Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội


Ngân hàng CSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Do nguồn vốn cho vay của quỹ quốc gia giải quyết việc làm còn hạn chế, hàng năm Ngân sách nhà nước bổ sung chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do vậy muốn tăng được quy mô thì Ngân hàng CSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội cần có những chính sách huy động nguồn thật hợp lý để thu hút được nguồn tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn ( Mặc dù biết là Ngân hàng CSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội gặp khó khăn hơn trong việc huy động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn)

Hai là,thủ tục xét duyệt vay vốn của chương trình cho vay giải quyết việc làm còn rườm rà, phức tạp.

Thủ tục về xét duyệt dự án cho vay giải quyết việc làm phản ánh được sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng CSXH với các tổ chức Chính trị - Xã hội. Nhưng nó cũng bộc lộ sự rườm rà trong quá trình thực hiện. Thời gian để từ khi chủ dự án nộp đơn xin vay vốn Giải quyết việc làm cho đến khi nhận được vốn vay kéo dài gần 1 tháng. Nguyên nhân là do: thứ nhất là hồ sơ xin vay vốn phải trải qua nhiều cấp trung gian thẩm định, xét duyệt. Hai là, quy định về các loại giấy tờ trong hồ sơ còn nhiều, phức tạp, không phù hợp với thực tế: Ví dụ đơn cử đó là Mẫu giấy ủy quyền của hộ gia cử người đại diện đứng tên sổ vay vốn, giấy này yêu cầu tất cả thành viên trên 18 tuổi ký vào và có sự chứng kiến của trưởng thôn và có xác nhận của UBND cấp xã gây rất nhiều phiền hà cho hộ vay. Biết rằng đây là vốn vay ưu đãi có tính rủi ro cao, nhưng với mục đích là giúp cho người lao động có việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên thì Ngân hàng CSXH cần kết hợp với Bộ LĐTB&XH xây dựng một quy trình cho vay giải quyết việc làm đơn giản và nhanh gọn nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả tín dụng cho vay giải quyết việc làm, từ đó sẽ phát triển được hoạt động cho vay giải quyết việc làm.”

Ba là,công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc.

Công tác bình xét cho vay tại tổ TK&VV chưa thực hiện đúng theo quy định,


còn mang nhiều tính hình thức, dẫn tới việc công tác bình xét cho những hộ vay không đúng đối tượng được vay vốn, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn tới tình trạng hộ vay khi đến hạn sẽ không trả được nợ, làm tăng nợ quá hạn.

Bốn là, do năng lực cán bộ còn hạn chế.

Đối với các dự án NHCSXH trực tiếp cho vay và thẩm định: sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng cán bộ tín dụng phải thông qua các số liệu tài liệu do khách hàng lập để tiến hành kiểm tra đánh giá các số liệu như: về phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổng số vốn cần cho dự án, số vốn hiện tự có, số xin vay….tình hình tổ chức sản xuất, khả năng thu hút lao động, số vốn xin vay sử dụng vào mục đích gì, dùng để bổ sung vốn cố định hay vốn lưu động, hoặc cả 2 nhưng phải xác định rõ việc cho vay để bổ sung từng nguồn vốn cụ thể là bao nhiêu. Thực tế cho thấy, công tác thẩm định của một số cán bộ vẫn còn có hạn chế: việc thẩm định xác định các số liệu đánh giá phương án sản xuất kinh doanh chưa được chính xác; việc trực tiếp đến nơi thực hiện dự án để phỏng vấn Chủ dự án, đánh giá khả năng thực hiện trong thực tế chưa đảm bảo chất lượng, thẩm định các con số chưa đầy đủ để đánh giá được được tình hình xuất kinh doanh và khả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

tài chính của cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như tính khả thi của dự án. Thậm chí, nhiều trường hợp doanh thu sau dự án thấp hơn trước khi thực hiện dự án, cán bộ tín dụng không đưa ra được lý giải thuyết phục mà vẫn kết luận dự án có tính khả thi để cho vay.

Bên cạnh đó, việc cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH cơ bản được thực hiện thông qua hình thức ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có chương trình cho vay các dự án GQVL. Việc ủy thác này mặc dù Ngân hàng thực hiện một số công đoạn, nhưng nhiệm vụ công việc chủ yếu như lập hồ sơ dự án, lựa chọn đối tượng cho vay, tổ chức thẩm định, đi kiểm tra sau cho vay… là do các Tổ trưởng tiết kiệm và vay vốn và các Hội đoàn thể ở cấp xã thực hiện. Trong khi đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ chưa cao, lại thường thay đổi công việc, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào việc tập huấn nâng cao trình độ cho các cán bộ Hội đoàn thể và các tổ Trưởng tiết kiệm và vay vốn.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 10


Trình độ Ban quản lý Tổ tại một số nơi còn hạn chế, khả năng nắm bắt nghiệp vụ (nhất là nghiệp vụ mới) còn chưa tốt, nhiều Tổ trưởng chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác. Cá biệt tại một số địa bàn cũng đã có hiện tượng Tổ trưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi trong quá trình triển khai công tác nhận ủy thác (vay ké, thu phí ngoài lãi suất, chỉ thông báo chủ trương chính sách và triển khai cho vay các đối tượng thân thiết, họ hàng của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn....).Thực trạng phổ biến hiện nay đó là Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn đều do Hội đoàn thể đề cử từ chính các Chi hội trưởng của Hội đoàn thể, không xuất phát từ việc bình xét của các thành viên trong Tổ dẫn đến tại một số nơi Hội đoàn thể can thiệp quá sâu vào hoạt động của Tổ. Thậm chí, có xảy ra tình trạng Tổ trưởng không thực sự quản lý, điều hành hoạt động của Tổ, không nắm được tình hình hộ vay trong Tổ của mình mà tất cả đều do Hội đoàn thể chủ quản thực hiện.

Năm là, quy trình nghiệp vụ chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra giám sát chưa thực sự được coi trọng và còn mang tính hình thức. Số lượt kiểm tra của cơ quan lao động về chuyên đề cho vay GQVL của cơ quan LĐTB&XH các cấp mỗi năm là không nhiều hoặc nếu có thì lại tập trung quá nhiều địa bàn trong 1 thời gian ngắn (trong 10 - 15 ngày kiểm tra toàn bộ các địa bàn, mỗi ngày 2 địa bàn) dẫn đến chất lượng không cao.

+ Trước khi vay người vay đã xây dựng phương án sử dụng vốn, tuy nhiên để thực hiện đúng nội dung này sau khi Ngân hàng giải ngân tiền vay là vấn đề cần phải được quan tâm, vì việc người vay có sử dụng vốn đúng nội dung dự án sau khi giải ngân hay không quyết định nên tính đúng đắn và hiệu quả của việc đầu tư cho vay. Trong thực tế do những chi phối khác nhau cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nên xảy ra nhiều trường hợp người vay nhận vốn về đã sử dụng vào các nội dung khác. Ví dụ như khi xin vay để mua nguyên vật liệu nhưng thực tế là đầu tư vào mua máy móc thiết bị; hoặc xin vay để mở rộng nhà xưởng, nhưng để mua nguyên liệu đầu vào hoặc ngược lại. Hoặc có trường hợp vay về nhưng sơ sở SXKD không dùng vốn vào nội dung đầu tư của dự án mà dùng


để trả nợ cho các món nợ của cơ sở SXKD trước đó. Trong trường hợp này việc kiểm tra giám sát và xử lý là rất quan trọng, khi phát hiện người vay không sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh, hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích cán bộ ngân hàng cần phải có hướng xử lý thích hợp, hoàn thiện hồ sơ về việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng vốn hoặc phải lập biên bản và yêu cầu cơ sở SXKD thu hồi vốn trước hạn. Quá trình kiểm tra thực tế cho thấy, việc làm này tại một số nơi còn yếu, thậm chí mang tính hình thức do cán bộ tín dụng chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc kiểm tra sau khi giải ngân.

+ Đối với các dự án cho vay GQVL thông qua nhóm hộ gia đình việc kiểm tra sau khi cho vay được ủy thác cho các chủ dự án nhóm hộ đó là các tổ Trưởng tiết kiệm và vay vốn, tổ Trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra các thành viên trong tổ về sử dụng vốn vay. Tính đúng đắn và khách quan phụ thuộc vào các tổ Trưởng tiết kiệm và vay vốn, ngoài ra các Hội đoàn thể cấp xã cũng tham gia việc giám sát sử dụng vốn vay. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số trường hợp khi hộ vay trong dự án vay vốn về không sử dụng vào sản xuất kinh doanh mà cho các hộ trong nhóm vay lại, hoặc không sử dụng vốn vào dự án sản xuất kinh doanh đã lập mà đưa vào sử dụng chi tiêu khác của hộ gia đình hoặc cho người khác vay lại, Tổ Trưởng, Hội đoàn thể mặc dù có biết, nhưng vì nể nang, vì có anh em họ hàng, người thân quen hoặc vì có lợi ích cá nhân nên còn dung túng cho việc làm nào, không thực hiện xử lý món vay sử dụng vốn sai mục đích theo đúng quy định. Nếu NHCSXH cũng buông lỏng quản lý, không tăng cường kiểm tra giám sát thì nguy cơ rủi ro xảy ra sẽ rất cao, vốn tín dụng ưu đãi không những không phát huy được hiệu quả mà còn bị lợi dụng, bị chiếm dụng, có nguy cơ thất thoát.

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình vốn vay tại Tổ tiết kiệm và vay vốn tại một số nơi chưa đảm bảo, có trường hợp Tổ trưởng không nắm được tình hình sử dụng vốn cũng như tình hình thực tế về khả năng tài chính của tổ viên vay vốn dẫn, đến không có biện pháp kịp thời để xử lý những trường hợp khó khăn, không trả được nợ khi đến hạn.


Sáu là, chưa có sự hỗ trợ đầu ra trong cho vay giải quyết việc làm

Nhiều hộ gia đình vay vốn giải quyết việc làm nhưng không theo hướng đầu tư vào nông nghiệp hay công nghiệp, mà theo hướng đi học nghề, đào tạo nghề để tìm việc. Tuy nhiên hiệu quả cho vay giải quyết việc làm đạt hiệu quả chưa cao do chưa có sự liên kết giữa việc cho vay vốn đối với người lao động và hỗ trợ đầu ra, cần có sự gắn kết giữa ngân hàng chính sách, các doanh nghiệp tuyển dụng với các cơ sở đào tạo nghề để hỗ trợ người lao động được đào tạo xong có việc làm.

* Nguyên nhân khách quan

Một là, do cơ chế chính sách Nhà nước.

Cơ chế cho vay phụ thuộc các bộ ngành nên chưa đảm bảo được tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Bộ ngành ban hành văn bản cụ thể chi tiết, thì một mặt đã tạo được điều kiện pháp lý cho quá trình thực hiện, nó thể hiện tính quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tuy nhiên có mặt hạn chế của nó ở chỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh đa dạng, đủ các ngành nghề, các thành phần kinh tế trong khi quy định mức cho vay để thu hút việc làm một lao động là 50 triệu đồng, cho vay một dự án cơ sở SXKD là tối đa tỷ đồng, làm cho tính linh hoạt trong hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa cao.

Hai là, những yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội

Tính hiệu quả trong cho vay dự án GQVL còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, sản phẩm hàng hóa sản xuất ra khó cạnh tranh trên thị trường (kể cả một số hàng thủ công mỹ nghệ, gia công chế biến, sản xuất) do nền sản xuất còn thấp bé, kỹ thuật thấp nên các yêu tố đó đã gây trở ngại đến hiệu quả kinh tế và công tác quản trị cho vay.

Ba là, môi trường kinh tế

Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội của thế giới, của khu vực, của Việt Nam cũng như của Thành phố Hà Nội có nhiều khó khăn, tình trạng suy thoái diễn ra phổ biến, nhiều tập đoàn, công ty bị phá sản, sản xuất đình trệ, đầu vào giá cả tăng trong khi đầu ra gặp nhiều khó khăn. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mọi thành phần


kinh tế, trong đó có đối tượng hộ gia đình kinh doanh cá thể và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tình hình suy thoái nền kinh tế, xuất nhập khẩu, hàng tồn đọng không tiêu thụ được, dẫn đến các mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến thu hút lao động, thậm chí lao động bị sa thải thất nghiệp, ảnh hưởng đến cả chất lượng dự án vay vốn GQVL, chất lượng tín dụng (nợ quá hạn phát sinh đa phần cũng đều do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế).

Bốn là, ý thức người dân kém:

Bản thân người vay vốn khi lập dự án được phê duyệt và giải ngân cho vay vẫn còn có một số trường hợp chưa có ý thức cao trong việc sử dụng tiền vay đúng vào mục đích dự án lập, một số ít do nhận thức đây là vốn Nhà nước nên nghĩ Nhà nước cấp không, cho không, người vay chưa có ý thức trả nợ đúng hạn, có hiện tượng chây ỳ. Việc này đòi hỏi cán bộ NHCSXH cùng các Hội đoàn thể, chủ dự án phải vận động tuyên truyền, thuyết phục, phối hợp chính quyền địa phương xử lý trong trường hợp cố tình chây ỳ, làm ảnh hưởng đến môi trường tín dụng.

Kết quả xuất khẩu lao động đạt thấp, nguyên nhân chủ yếu là: tâm lý kén chọn việc làm, có thu nhập cao của lao động rất phổ biến, ngại làm những công việc giản đơn, nặng nhọc và không đi những nước có thu nhập thấp. Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động của Hà Nội chưa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu lao động. Công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động chưa được quan tâm đúng mức, việc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên và kịp thời, nên đã xảy ra một số hiện tượng môi giới trong hoạt động xuất khẩu lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ngày 14/1/2003 Hội đồng quản trị NHCSXH đã ra Quyết định số 18/QĐ- HĐQT về việc thành lập Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội có diễn biến phức tạp do dịch bệnh, thiên tai, mất mùa,tình trạng suy thoái diễn ra phổ biến, nhiều tập đoàn, công ty bị phá sản, sản xuất đình trệnên cơ cấu ngành nghề có xu hướng giảm và chuyển đổi mục đích để phù hợp với tình hình chung trên địa bàn. NHCSXH Thành phố Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ của mình đã góp phần không nhỏ giải quyết vấn đề chuyển đổi việc làm và giảm thất nghiệp trên địa bàn. Quy mô cho vay giải quyết việc làm tăng lên cả về số tiền cho vay và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tại ngân hàng. Số hộ gia đình được vay vốn tăng lên qua các năm, cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của người dân sẽ ngày càng tăng lên,…Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình được vay vốn trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn còn thấp. Việc cho vay giải quyết việc làm còn manh mún, hiệu quả chưa thực sự cao khi số người có việc làm thực tế so với cam kết khi cho vay còn cách xa. Vì vậy, cần thực hiện triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ, kế hoạch mà Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã đề ra để giảm bớt các tồn tại, hạn chế về tỷ lệ cho vay, tình hình nợ xấu, chất lượng vay của toàn Chi nhánh.


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI -

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội

“Ngày 10/07/2012 Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt quyết định số 852/QĐ-TTg về viêc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước, gắn liền với việc phát triển hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như: 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng CSXH cung cấp; Dư nợ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 10%; tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ; giảm thiểu thủ tục, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ; Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; Hiện đại hóa áp dụng các công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ; Hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và cảnh báo những rủi ro;“Thực hiện phối hợp và lồng ghép có hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao các công nghệ khoa học, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.”

Về cơ chế tài chính, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH chủ yếu là do nhà nước cấp, do Ngân hàng CSXH huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “ Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”. Hiện nay,“mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH hiện tại đã được khẳng định hiệu quả và cần phải tiếp tục phát huy như sau: Hoàn thiện về mô

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022