Tổ Chức Bộ Máy Của Chi Nhánh Nhcsxh Thành Phố Hà Nội


mình, để từ đó đề ra hướng chỉ đạo đúng. NHCSXH - TP Hà Nội cũng vậy với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đến 31/12/2019 cơ cấu tổ chức của NHCSXH TP Hà Nội gồm: 01 Giám Đốc; 03 Phó Giám Đốc, 5 phòng ban trực thuộc (Kế toán - Ngân quỹ; Hành chính - Tổ chức; Kế hoạch - Nghiệp vụ; Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ,Tin học) và 29 PGD quận huyện trực thuộc, toàn chi nhánh có 377 cán bộ hoạt động tại ở tất cả các phòng ban

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRỤ S CHÍNH

BAN GIÁM ĐỐC

P. HÀNH CHÍNH TỔ

CHỨC

P. KẾ HOẠCH

NGHIỆP VỤ

P. KẾ TOÁN

NGÂN QUỸ

P. KIỂM TRA KIỂM TOÁN

NỘI BỘ

PHÒNG

TIN HỌC

PHÒNG GIAO DỊCH

NHCSXH QUẬN, HUYỆN

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT

NHCSXH QUẬN, HUYỆN

TỔ GIAO DỊCH

LƯU ĐỘNG XÃ, PHƯỜNG

TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN,

CHỦ DỰ ÁN

NGƯỜI

VAY

NGƯỜI

VAY

NGƯỜI

VAY

NGƯỜI

VAY

NGƯỜI

VAY

NGƯỜI

VAY


Ghi chú:Quan hệ chỉ đạo; Chế độ báo cáo

Quan hệ phối hợp;

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội


Ngoài việc tổ chức giao dịch tại Hội sở Chi nhánh và 29 PGD quận, huyện trực thuộc, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã thành lập các tổ giao dịch lưu động xã, phường để tổ chức giao dịch lưu động tại 558 xã, phường/ tổng số 584 xã, phường toàn thành phố.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

NHCSXH là một loại hình ngân hàng chuyên thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định. NHCSXH Thành phố hà nội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất theo quy định, là một pháp nhân, có con dấu riêng, có hệ thống giao dịch từ thành phố xuống xã, phường.

Hoạt động của NHCSXH thành phố Hà Nội không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu kinh tế, xã hội mang tầm vĩ mô của nhà nước và chính phủ, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, được tiếp nhận các nguồn vốn của chính phủ, Ngân hàng chính sách cấp trên và Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận, huyện để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; được huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức tiếp nhận tiền gửi có trả lãi và không trả lãi; được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước vv…

NHCSXH thành phố Hà Nội được tự chủ về tài chính, chủ động trong việc sử dụng vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trong quá trình hoạt động, NHCSXH thành phố Hà Nội được nhà nước và NHCSXH cấp trên cấp bù lãi suất hàng năm. Tỷ lệ cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng.

Đối tượng cho vay là các đối tượng được chỉ rõ trong các chính sách của chính phủ, thường là đối tượng khó đáp ứng các tiêu chí thương mại để tiếp cận được các


dịch vụ tài chính của các NHTM, cần sự hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng.

Lãi suất cho vay không phải thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận như các NHTM, mà lãi suất cho vay được áp dụng một mức thống nhất trong phạm vi cả nước do Thủ tướng chính phủ quyết định trong từng thời kỳ, không phân biệt đối tượng vùng hay khu vực.

Nguồn vốn của NHCSXH thành phố được tạo lập bởi chủ yếu từ nguồn do NHCSXH Trung ương chuyển xuống và nguồn vốn ủy thác từ UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước vv..

Công tác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp và nhiều tổ chức tham gia cùng phối hợp với NHCSXH thành phố Hà Nội quản lý thực hiện như đại diện của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội, Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên thành phố Hà nội vv…

Các hoạt động nghiệp vụ khác

- Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của ngành, đảm bảo tuyệt đối an toàn Tài sản và tiền mặt tại trụ sở và trên đường vận chuyển.

