vốn mới đáp ứng được 58,7 % nhu cầu của người vay. Còn 41,3% nhu cầu còn lại là vẫn chưa đáp ứng được vì Chính phủ và các bộ ban ngành rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn do không huy động được hết nguồn vốn nhàn dỗi. Do đó NHCSXH cần phải huy động nguồn vốn từ nhiều cách và các hình thức khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng về nguồn vốn.


a. Đa dạng các nguồn vốn

*. Nguồn vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất:

- Đối với NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội để tạo lập được nguồn vốn lãi suất thấp hay không lấy lãi cần tăng cường tranh thủ hơn nữa trong mối quan hệ với các cấp ngành từ Thành phố xuống các quận huyện. Thuận lợi của Chi nhánh là các thành viên trong Ban đại diện từ cấp Thành phố xuống các quận huyện đều là lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện là Phó chủ tịch thường trực các cấp.

Bên cạnh thuận lợi trên, để huy động được vốn Chi nhánh cần chủ động tham mưu cho Ban đại diện của các cấp trong việc chỉ đạo điều hành và tạo điều kiện cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là việc tạo lập vốn hàng năm dựa trên việc tăng thu, giảm chi từ ngân sách các cấp để chuyển một phần nguồn đó uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội cho vay (có phí hoặc không có phí).

Từ khi thành lập đến nay, hàng năm UBND Thành phố Hà Nội đều trích một phần ngân sách nhờ tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm.

Chi nhánh NHCSXH Hà Nội nên chủ động tham mưu cho Ban đại diện các cấp hàng năm bổ sung nguồn ngân sách vào quỹ khuyến học địa phương và chuyển một phần uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để cho vay, vừa đáp ứng một phần nào nhu cầu về vốn của người dân đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu chính trị - xã hội trên toàn Thủ đô nói chung và từng quận huyện nói riêng.

Nguồn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay mức gửi tiết kiệm của tổ viên còn thấp nội thành là 200.000đ/hộ/tháng, ngoại thành là 50.000 đồng/hộ/tháng nên cần tuyên truyền sâu rộng hơn lợi ích của việc gửi tiết kiệm tổ nhằm nâng mức gửi trung bình của tổ viên lên 250.000 đồng. Năm 2019 nguồn vốn huy động qua tổ TK&VV là 274 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng so với năm 2018. Nếu duy trì tốt đây là nguồn vốn ổn định với lãi suất thấp cho Chi nhánh NHCSXH Hà Nội.”Muốn làm được việc này thì quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV do NHCSXH


ban hành cần phải có những cải tiến, tạo thuận lợi nhất về phương thức phục vụ để tất cả các đối tượng có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cư trú thông qua việc ủy nhiệm của NHCSXH cho các Tổ TK&VV, người gửi tiền được gửi và rút theo nhu cầu với mức lãi suất hợp lý vì hiện nay khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa dịch vụ gửi tiền của các NHTM còn hạn chế.”

b. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

Để huy động được nguồn vốn tiết kiệm dân cư NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội cần thực hiện một số các giải pháp sau:

NHCSXH áp dụng nhiều hình thức đa dạng trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Ngoài những hình thức tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, cần thực hiện thêm tiết kiệm ngoại tệ. Thực hiện thanh toán ngoại hối tại chi nhánh trong đó trú trọng cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Áp dụng các công nghệ mới hiện đại trong lĩnh vực tin học nhằm tạo lòng tin của khách hàng đến giao dịch.

Huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường: tháng 11/2019 Chi nhánh NHCSXH Hà Nội thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư với mức lãi suất cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Để đạt hiệu quả hơn nữa Chi nhánh NHCSXH cần sớm hoàn thiện trang thiết bị và công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác huy động nguồn vốn trong nền kinh tế hiện nay. Trong công tác huy động vốn có thể thực hiện khoán tài chính căn cứ vào hai chỉ tiêu đó là:”tổng nguồn vốn huy động theo kế hoạch giao (quy mô, thời hạn, kỳ hạn) và chi phí các nguồn vốn huy động được xác định trước trong kỳ kế hoạch, nếu chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn huy động và có chi phí huy động thấp hơn số xác định trong kỳ kế hoạch thì được phép sử dụng một tỷ lệ nhất định và hợp lý trong số tiết kiệm được này đưa vào thu nhập của Chi nhánh.”

