Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 12


trung thu hồi nợ quá hạn đang tồn đọng. Chất lượng tổ TK&VV nâng cao đã góp phần cải tiến chất lượng hoạt động tổ giao dịch lưu động tại các xã, phường. Nghiên cứu, có biện pháp chấm dứt tình trạng phát sinh nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng, vay ké của cán bộ Hội cũng như Ban quản lý Tổ TK&VV. Đồng thời tập trung, xử lý kiên quyết các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng đang còn tồn đọng nêu trên. Tăng cường và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ủy thác, thực hiện đối chiếu dư nợ công khai hàng năm theo quy định, đặc biệt là kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV một cách thường xuyên, có chất lượng. Đánh giá hoạt động của Tổ chức Hội từng cấp gắn với công tác thi đua - khen thưởng, tạo động lực thi đua và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, làm không tốt.”

3.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền.

“Thông tin, tuyên truyền từ xưa đến nay là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Thông qua cổng thông tin điện tử của Thành ủy Hà Nội chi nhánh đã kịp thời triển khai đến người dân chủ trương chính sách mới về tín dụng cho vay giải quyết việc làm. NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần tổ chức các cuộc hội đàm trực tuyến để kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân và báo đài trên địa bàn. Chi nhánh cũng cần giao chỉ tiêu cho quận, huyện thực hiện đưa tin, đăng bài trên cổng thông tin của quận, huyện đó tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về các chương trình tín dụng hiện nay. Song song với báo, đài, truyền hình, hình thức treo biển nội dung công khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo công văn 2064A tại trụ sở UBND các cấp, hàng tháng tổ giao dịch lưu động đều có một ngày trực tại điểm giao dịch ở UBND các cấp, trong buổi giao dịch này cán bộ ngân hàng phải chủ động tuyên truyền cho người dân.”

“Trú trọng công tác xây dựng, cập nhật thông tin của Chi nhánh vào website một cách khoa học và nhanh chóng, chính xác nhất các chính sách về vay vốn giải quyết việc làm tránh tình trạng cập nhật thông tin không kịp thời sẽ gây ra những thắc mắc, gây khó hiểu cho người dân khi xem thông tin qua website của Chi nhánh.”

“Thông tin tuyên truyền về NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng để giúp cho toàn xã hội biết và hiểu đúng về NHCSXH, hiểu đúng về các


chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, để từ đó tất cả cùng tham gia quản lý vốn và xây dựng Ngân hàng.”

3.2.4. Đào tạo trình độ nhân viên

Khác với các Ngân hàng thương mại, khách hàng của họ thường là những khách hàng lớn, món vay nhiều và mục tiêu hoạt động của họ là vì lợi nhuận, vì vậy việc đào tạo cán bộ của họ cũng khác NHCSXH. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng khách hàng là những đối tượng chính sách, món vay nhỏ lẻ, trình độ khách hàng cao thấp khác nhau không đồng đều…, trong hoạt động cũng như trong giao tiếp triển khai công việc nếu không cẩn thận, chu đáo thì hình ảnh của NHCSXH bị lệch lạc, người dân sẽ hiểu sai về chế độ chính sách mà Đảng và Nhà nước đang triển khai thực hiện thông qua NHCSXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Sau một thời gian hoạt động, NHCSXH đã xử lý nhiều vụ vi phạm của cán bộ, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt tại các Chi nhánh trong cả nước. Một số cán bộ lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước và công việc mình được giao để vay ké, vay nhờ hoặc nhận những món tiền bồi dưỡng của hộ vay (khoảng 100.000đ). Đối với khách hàng của các NHTM đây là khoản tiền không nhiều nhưng đối với khách hàng của NHCSXH đây là một khoản tiền tương đối lớn. Có nơi bổ sung cán bộ không thông qua tuyển chọn hoặc nếu có chỉ là hình thức để từ đó đưa con em vào làm, từ đó xảy ra hiện tượng lợi dụng vị trí được giao cán bộ đã chiếm dúng tiền…Đây là những bài học quý báu cho toàn hệ thống NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ.

- Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội không thể thực hiện chuyên môn hoá tối đa như các NHTM khác, với lực lượng cán bộ mỏng phải triển khai nhiều chương trình cho vay cùng một lúc và dàn trải trên tất cả các xã phường, để đáp ứng được yêu cầu công việc ngoài việc đào tạo nâng cao tay nghề, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp, NHCSXH phải đào tạo cán bộ hoạt động, đa năng, cán bộ làm một việc biết nhiều việc và có thêm năng lực biết tổ chức và vận động quần chúng.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 12


Nhất là lực lượng lao động ở các Phòng giao dịch lại càng mỏng. Đội ngũ cán bộ được phân công đi giao dịch lưu động tại xã, phường phải được đào tạo tay nghề tổng hợp, mỗi cán bộ phải thành thạo đủ các kỹ năng , các quy trình, thủ tục nghhiệp vụ về tín dụng, kế toán thủ quỹ, tin học. Do vậy chi nhánh phải chú trọng việc tập huấn nâng cao trình độ nghiệp cho cán bộ, đồng thời yêu cầu bản thân từng cán bộ phải tự học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những cán bộ năng lực yếu kém, không đáp ứng được những yêu cầu của công việc, hoặc lười nhác cố tình làm sai quy định, chi nhánh phải có biện pháp xử lý kịp thời dứt điểm.

- Nâng cao chất lượng nguốn nhân lực thông qua đào tạo, đào tạo lại, để tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ tinh thông về nghiệp vụ. Để đào tạo có hiệu quả, tránh lãng phí về thời gian cũng như kinh phí cần phải tiến hành phân loại lại cán bộ theo các chức danh trước khi tổ chức đào tạo. Để nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ cần tổ chức các đợt nghiên cứu khoa học tìm ra các cách thức làm việc hiệu quả.

- Trong cơ chế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, ngoài cán bộ Ngân hàng là lực lượng nòng cốt, chúng ta có uỷ thác qua các hội, đoàn thể các cấp. Đây là lực lượng trợ giúp đắc lực cho Ngân hàng trong quá trình triển khai cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Hàng năm Chi nhánh phải thanh toán tiền phí uỷ thác và hoa hồng cho các cấp hội, đoàn thể này là tương đối lớn so với tổng chi phí hoạt động của toàn Chi nhánh.

- Những cán bộ hội, đoàn thể phối hợp kết hợp cùng Chi nhánh làm công tác quản lý vốn vay phần lớn đều là kiêm nhiệm, ngoài công việc này họ phải làm những công việc khác của hội tại địa phương, vì vậy họ không thể có chuyên môn nghiệp vụ sâu như một cán bộ Ngân hàng và họ không thể tập trung hết thời gian, chuyên môn cho công việc uỷ thác của Ngân hàng.

Có nhiều lúc, nhiều nơi vốn của Chi nhánh không phải là thiếu nhưng do các cấp hội, đoàn thể cũng như chính quyền địa phương không có đầy đủ trách nhiệm và tâm huyết nên không thể bám sát được nhu cầu của người dân. Cũng có hiện tượng cán bộ hội, đoàn thể các cấp lợi dụng sự tin tưởng của nhân dân khi thu hồi vốn hộ cho các hộ dân nhưng không đến nộp cho Ngân hàng để quay vòng mà xâm tiêu chiếm dụng


vốn. Bên cạnh đó nhiều tổ trưởng sợ mất thời gian, ngại tham gia các lớp bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ Ngân hàng, do đó Chi nhánh Hà Nội cần chủ động hơn và làm tốt việc tuyên truyền trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức cho lực lượng làm công tác uỷ thác này, giúp họ thông suốt và hiểu được quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mình.

Chính vì vậy cần tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn theo phương châm “cầm tay chỉ việc” để đội ngũ này có kiến thức cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra giám sát, phát hiện phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả và đúng mục đích.

3.2.5. Xây dựng cơ chế về thống kê tình trạng lao động, việc làm đối với người lao động tại các địa phương

- Muốn thực hiện tốt việc quản lý và tạo việc làm cho người lao động thì việc đầu tiên phải nắm được chính xác các thông tin về lao động như độ tuổi, giới tính, tình hình việc làm, mức thu nhập, nơi cư trú, số nhân khẩu trong gia đình, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp hiện có, khả năng lao động…

- Để triển khai tốt nội dung này, có thể thực hiện thống kê tình trạng lao động tương tự như cách thức triển khai rà soát đối tượng hộ nghèo hiện nay, đó là thực hiện rà soát danh sách và đưa vào thống kê, xem xét đánh giá theo các tiêu chí, đồng thời người lao động tiến tới được phát mã số (sổ lao động) gần giống như mã số hộ nghèo hiện nay.

- Số liệu về tình trạng lao động được thực hiện đánh giá và thống kê điều chỉnh hàng năm, được lưu trữ qua hệ thống thông tin về lao động ở từng đơn vị hành chính các quận, huyện. Theo đó, các cơ quan đều có thể sử dụng và khai thác được. Riêng đối với hệ thống NHCSXH, khi thực hiện cho vay các dự án GQVL sẽ sử dụng nó để thực hiện cho vay đúng đối tượng và theo dõi đưa vào hệ thống quản lý, đảm bảo chặt chẽ hơn, tránh việc cho vay không đúng đối tượng, cho vay theo các đối tượng cảm tính khi lập hồ sơ và thẩm định.


3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội

3.3.1.1. Đối với chính phủ

- Theo quy định hiện nay nước ta đang áp dụng chuẩn nghèo cho giai đoạn năm (từ 2016- 2020), song dưới tác động của các yếu tố giá cả tăng, lạm phát thì chuẩn nghèo hiện nay là quá thấp. Do đó, đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh lại chuẩn nghèo mới, để nhiều người dân nghèo được thụ hưởng nhiều hơn chính sách ưu đãi của nhà nước. Trong dài hạn chuẩn nghèo nên điều chỉnh theo từng năm thay cho từng giai đoạn như hiện nay.

- Về lãi suất cho vay: Không bao cấp về lãi suất, vì bao cấp không khuyến khích người vay nghĩ đến việc hoàn trả. Bao cấp của Chính phủ không phải là một hình thức trợ giúp đáng tin cậy. Nó chỉ thể hiện tính nhận đạo và không phải là một hình thức đầu tư tạo thu nhập. Nên nâng mức vốn vay, thời hạn cho vay, xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cho khách hàng vay vốn;

- Chính phủ tiếp có văn bản chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng với thực tế. Tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế.

3.3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

“Tích cực thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà Chi nhánh kiến nghị. Hỗ trợ NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong công tác huy động vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm các tổ chức tín dụng Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và Nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố. Có chính sách hỗ trợ NHCSXH sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại, cho phép NHCSXH thực hiện thêm một số dịch vụ ngân hàng, nhằm giúp NHCSXH trong tương lai có thể cung cấp cho khách hàng vùng sâu, vùng xa có những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.”


3.3.1.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

“Để người dân dễ dàng hơn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi thì Ngân hàng CSXH nên có những điều chỉnh đối với quy trình cho vay giải quyết việc làm. Giảm thiểu, đơn giản hóa thủ tục vay vốn hơn nữa để hộ vay vốn dễ dàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm. Tăng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn Ngân sách Trung ương; Vốn hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng CSXH hiện nay phần lớn vẫn được điều động từ Ngân hàng CSXH và kế hoạch cho vay là do Ngân hàng CSXH hoạch định dưới sự đề nghị của Chi nhánh Ngân hàng CSXH. Do đó nguồn vốn cho vay là yếu tố quan trọng quyết định tới sự phát triển quy mô của hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Trong những năm vừa qua mặc dù Ngân hàng CSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội đã thực hiện đạt hơn 100% kế hoạch đặt ra nhưng vẫn còn rất nhiều hộ và cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn. Do đó, đề nghị Ngân hàng CSXH tăng chỉ tiêu nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm để đáp ứng nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn thủ đô, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn, tăng số người lao động được giải quyết việc làm.”

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

“Nguồn vốn cho vay GQVL bao gồm các nguồn: nguồn vốn Ngân sách trung ương và nguồn vốn Ngân sách Thành phố cấp. Trong khi đó, nguồn vốn trung ương lại hạn hẹp vì phải chi tiêu cho rất nhiều chương trình, hoạt động khác của quốc gia cho nên để phát triển hoạt động cho vay GQVL thì UBND TP Hà Nội nhất thiết phải tăng chỉ tiêu nguồn vốn ngân sách Thành phố. Theo đó, UBND TP Hà Nội phải trích ngân sách Thành phố từ việc tăng thu giảm chi để bổ sung thêm vào nguồn vốn cho vay GQVL để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do đó, tăng cường nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội cho vay GQVL từ nguồn ngân sách Thành phố là một trong những giải pháp hiệu quả nhất của UBND TP Hà Nội trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất ngiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân Thủ đô.”

3.3.3. Đối với Ban đại diện, chính quyền các cấp và tổ chức nhận ủy thác


3.3.3.1. Đối với Ban đại diện, chính quyền các cấp

“Kiến nghị kiện với Ban đại diện các cấp từ Thành phố đến quận, huyện nhằm nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo, quản lý. Trên thực tế Ban đại diện HĐQT hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Những năm gần đây nợ quá hạn tín dụng cho vay giải quyết việc làm có xu hướng giảm tuy nhiên dư nợ quá hạn vẫn còn cao nên rất cần sự quan tâm, chỉ đạo công tác tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến quần chúng nhân dân, chỉ các chính quyền các cấp phối hợp xử lý dứt điểm nợ quá hạn. Từ đó phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm có hiệu quả hơn.”

“Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành về tín dụng cho vay giải quyết việc làm. Chỉ đạo UBND cấp dưới kết hợp với trưởng thôn, tổ TK&VV bình xét hộ vay vốn đúng đối tượng, đôn đốc thu nợ quá hạn nhằm cải thiện chất lượng tín dụng cho vay giải quyết việc làm”

“Ban xoá đói giảm nghèo các cấp cần cử cán bộ chuyên trách theo dõi công tác tín dụng chính sách, cán bộ được giao phải là những người nắm vững và hiểu rõ quy trình nghiệp vu cho vay, phải mở sổ sách theo dõi hoạt động cho vay của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Tránh tình trạng một cán bộ xã, phường đảm nhiệm nhiều việc trong đó có việc quản lý cho vay các đối tượng chính sách nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng. Khi đó công tác cho vay các đối tượng chính sách của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội không được chú trọng làm cho chất lượng cho vay bị giảm sút, từ đó gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động cho vay giải quyết việc làm.”

3.3.3.2. Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác

Thực hiện tốt Hợp đồng ủy thác như đã ký kết với NHCSXH, cần phải bố trí, phân công rõ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đoàn thể đối với những cán bộ này.

Nâng cao năng lực thực hiện nghiệp vụ ủy thác và kiến thức tổ chức quản lý cho cán bộ Hội đoàn thể các cấp, để họ có thể điều phối tốt hoạt động thành lập Tổ, tổ chức tốt việc tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể các cấp (nhất là cấp xã) và Ban quản lý tổ TK&VV.


Các Hội đoàn thể các cấp cần phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với Hội cấp dưới và tổ TK&VV. Đặc biệt là việc phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

Hội đoàn thể nhận ủy thác cần giám sát chặt chẽ các tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trả nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách có hiệu quả.

Cần nghiên cứu chế tài hợp lý đối với Hội đoàn thể: Tổ chức các hoạt động thi tài năng nghiệp vụ, quản lý giữa các tổ chức Hội đoàn thể, phân loại Hội để nâng cao trình độ cũng như khuyến khích sự hăng say làm việc của tổ chức Hội đoàn thể. “Cần tăng cường hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo ra các mô hình

liên kết sản xuất kinh doanh để các hộ nghèo, hộ vay vốn của ngân hàng chính sách sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian thoát nghèo và vươn lên làm giàu.”

“Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cấp Thành phố tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các công đoạn uỷ thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Chương trình tín dụng giải quyết việc làm. Tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra, giám sát hộ vay trước, trong và sau khi vay vốn để đảm bảo hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả từ đó tránh được tình trạng nợ quá hạn xảy ra.”

3.3.3.3. Giải pháp với Tổ TK&VV

Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp Tổ, giao tiếp với Ngân hàng...;

Ban quản lý Tổ cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên như đã qui định trong quy ước của Tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý Tổ TK&VV.

Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay: Bình xét chính xác hộ vay

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí