Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội


1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội

1.2.2.1 Các tiêu chí định lượng

a) Doanh số cho vay GQVL

Doanh số cho vay là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay GQVL tại NHCSXH bởi vì quy mô cho vay trong một thời kỳ càng lớn thì chứng tỏ mối quan tâm thiết thực của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách thông qua hình thức tín dụng ưu đãi càng tăng. Doanh số cho vay được xác định bằng tổng số vốn ưu đãi đã cho các đối tượng cần GQVL vay trong một thời kỳ nhất định. Thông qua các con số đó người ta có thể đánh giá được sức tăng trưởng hay suy giảm của quy mô vốn GQVL giữa các thời kỳ. Doanh số cho vay càng cao thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.

b) Doanh số thu nợ cho vay GQVL

Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các thu hồi vốn gốc mà khách hàng đã trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả một phần. Doanh số thu nợ càng cao thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.

c) Dư nợ cho vay GQVL.

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay theo thời điểm vì thế nó cập nhật một cách chính xác quy mô cho vay của Ngân hàng tại thời điểm hiện tại, trong đó, nó cũng thể hiện số nợ khoanh, nợ xấu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Dư nợ cho vay GQVL không những phản ánh quy mô cho vay ưu đãi thời điểm mà còn thể hiện năng lực cho vay của Ngân hàng và tình trạng chiếm dụng vốn ưu đãi của các đối tượng chính sách đã vay vốn. Dư nợ cho vay GQVL càng cao thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.

Số dư nợ trên một cán bộ tín dụng quản lý. Nếu số dư nợ này lớn có thể đánh giá hiệu suất làm việc của cán bộ tín dụng cao. Tuy nhiên để đạt chất lượng tín dụng cần phải nghiên cứu đánh giá mức độ quản lý dư nợ đối với một cán bộ tín dụng làm sao phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.


d) Số khách hàng vay vốn

Số khách hàng vay vốn thể hiện số khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi qua đó cho biết số việc làm mới được tạo ra từ nguồn vốn chính sách này. Số khách hàng vay vốn càng nhiều chứng tỏ quy mô cho vay GQVL tăng hay chất lượng cho vay GQVL cũng tăng, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng vay vốn.

Mặt khác số khách hàng được vay phản ánh hiệu suất làm việc của nhân viên NHCSXH.

Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng hiện đang có dư nợ vay vốn / Tổng số cán bộ tín dụng.

Số khách hàng trên một cán bộ tín dụng càng nhiều chứng tỏ hiệu suất làm việc của cán bộ tín dụng càng cao, góp phần nâng cao chất lượng cho vay GQVL.

e) Tỷ lệ hoàn trả vốn, tỷ lệ mất vốn

Tỷ lệ hoàn trả vốn là tỷ lệ phần trăm được tính bằng số tiền thu được trong kỳ (bao gồm các khoản nợ quá hạn, loại trừ các khoản trả trước hạn) trên số nợ đến hạn trong kỳ và các khoản nợ quá hạn.


Tỷ lệ hoàn trả vốn


=

Số vốn thu được trong kỳ (bao gồm cả khoản

quá hạn trừ khoản trả trước hạn)

Số nợ đến hạn và quá hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội - 4

Số vốn thu được trong kỳ cao thì tỷ lệ hoàn trả vốn lớn, vòng quay của nguồn vốn cho vay sẽ nhanh hơn. Do đó, tỷ lệ hoàn trả vốn càng cao thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ hoàn trả vốn phản ánh 3 yếu tố đó là:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án: nếu dự án có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế thì đến kỳ trả nợ chủ dự án đầy đủ khả năng để trả nợ.

Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định dự án, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay chấn chỉnh khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hướng cho khách hàng làm ăn hiệu quả sẽ đảm bảo thu hồi vốn tốt hơn.


Có nhiều khách hàng vay vốn được tiếp cận và hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi của chương trình, đây cũng là yếu tố được NHCSXH quan tâm hàng đầu.