3.2.2. Công tác kiểm tra giám sát và phối hợp với tổ chức nhận ủy thác

Phát huy hơn nữa chức năng tham mưu với các cấp ủy, chính quyền địa phương và hoạt động của BĐD - HĐQT NHCSXH Hà Nội trong công tác chỉ đạo


và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Hoạt động của NHCSXH gắn kết với nhiều cơ quan ban ngành, chính quyền. Để phát triển tốt hoạt động tín dụng cho vay giải quyết việc làm thì đây cũng là giải pháp quan trọng vì phát huy được mối quan hệ này sẽ là điều kiện tốt cho Chi nhánh Hà Nội phát triển bền vững.Chi nhánh NHCSXH Thành phố cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò hoạt động tín dụng của mình có ý nghĩa rất quan trọng trong ổn định xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống, nâng cao trình độ cho người dân. Chứngminh được điều này thì cấp ủy chính quyền các địa phương sẽ thực hiện hết trách nhiệm mà Chính phủ giao trong Nghị định 78 và ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Hà Nội hoạt động từ nguồn vốn đến hoạt động cho vay. Ban đại diện HĐQT ở các cấp của NHCSXH là đơn vị chỉ đạo, là cơ quan chính quyền sở tại. Do đó, NHCSXH phát huy tốt chức năng tham mưu sẽ là cơ hội cho hoạt động của NHCSXH phát triển bền vững.

Để nguồn vốn chính sách thực sự đến được những đối tượng chính sách, Tổng giám đốc NHCSXH đã ra văn bản 2064/ NHCS – TD, và 4030/NHCS -TD về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của tổ giao dịch lưu động xã ,phường. Chi nhánh Hà Nội đã triển khai thực hiện văn bản này, đến nay toàn Chi nhánh đã có 561/tổng số 584 xã, phường toàn Thành phố có điểm giao dịch lưu động, những xã, phường còn lại có trụ sở giao dịch của NHCSXH cấp quận, huyện đóng trên địa bàn thì giao dịch tại trụ sở. Những nội dung cần công khai cho người dân biết (nội quy giao dịch, giờ giao dịch, các đối tượng chính sách được vay vốn Ngân hàng, mức lãi suất cho vay ưu đãi theo từng thời kỳ, dư nợ của từng hộ vay… ) đều được Chi nhánh niêm yết công khai tại trụ sở UBND các cấp.

Từ khi có điểm giao dịch lưu động, hoạt động tín dụng của Chi nhánh được chuyển sang phương thức hoạt động mới, hàng ngày tổ giao dịch thực hiện cho vay, thu nợ, chi hoa hồng, phí uỷ thác, trả thù lao trực tiếp tại các điểm giao dịch theo lịch cố định. Trong buổi giao dịch ngoài công việc trên cán bộ Ngân hàng kiểm tra hồ sơ, sổ sách, hướng dẫn các tổ tiết kiệm và vay vốn lập hồ sơ vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Thông qua những lần giao dịch trực tiếp, cán bộ Ngân hàng nắm


bắt được đầy đủ các thông tin, diễn biến, tình hình trả nợ, lãi của hộ vay, các trường hợp nợ qúa hạn, xâm tiêu khó đòi…để kịp thời có biện pháp xử lý.

Việc thực hiện giao dịch lưu động tại địa bàn sẽ hạn chế được tình trạng xâm tiêu của cán bộ các hội, đoàn thể, tuy nhiên về phía cán bộ Ngân hàng lại dễ xảy ra tình trạng thành viên tổ giao dịch lưu động thông đồng với nhau để xâm tiêu hoặc lập chứng từ chi giả để vay ké, vay hộ. Chính vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được tăng cường, có thể kiểm tra định kỳ thường xuyên hoặc đột xuất. Ngoài Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chính thực hiện, Giám đốc các Phòng giao dịch trực thuộc phải chủ động thường xuyên kiểm tra đột xuất hoạt động thu - chi của tổ giao dịch lưu động, thường xuyên luân chuyển thành viên của tổ giao dịch lưu động để tránh hiện tượng câu kết, móc ngoặc với nhau xâm tiêu, chiếm dụng.

Cho vay đối tượng chính sách nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng đều cho vay bằng tín chấp, thông qua sự xác nhận, bảo lãnh của UBND các cấp. UBND các cấp bảo lãnh, xác nhận dựa trên cơ sở biên bản họp và danh sách được phê duyệt của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với chi nhánh đưa lên. Trình độ của cán bộ ngân hàng và trình độ trách nhiệm của các tổ trưởng TK&VV chưa cao, chính vì vậy việc kiểm tra thường xuyên hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng để phát hiện những sai sót cần bổ sung kịp thời, tránh tình trạng những món nợ không thu hồi được nhưng cho vay lại không đầy đủ không đúng nguyên tắc, khi đó việc thu hồi và xử lý món nợ trên càng khó khăn. Ngoài ra cần tăng cường giám sát, kiểm tra sau cho vay để kịp thời thu hồi lại vốn đối với những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích.

Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đặc biệt là đối với các địa phương có tỷ lệ cao về dư nợ cho vay giải quyết việc làm.

“Ngoài việc sử dụng bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cần phải tích cực phối hợp với các Bộ, nghành các Tổ chức chính trị - xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo được khách quan, trung thực. Khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót, xử lý nghiêm đối với các


trường hợp lợi dụng chính sách, cố ý thực hiện sai chính sách quy định.”Qua công tác kiểm tra cũng nhằm phát hiện những bất cập trong chính sách, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ.

“Thường xuyên nâng cao, củng cố chất lượng ủy thác với các tổ chức Hội đoàn thể. Quy trình cho vay của NHCSXH được chia thành 09 công đoạn, trong đó NHCSXH thực hiện 03 công đoạn, còn lại 06 công đoạn được ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ. Việc các tổ chức Hội làm dịch vụ ủy thác được Chính phủ quy định tại Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 nhằm chuyển tải vốn của Chính phủ đến đúng đối tượng được thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Từng các cấp Hội từ xã đến trung ương cần phải tổ chức tổng kết để đánh giá lại việc thực hiện dịch vụ ủy thác, qua đó rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, xem xét lại hiệu quả làm việc của cán bộ được bố trí làm công việc này. Từ đó tìm các giải pháp ngăn chặn những sai sót phát sinh và khắc phục dần những sai sót, tồn tại nêu trên và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức đầy đủ về tín dụng chính sách và nâng cao trách nhiệm, ý thức trả nợ của người vay.”

Họp giao ban 04 hội đoàn thể thường xuyên hơn nhằm tăng cường công tác theo dõi nắm bắt tình hình và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Hội, tổ, Ngân hàng cần nghiên cứu kết hợp nhiều giải pháp giảm thiểu nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm. Tiếp tục”thành lập các tổ thu hồi nợ quá hạn gồm các thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã, Hội đoàn thể câp xã, Trưởng hoặc phó công an xã, cán bộ tư pháp xã, cán bộ văn hóa xã hội xã, cán bộ tín dụng NHCSXH theo dõi địa bàn. Kết hợp các biện pháp này sẽ là công cụ cực kỳ hữu hiệu trong việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay giải quyết việc làm nói riêng tại NHCSXH.”

“Hội đoàn thể kết hợp với Chi nhánh NHCSXH nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tại điểm giao dịch xã. Cùng Ban quản lý Tổ theo dõi việc sử dụng vốn vay của người vay để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và tập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022