Mức Chênh Lệch Giữa Lãi Suất Huy Động Bình Quân


Bảng 2.8: Mức chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Lãi suất huy động bình quân/năm

6,8

6,8

6,8

Lãi suất cho vay GQVL/năm

6,6

6,6

7,92

Mức chênh lệch giữa LSHĐ và LSCV

-0,2

-0,2

1,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 9

(Nguồn báo cáo hoạt động cho vay giải quyết việc làm hàng năm )

Lãi suất cho vay GQVL/năm tại NHCS chi nhánh TP Hà Nội trước thời điểm ngày 8/11/2019 là 6,8% đến ngày 8/11/2019 Lãi suất cho vay GQVL/năm được điều chỉnh lênlà 7,92%/năm còn. Lãi suất huy động vốn bình quân các năm chỉ duy trì ở mức là 6,8%/năm. Như vậy mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chương trình cho vay GQVL tại NHCS chi nhánh TP Hà Nội là -0,2% đến ngày 8/11/2019 mức chênh lệch mới đạt 1,12%.

Như vậy, với chính sách ưu đãi lãi suất cho vay, chương trình cho vay GQVL đã góp phần làm giảm gánh nặng tài chính cho người lao động vay vốn giải quyết việc làm. Tuy nhiên, chính sách này cũng đang tạo ra áp lực ngày càng lớn lên NSNN, lên sự an toàn tài chính và tính bền vững trong hoạt động của NHCSXH.

Ngoài ra sự ưu đãi về lãi suất cho vay, việc áp dụng cơ chế lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay đang tạo ra nhiều rủi ro cho cả NHCSXH và người lao động vay vốn. Vì thời hạn cho vay dài nên đến lúc trả nợ nếu lãi suất cho vay trên thị trường giảm xuống thấp hơn mức lãi suất ưu đãi trong hợp đồng tín dụng mà người lao động đã ký trước đó nhiều năm, người lao động sẽ bị thiệt, đồng thời làm mất tính ưu đãi của chương trình. Ngược lại, lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay trên thị trường tăng cao sẽ có tác động tiêu cực đến an toàn về tài chính, tính bền vững của NHCSXH.


2.2.3.2. Phân tích hiệu quả cho vay giải quyết việc làm theo chỉ tiêu hiệu quả xã hội.

* Nâng cao số lượng lao động được thu hút thêm

Bảng 2.9: Bảng số lao động được giải quyết việc làm từ năm 2017-2019


Năm

2017

2018

2019

Số lao động được

giải quyết việc làm

35.420

38.356

40.278

(Nguồn báo cáo hoạt động cho vay giải quyết việc làm hàng năm tại chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội của Sở LĐ TBXH TP Hà Nội )

Như vậy, trong 3 năm 2017-2019, số lượng lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhờ nguồn vốn của NHCSXH đều tăng trưởng, có được điều đó là do doanh số hoạt động chương trình cho vay GQVL của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội tăng lên đáng kể trong 3 năm qua hơn nữa hiệu quả cho vay cũng được quan tâm và cải thiện rất nhiều.

Tổng nguồn vốn cho vay GQVL trong năm 2019 là 2.145 tỷ đồng đã đáp ứng cho vay với 70.236 hộ được vay vốn, góp phần giải quyết việc làm mới cho khoảng hơn 40 nghìn lao động. Những con số trên phản ánh khả năng thu hút thêm lao động của một hộ kinh tế gia đình là không cao. Tuy nhiên, với quy mô vốn vay trung bình chỉ khoảng 30,5 triệu đồng/hộ thì khả năng thu hút thêm một lao động và tạo thu nhập thường xuyên cho lao động đó đã là một cố gắng rất lớn của một hộ kinh tế gia đình. Quy mô vốn vay nhỏ xuất phát từ cả hai phía: bên vay vốn kém tự tin vào năng lực của bản thân và thực sự chưa có kế hoạch nghiêm túc vay vốn để làm ăn, mở rộng quy mô SXKD. Nhiều khi, mục đích vay vốn ưu đãi chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình là đối tượng chính sách. Bên bảo lãnh thì e ngại bị liên đới chịu trách nhiệm hoặc mất uy tín với những món vay được tín chấp mà không trả được nợ. Đây cũng là một trong số nguyên nhân nhỏ dẫn tới hạn chế sự phát triển của chương trình giải quyết việc làm.