- Thực hiện chủ trương khoán tài chính của NHCSXH, Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giao khoán tài chính cho các Phòng giao dịch quận huyện để phát huy quyền tự chủ cho các đơn vị trong quản lý chi tiêu tài chính gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ được đặc biệt quan tâm trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý các tồn tại, đảm bảo hoạt động của toàn Chi nhánh đúng pháp luật, đúng chế độ.

- Ban đại diện hội đồng quản trị của 29 quận huyện trực thuộc đã thực hiện công tác kiểm tra tại các địa bàn xã, phường đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn, dự án và hộ vay theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

- Tại các điểm giao dịch lưu động của NHCSXH đặt tại các UBND xã, phường thực hiện công khai tất cả các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, công khai


mức lãi suất cho vay, danh sách các hộ được vay vốn hiện còn dư nợ…. để Chính quyền, tổ chức Hội đoàn thể và người dân biết và kiểm tra.”

* Cơ cấu tổ chức nhân sự.

Tổng số nhân viên, cán bộ của Chi nhánh là 377 người. Trong đó:

+ Số lao động hợp đồng ngắn hạn: 47 người

+ Số lao động dài hạn : 330 người

Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mà trung tâm của mối quan hệ chính là Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ là do phòng này triển khai các nghiệp vụ của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, thực hiện lên kế hoạch cho việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn huy động được. Hoạt động của phòng hiệu quả thì đồng nghĩa với việc là nhiệm vụ của Chi nhánh về cơ bản là được hoàn thành: thực hiện tốt việc cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng là Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với mục tiêu đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên đã đặt ra.

Về mặt chất lượng của cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh. Thực tế cho thấy, nhân sự đa số là cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao.”

Về chất lượng đội ngũ lãnh đạo: là các đồng chí có kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và công tác quản lý. Họ không những chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý, mà còn trực tiếp hướng dẫn cho những cán bộ trẻ trong phòng của mình biết được những công việc phải làm, và làm đúng. Nhờ có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo của NHCSXH Chi nhánh mà hoạt động của NHCSXH Chi nhánh thành phố Hà Nội đã dần đi vào hoạt động một cách ổn định, về cơ bản là hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên giao cho.

Với tư cách là một NHCSXH hoạt động trên địa bàn Thành phố, NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng có những lợi thế nhất định trong việc tranh thủ được sự quan tâm của các ngành, các cấp, và đông đảo nhân dân, những người hảo tâm có thu nhập cao ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên toàn Chi nhánh hoạt động tốt hơn nữa. Và để phát huy những mặt lợi thế đó, Chi nhánh cần nhanh chóng triển khai các điểm giao dịch lưu động tại xã (phường), kiện toàn bộ máy hoạt động trên toàn địa bàn


Thành phố. Ban lãnh đạo của Chi nhánh phải tăng cường công tác phối, kết hợp với các Chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể tại các địa phương. Để có thể nắm bắt được tất cả công việc trên, Chi nhánh cần xây dựng được một chiến lược hoạt động hợp lý dựa trên cơ sở phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. 2.1.4.Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

*. Huy động nguồn vốn.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nguồn vốn từ năm 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng.


Nguồn vốn


Năm

Nguồn vốn huy động

Nguồn TW

chuyển


Vốn ủy thác


Tổng cộng

Tổ chức kinh tế và

dân cư

Tiền gửi TK qua các

tổ TK&VV

2017

81

162

3.620

1.305

5.187

2018

209

206

3.988

1.435

5.667

2019

554

274

4.250

1.866

6.944

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 6

( Nguồn: Báo cáo 10 năm giai đoạn 2010-2019)

Nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội tăng trưởng mạnh so với ngày đầu thành lập, tăng 6.548 tỷ đồng, gấp 16.5 lần so với năm 2003, bình quân mỗi năm tăng 25,4%. Những con số trên cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của toàn Chi nhánh. Chi nhánh đã chủ động trong việc lập phương án để trình sang các ban ngành chức năng, UBND Thành phố và các quận, huyện để có thể tăng thêm nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách Thành phố và các quận, huyện. Mỗi cán bộ trong toàn phát huy mọi mối quan hệ của mình, cùng với đó Ban giám đốc Chi nhánh cố gắng liên hệ với các đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi… để huy động thêm nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Nguồn vốn tăng trưởng mạnh qua các năm đã đáp ứng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượn chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn của NHCSXH đã giao, và góp phần điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

* Hoạt động cho vay.