Tỷ lệ mất vốn phản ánh số vốn thất thoát trong kỳ không thu hồi được do nhiều nguyên nhân như: hộ vay gặp rủi ro bất khả kháng như bão, lũ, dịch bệnh trên diện rộng, lốc xoáy, Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh hoặc từ phía người vay như hộ vay chết, trốn, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc phải đi tù... Tỷ lệ mất vốn càng thấp thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.

f) Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ các khoản nợ được Ngân hàng khoanh nợ trên tổng dư nợ cho vay.Tại NHCSXH nợ được chia thành 3 loại:

- Nợ trong hạn

- Nợ quá hạn: quá hạn dưới 180 ngày được xếp vào loại Nợ nghi ngờ, từ trên 180 ngày được xếp vào loại nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ

quá hạn

=

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ

xấu

=

Nợ khoanh + Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

- Nợ khoanh: là những khoản nợ đã quá hạn sau một thời gian dài và không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan được Ngân hàng cho khoanh nợ, trong thời gian được khoanh không tính lãi.


Tỷ lệ nợ xấu phản ảnh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao điều đó chứng tỏ chất lượng công tác tín dụng kém, ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn làm tăng chi phí hoạt động, vì vậy cần tăng cường công tác đôn đốc thu hồi tránh để trường hợp hộ vay chây ì, không chịu trả nợ.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng cho vay GQVL càng cao và ngược lại.


1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Sự hài lòng của khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH. Nếu khách hàng hài lòng về nguồn vốn vay, mức lãi suất, cơ sở vật chất, thái độ nhân viên,…. thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHCSXH là có chất lượng. Ngược lại, khi vốn cho vay thường không sử dụng đúng mục đích, mức vốn vay thấp, mức lãi suất cao, cơ sở vật chất kém, thái độ nhân viên không tốt thì có nghĩa là chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội thấp.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cho vay GQVL taij Ngân hàng chính sách xã hội mà nhà quản trị không kiểm soát được như sự biến động dân số và lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, chính sách GQVL của Chính phủ, khách hàng vay vốn,….

Một là, sự biến động dân số và lực lượng lao động

Dân số và phát triển kinh tế xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khác nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu một quốc gia có tỷ lệ dân số sống ở nông thôn cao, nơi chỉ sản xuất nông nghiệp là chính, dịch vụ và ngành nghề kém phát triển lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, đây cũng là yếu tố tác động đến việc di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành nghề, dịch vụ... Chính vì thế tạo việc làm cho nhóm lực lượng lao động này là vấn đề mà Nhà nước ta cần quan tâm. Ngược lại, nếu một quốc gia có tỷ lệ dân số sống ở thành thị cao, công việc và chất lượng cuộc sống của người dân ổn định thì vấn đề tạo việc làm sẽ ít được quan tâm hơn.


Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ

Để đạt được năng suất lao động cao, tạo ra giá thành cạnh tranh cần phải đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tiếp thu khoa học kỷ thuật tiên tiến. Việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ thay thế được nhiều lao động thủ công, giảm nhẹ cường độ làm việc, tuy nhiên điều đó sẽ làm giảm nhiều chỗ làm việc cho người lao động.

Ba là, cơ cấu kinh tế

Số việc làm được tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ cấu ngành nghề hay cơ cấu kinh tế của địa phương. Để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cần tạo ra những khu, cụm công nghiệp thu hút lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề.

Bốn là, chính sách GQVL của Chính phủ

Chính sách GQVL của Chính phủ là sự can thiệp của Nhà nước nhằm làm sao tạo điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất và thu hút lao động vào làm việc, như:

+ Ưu đãi thuế: Nhà nước tạo điều kiện ưu đãi thuế sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác GQVL.

Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ thu hút đầu tư vào tỉnh, từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Mặt khác đầu tư phát triển giao thông giúp cho lưu thông hàng hóa được thuận tiện, tiết giảm chi phí lưu thông, sản phẩm dễ dàng đến với thị trường tiêu thụ hơn.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phát triển sản xuất không thể tách rời khâu tiêu thụ. Nếu sản phẩm được sản xuất ra tiếp cận được thị trường và bán được với giá hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

Năm là, khách hàng vay vốn

+ Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật: Yếu tố này phụ thuộc vào sự nhanh nhạy tìm tòi và khả năng tiếp thu khoa học của chủ thể vay, mặt khác nó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và địa bàn hoạt động.


+ Đạo đức của người vay vốn: Vấn đề sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển kinh tế cũng như tạo việc làm đồng thời góp phần thực hiện đúng định hướng phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của địa phương đã khuyến khích. Trong thực tế tại Ngân hàng chính sách xã hội việc sử dụng vốn vay sai mục đích trong dự án ẫn đến hậu quả không đảm bảo được khả năng trả nợ khi đến hạn, không thực hiện cam kết trong hợp đồng.