* Nâng cao chất lượng lao động từ việc sử dụng nguồn vốn.

Việc tăng thêm chất lượng lao động từ việc sử dụng nguồn vốn được coi là mục tiêu quan trọng về mặt xã hội khi đánh giá về hiệu quả cho vay GQVL và được xem xét dựa trên khía cạnh thu nhập, khối lượng công việc đảm nhận và thời gian gắn bó với công việc. Với một số dự án trong quá trình vay vốn đã được các Hội - đoàn thể, các Phòng nghiệp vụ tại địa phương tập huấn, đào tạo nghề đúng với ngành nghề đã lựa chọn. Trong quá trình sản xuất kinh nghiệm được tích lũy, trình độ lao động được nâng cao, đây cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả vốn vay GQVL.

* Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong 3 chỉ tiêu của mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp thấp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu lao động chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư trong đó chuyển dịch cơ cấu đầu tư được coi là nền tảng cho các tiến trình kia. Nhận thức được ý nghĩa đó, cho vay GQVL đã góp phần tích cực vào những tiến trình chuyển dịch trên bằng cách chủ động ưu tiên cho các dự án vay vốn phát triển làng nghề truyền thống, các dự án vay vốn đầu tư cho việc phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh... Vốn vay ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã góp phần thay đổi tập quán kinh tế lâu đời của người dân chuyển từ trồng trọt, chăn nuôi sang chế biến sản phẩm và sản xuất vật chất, đồng thời đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà địa phương đã định hướng và khuyến khích.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Những thành tựu đạt được

NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động và với vai trò là NHCSXH của Thủ đô. Bên cạnh đó việc làm vốn đã luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế, trong thời kỳ kinh tế như hiện nay lại càng được quan tâm ưu tiên. Chính vì vậy hoạt động cho vay giải quyết việc làm đóng vai trò quan


trọng trong các hoạt động cho vay của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Trong thời gian vừa qua, NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội đã đạt được rất nhiều kết quả đáng kể trong việc phát triển hoạt động cho vay GQVL.

Một là, thời gian qua, quy mô cho vay giải quyết việc làm tăng lên cả về số tiền cho vay và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tại ngân hàng, điều này cho thấy sự phát triển của cho vay giải quyết việc làm tại NHCS Thành phố Hà Nội.Tạo được việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Để có thể phát huy tốt và có hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày một tăng của người dân, phù hợp với tình hình diễn biến kinh tế khi mà nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, NHCSXH Thành phố Hà Nội đã không ngừng nỗ lực huy động mọi nguồn vốn. Theo sự phản ánh trực tiếp từ các cấp chính quyền, các hội đoàn thể và đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm ngày càng tăng cao, trong khi đó nguồn vốn cho vay từ chương trình rất hạn chế. Nhằm từng bước giúp người dân, nhất là những người trong độ tuổi lao động hiện nay có việc làm và từng bước ổn định cuộc sống, Ngày 23/09/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đây là điều được người dân và các doanh nghiệp mong chờ nhất đối với nguồn vốn vay giải quyết việc làm đó là hạn mức cho vay được nâng lên.”

Tính đến hết 31/12/2019, tổng dư nợ cho vay chương trình GQVL tại Thành phố Hà Nội đạt 2.145 tỉ đồng, tăng so với cùng thời điểm năm 2017 là 1.400 tỷ đồng và đã thu hút, tạo việc làm cho hơn 460 nghìn lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố. Do đó, đây được xem là một chính sách hợp lòng dân, đáp ứng được lòng mong mỏi của hộ vay, chủ cơ sở và doanh nghiệp.

Hai là, số hộ gia đình được vay vốn tăng lên qua các năm, cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của người dân ngày càng tăng lên. Doanh số cho vay và dư nợ của hoạt động cho vay GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua với tốc độ tăng trưởng khá cao. Bên


cạnh đó tỷ trọng hoạt động cho vay GQVL trong 3 năm qua tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong các hoạt động cho vay của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Điều này có được là do hoạt động cho vay GQVL ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng và ngày càng phát triển.

Ba là, về cơ cấu cho vay có sự phù hợp với thực trạng kinh tế của các quận, huyện. Tại huyện, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và đang phát triển các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống nên cho vay giải quyết việc làm tập trung vào hai lĩnh vực này. Về đối tượng cho vay, chủ yếu có xu hướng tập trung vào hộ cận nghèo và hộ thông thường, cho thấy nhiều hộ gia đình vay vốn năm trước cũng đã có xu hướng thoát nghèo.Các dự án và đối tượng vay vốn của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội được xem xét một cách linh động hơn. Cùng với đó là việc thực hiện chặt chẽ các quy định về thẩm định và cho vay, NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội đã làm tăng đáng kể về số lượng các món vay cho đối tượng các đối tượng khách hàng cần vốn.

Bốn là, thời gian qua, Chất lượng phục vụ khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng được nâng cao. Nhân viên được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm qua các đợt tập huấn. Cho vay giải quyết việc làm đã đem lại nhiều hiệu quả xã hội cho toàn Thành phố, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người, nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Năm là, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh tại NHCS Thành phố Hà Nội khá thấp, điều này cho thấy phần lớn người dân vay vốn trả được nợ, cho thấy phần nào hiệu quả của chương trình cho vay giải quyết việc làm, vì chỉ khi có thu nhập thì người dân mới có khả năng trả nợ.

Với những kết quả đã đạt được như trên, NHCSXH Chi nhánh Thành phố đã thực hiện tốt các chức năng của một Chi nhánh NHCSXH thủ đô, cụ thể là:

- Tạo ra kênh dẫn vốn ưu đãi cho thị trường lao động của thủ đô.

- Thực hiện một chính sách cho vay giải quyết việc làm phù hợp với người lao động tại thủ đô.


- Góp phần nâng cao hệ số sử dụng vốn ưu đãi, giúp nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng đến được với tay người dân.

- Góp phần tích cực vào tiến trình chuyển dịch cơ câu ngành nghề của Thủ đô.

- Góp phần cải thiện đời sống cho người dân được vay vốn và giải quyết các vấn đề xã hội.

Nguyên nhân của thành tựu

Để đạt được những thành tựu như trên, nguyên nhân là do:

Thứ nhất, Chi nhánh Ngân hàng CSXH TP Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban đại diện – HĐQT Ngân hàng CSXH TP Hà Nội, của Giám đốc NHCSXH Thành phố Hà Nội, của các cấp uỷ chính quyền. Cán bộ trong chi nhánhluôn đoàn kết nhất trí cao có phương pháp làm việc khoa học và có ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, là do sự đồng tâm nhất trí cao của tập thể cán bộ, CN viên NHCSXH đã vượt qua những thử thách khó khăn trong những năm qua và hiệu quả đóng góp tích cực vào công tác giải quyết công ăn việc làm cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương,vai trò của NHCSXH đã được Cấp uỷ, Chính quyền, các Ban ngành, đoàn thể của địa phương ghi nhận và đánh giá cao, khẳng định tính cần thiết và có hiệu quả trên địa bàn.

Thứ ba, tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn Thành phố nhìn chung là ổn định, điều này phần nào tạo điều kiện cho tín dụng của các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện phát triển và chất lượng tín dụng cũng không ngừng được cải thiện.

Thứ tư, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã có những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, các chương trình phát triển công nghiệp, sản xuất, chế biến, làng nghề trên địa bàn các quận, huyện; điều này tạo môi trường cho người dân sử dụng nguồn vốn vay từ NHCSXH đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó, có khả năng trả nợ ngân hàng, hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh.


2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, tại NHCS Thành phố Hà Nội, chất lượng tín dụng của NHCS mặc dù được cải thiện qua các năm nhưng nợ quá hạn và nợ khoanh vẫn còn tồn tại. Nợ quá hạn, nợ xấu của cho vay giải quyết việc làm vẫn còn khá cao trong tổng số nợ quá hạn, nợ xấu của toàn chi nhánh.( tỷ lệ nợ quá hạn của toàn bộ các chương trình đến hết 31/12/2019 là 0,06%, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay GQVL là 0,08%).

Thứ hai: Quy mô vốn vay còn dàn trải làm giảm hiệu quả đầu tư vốn vào các dự án có nhu cầu vay vốn lớn và thu hút được nhiều lao động.

Giá trị các món vay nhỏ lẻ. Tính bình quân hiện nay khoảng 30,5 triệu đồng/ món vay/ 1 hộ chỉ đủ làm tiền vốn sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ với thu nhập ít ỏi, không ổn định hoặc được sử dụng vào việc giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày do thất nghiệp, không có thu nhập. Con số 30,5 triệu đồng phản ánh tốc độ triển khai dự án thu hút nhiều lao động còn chậm. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố, Ngân hàng CSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội cần ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều người lao động tham gia vào làm việc.

Trong nửa năm trở lại đây, mức cho vay tối đa của Ngân hàng CSXH Thành phố Hà Nội đối với hộ giao đình được nâng lên không quá 100 triệu đồng. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tối đa không quá 2 tỷ đồng trên 1 dự án và không quá 100 triệu đồng trên một lao động được tao việc làm. Tuy nhiên như trên đã nói tính bình quân món vay hiện nay của chương trình cho vay giải quyết việc làm mới chỉ đạt 30,5 triệu đồng trên 1 hộ gia đình. Mức cho vay tối đa cho hộ gia đình và 1 dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh là hợp lý. Tuy nhiên nguồn vốn hạn chế, nhu cầu vay lớn do đó rất ít các cơ sở sản xuất kinh doanh được vay mức 2 tỷ đồng trên 1 dự án, một phần do quy định của Ngân hàng CSXH đó là số vốn vay gắn liền với số lao động thu hút thêm. Nên việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của chương trình giải quyết việc làm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trở lên hạn chế hơn.

Thứ ba, qua phân tích thực trạng cho vay các dự án GQVL thấy rằng các món cho vay, đang còn tập trung vào các nhóm hộ gia đình là chủ yếu, việc tạo việc


làm cho các hộ gia đình chủ yếu là để họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, giống cây trồng vật nuôi, gia công, chế biến hàng hóa, từ đó để họ tăng thêm thu nhập và có việc làm ổn định, như vậy góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh hộ gia đình, nhưng xét về mặt tổng thể chưa mang tính quy mô của sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Trong khi đó đội ngũ thất nghiệp không có việc làm nhất là tầng lớp học sinh, sinh viên sau khi ra trường; công nhân các doanh nghiệp bị thất nghiệp do dịch bệnh, người nông dân bị mất đất là tư liệu sản xuất do giải phóng mặt bằng,…. các tầng lớp này rất cần thiết phải có các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút lao động. Vì vậy vấn đề này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc cho vay GQVL.

Thứ tư, chưa có sự hỗ trợ đầu ra trong cho vay giải quyết việc làm

Nhiều hộ gia đình vay vốn giải quyết việc làm nhưng không theo hướng đầu tư vào nông nghiệp hay công nghiệp, mà theo hướng đi học nghề, đào tạo nghề để tìm việc. Tuy nhiên hiệu quả cho vay giải quyết việc làm đạt hiệu quả chưa cao do chưa có sự liên kết giữa việc cho vay vốn đối với người lao động và hỗ trợ đầu ra, cần có sự gắn kết giữa ngân hàng chính sách, các doanh nghiệp tuyển dụng với các cơ sở đào tạo nghề để hỗ trợ người lao động được đào tạo xong có việc làm.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân chủ quan

Một là, khả năng huy động nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn rất hạn chế.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động cho vay giải quyết việc làm bị hạn chế đó chính là quy mô của vốn cho vay giải quyết việc làm, chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của người lao động. Hiện nay, mức vay chỉ đạt trung bình 30,5 triệu đồng/ món vay, trong khi đó nhu cầu vay của người dân là rất lớn. Như đã nói ở trên Nguồn vốn để cho vay giải quyết việc làm bao gồm: Nguồn vốn trung ương chuyển, và nguồn vốn địa phương (Nguồn địa phương bao gồm có: Nguồn ngân sách UBND Thành phố chuyển và nguồn vốn NHCSXH Chi nhánh Thành phố huy động). Do đó, việc tăng quy mô nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022