Toàn bộ nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội được sử dụng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, triển khai 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn Thành phố. Cụ thể: Hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, chương trình Quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, chương trình thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, và các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,....

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay của các chương trình

Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

1

Hộ nghèo

699

556

387

2

Hộ cận nghèo

1.461

1.120

501

3

Hộ thoát nghèo

41

755

1.793

4

Giải quyết việc làm

1.400

1.570

2.145

5

HSSV có hoàn cảnh khó khăn

406

270

181

6

Xuất khẩu lao động

1,4

1,2

1,1

7

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (KfW)

9

4,5

2,6

8

Nước sạch vệ sinh môi trường

999

1.119

1.187

9

Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

87

88

91

10

Hộ nghèo về nhà ở

58

50

54

11

Chăn nuôi bò sinh sản

1,9

0,2

0,09

12

Thương nhân vùng khó khăn

1,7

1,7

1,72

13

Chov ay dự án NIPPON

0,3

0,8

0,6

14

Cho vay theo QĐ 29

0

0,9

1

15

Cho vay trồng rừng sản xuất, chăn nuôi theo

NĐ 75/2015/ND-CP

0

0

0,89


Tổng cộng

5.165

5.537

6.347

Nguồn: Báo cáo thường niên hàng năm NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội

Qua bảng số liệu trên dư nợ của Chi nhánh tăng dần theo các năm tăng trung


bình là khoảng 10%. Đây thực sự là nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi nhánh giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có đầy đủ vốn để phát triển cuộc sống.

* Các công tác hoạt động khác

“Công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính được thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngành, đảm bảo tuyệt đối an toàn Tài sản và tiền mặt tại trụ sở và trên đường vận chuyển.”

“Thực hiện chủ trương khoán tài chính của NHCSXH, Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giao khoán tài chính cho các Phòng giao dịch quận, huyện để phát huy quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao cho.”

“Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ được quan tâm đặc biệt trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội; kịp thời phát hiện những sai sót, khắc phục và xử lý các tồn tại, để đảm bảo cho hoạt động của toàn Chi nhánh được thực hiện đúng theo pháp luật, đúng chế độ.”

“Hàng năm Ban đại diện Hội đồng quản trị của quận huyện, trực thuộc tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn xã, phường, đối với các tổ TK&VV, các dự án và các hộ vay theo chương trình, kế hoạch đã được xây dựng từ đầu mỗi năm.”

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội

Giải quyết việc làm là vấn đề luôn được các cấp các ngành quan tâm, thời gian qua, Chính phủ hay các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm, cụ thể như sau:

- Quyết định số 15/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.


Nội dung chính của quyết định quy định về đối tượng được vay vốn, điều kiện vay, lãi suất vay, cơ chế quản lý, cách thức thực hiện cho vay Quỹ quốc gia.

- Nghị định số 61/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, theo đó nội dung chính Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm.

- Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

- Thông tư liên tịch sổ 14/2008/TTLT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ- TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

- Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính về hượng đẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lỷ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Ngoài những quy định chung như trên, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội chủ yếu thực hiện cho vay giải quyết việc làm theo văn bản quy định với phạm vi hẹp hơn, cụ thể:

- QĐ số 86/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vaycủa Quỹ giải quyết việc làm Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.

- Văn bản số: 2539/NHCS-TD về Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của quỹ quốc gia về việc làm, theo đó quy định đầy đủ nội dung về đối tượng cho vay, thời hạn vay, phương thức cho vay, thủ tục quy trình nghiệp vụ cho vay, công tác tổ chức thực hiện.

Như vậy có thể nói, các văn bản pháp lý hướng dẫn cho vay giải quyết việc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022