1.3.2 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong bao gồm tất cả các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng cho vay GQVL tại Ngân hàng chính sách xã hội mà nhà quản trị có thể kiểm soát được như mức vốn vay, thời hạn vay, chi phí lãi vay, thủ tục vay, phong cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng, cơ sở vật chất của Ngân hàng,…

Một là, mức vốn vay

Mức vốn vay là số vốn khách hàng nhận được trong mỗi lần vay vốn. Tùy theo quy mô, năng lực hiện có và phương án sản xuất kinh doanh của từng dự án mà ngân hàng phê duyệt mức vốn cho vay.

Như vậy mức vốn vay phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Phương án kinh doanh của dự án. Nếu phương án kinh doanh có tính khả thi, mang lại hiệu quả thì mức vốn cho vay được duyệt phù hợp với nhu cầu vay vốn của dự án.

+ Năng lực hiện tại và quy mô phát triển trong tương lai của dự án.

+ Tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tài sản đảm bảo của đối tượng vay vốn có đáp ứng các quy định tại NHCSXH hay không?

Nếu mức vốn cho vay phù hợp với phương án kinh doanh và nhu cầu vay vốn thì dự án sẽ nhanh chóng thực hiện. Tuy nhiên nếu mức vốn vay nhỏ hơn phương án SXKD thì chủ dự án phải tìm nguồn vốn bổ sung hoặc phải cắt giảm quy mô thực hiện, như vậy mức vốn cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án.

Hai là, thời hạn vay

Thời hạn vay là khoảng thời gian mà người vay sử dụng vốn và hoàn trả toàn bộ món vay.


Thời hạn vay ảnh hưởng đến chu kỳ hoàn trả, chi phí tài chính của người vay và tính chất phù hợp trong việc sử dụng vốn vay.

Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh thì người vay có thêm một khoản thu nhập cho tiêu dùng hoặc đầu tư vào vốn lưu động nếu muốn.

Thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ kinh doanh: nếu người vay không có tiền tiết kiệm để bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc không có nguồn thu nhập nào khác hoặc không tiếp cận được với dịch vụ tín dụng nào khác để có tiền trả nợ thì người vay sẽ không có tiền để trả được đầy đủ món nợ đó. Ví dụ: chăn nuôi bò sinh sản thời hạn thu hoạch sản phẩm 36 tháng, thời hạn cho vay là 24 tháng.

Thời hạn vay dài hơn chu kỳ kinh doanh: Người vay sẽ có xu hướng chi tiêu cho những khoản thu nhập ròng cao hơn trong những tháng đầu của thời hạn vay do đó sẽ gây khó khăn tiềm tàng cho việc trả nợ vào những tháng cuối.

Ba là, chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay là khoản chênh lệch mà bên vay phải trả cho bên cho vay ngoài số vốn đã vay.

Lãi suất vay vốn thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số vốn vay theo tháng. Lãi suất vay vốn là yếu tố rất nhạy cảm bởi liên quan đến khả năng chi trả của khách hàng và mức độ trang trải chi phí của tổ chức. Nếu lãi suất cho vay cao, người đi vay có xu hướng giảm vay và ngược lại. Điều này phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư của vốn vay.

Chi phí lãi vay có ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án. Chi phí lãi vay thấp, chi phí SXKD sẽ thấp từ đó lợi nhuận mang lại cao và ngược lại.

Bốn là, thủ tục vay

Thủ tục vay vốn bao gồm các cách thức và các loại giấy tờ mà người vay vốn phải hoàn thiện và nộp vào ngân hàng để được vay. Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng và thủ tục vay nhanh chóng sẽ giúp cho người vay nắm bắt được cơ hội kinh doanh cũng như thời vụ sản xuất, từ đó mang đến khả năng sinh lời cho dự án cao hơn.


Năm là, phong cách phục vụ và trình độ của nhân viên Ngân hàng

Dưới con mắt của khách hàng thì nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nếu như trong quá trình giao tiếp với nhân viên ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng, an toàn khi quan hệ với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tự tìm đến đó.

Sáu là, cơ sở vật chất của ngân hàng

Việc Ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời, giúp khách hàng hài lòng hơn khi đến làm việc tại Ngân hàng.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí