Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 13


vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy nâng cao chất lượng bình xét cho vay là vấn đề mà Ban quản lý Tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.

Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trưởng thôn: Trưởng thôn là người đại diện chính quyền tại địa bàn thôn và đã được NHCSXH ủy thác việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn thôn... Vì vậy Ban quản lý Tổ TK&VV cần phải phối hợp tốt với Trưởng thôn và phải chịu sự quản lý của Trưởng thôn trong quá trình thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của Tổ mình quản lý.

Kiên trì giải thích, hướng dẫn hộ vay trực tiếp làm hồ sơ thủ tục vay vốn, xử lý nợ. Ban quản lý Tổ không làm thay cho hộ vay: Bài học ở một số địa phương cho thấy khi Tổ trưởng điền hộ vào đơn Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay dẫn đến các hộ vay không nhớ rõ số tiền vay và thời điểm trả nợ nên bị động, lúng túng khi đến hạn trả. Vì vậy, Ban quản lý Tổ TK&VV tuyệt đối không được làm hộ, làm thay cho hộ vay mà phải kiên trì giải thích hướng dẫn hộ vay tự hoàn tất thủ tục vay vốn, xử lý nợ.

Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào Tổ (khi vay lần đầu): Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương, nhiều hộ vay vốn (nhất là các hộ nghèo) có tư tưởng cho rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước giúp người nghèo nên chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vậy, Ban quản lý Tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ khi kết nạp vào Tổ và khi bình xét cho vay món đầu tiên.

Sinh hoạt Tổ TK&VV: Phải có Biên bản họp Tổ, điểm danh khi sinh hoạt Tổ để tạo nề nếp, thói quen, có thể kết hợp sinh hoạt Tổ với sinh hoạt thôn và có nghị quyết về biện pháp đối với Tổ viên không sinh hoạt đều.

3.3.3.4. Giải pháp từ phía khách hàng

Cần nhận thức rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay; như đã nói trên, hộ vay phải nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết Giấy đề nghị vay vốn.


Cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không phải Chính phủ cho không.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay: Người vay phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong vay vốn, sử dụng vốn vay. Không ngừng học tập để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay, tăng hiệu quả của đồng vốn.

Tích cực tham gia vào các buổi sinh hoạt tổ TK&VV, các buổi tập huấn về kinh doanh sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn...


* *

*


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cho vay giải quyết việc làm được thực hiện với sự phối hợp với nhiều ban ngành và Hội đoàn thể. Vì vậy hiệu quả mong muốn đạt được của hoạt động này không chỉ đơn thuần là hiệu quả của tín dụng mà hiệu quả của nó là khả năng thu hút lao động, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho lao động tham gia dự án, góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Để phát triển cho vay GQVL, thời gian tới NHCSXH Thành phố Hà Nội cần áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc tạo lập nguồn vốn cho vay GQVL thì rất cần tăng cường hiệu quả cho vay bằng các biện pháp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ người vay vốn tìm việc sau khi cấp tín dụng, tổ chức cho vay theo dự án,…. Tuy nhiên, để các giải pháp này phát huy tối đa hiệu quả thì rất cần sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành và Ngân hàng chính sách xã hội.


KẾT LUẬN

Là một chương trình mang tính xã hội quan trọng được mọi cấp mọi ngành mọi nơi đều quan tâm chăm lo, vì nó tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định cuộc sống, làm cho xã hội phát triển, giảm đi sự cách biệt giàu nghèo và phân hóa giai cấp, cho vay GQVL là một nội dung quan trọng trong các mặt hoạt động của Ngân hàng CSXH. Cho vay Quỹ quốc gia GQVL là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, thể hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước, tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, kế thừa chọn lọc kinh nghiệm của các nhà quản lý kinh tế khác về vấn đề liên quan đến công tác quản lý nói chung và quản lý cho vay dự án giải quyết việc làm của NHCSXH Thành phố Hà Nội, đề tài đã đóng góp được những vấn đề cơ bản sau:

Chương 1: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công tác quản lý và hoạt động quản lý cho vay GQVL của NHCSXH, thông qua việc làm rõ các nội dung như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, phương pháp, chức năng hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý cho vay dự án GQVL của NHCSXH nói riêng. Đồng thời phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài và kinh nghiệm các nước liên quan đến hoạt động GQVL.

Toàn bộ nội dung chương 1, làm luận cứ để phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý cho vay GQVL tại NHCSXH Thành phố Hà Nội, đồng thời làm cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cho vay dự án GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về hoạt động quản lý và hoạt động quản lý cho vay GQVL tại NHCSXH Thành phố Hà Nội, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động hoạt động quản lý cho vay GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019. Qua đó khẳng định được những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả hoạt động hoạt động quản lý cho vay GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội. Đồng thời chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại cần tháo gỡ và


bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cho vay GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong tương lai.

Chương 3: Là nội dung cơ bản của đề tài được trình bày trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, dự báo phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cho vay GQVL của NHCSXH Thành phố Hà Nội, để áp dụng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong Hội đồng Khoa học, các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc đóng góp ý kiến bổ sung để cho nội dung của Luận văn thêm được hoàn thiện.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho Luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác tại chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2005), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006-2010), Hà Nội.

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT- BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 10/04/2002 của liên Bộ LĐTB&XH - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư “Hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương”

3. Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 14/2008TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên bộ LĐTB&XH, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn một số điều của quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005.

4. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

5. Chính phủ (2002), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.

6. Ngân hàng chính sách (2008), Văn bản số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008 của Tổng Giám đốc NHCSXH về hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay GQVL của quỹ Quốc gia về việc làm.

7. Ngân hàng chính sách (2008), Văn bản số 2812/NHCS-TD ngày 09/10/2008 bổ sung, sửa đổi một số điểm về nghiệp vụ cho vay GQVL.

8. UBND Thành Phố Hà Nội (2009), Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND ngày 07/07/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ GQVL Thành phố ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội

9. UBND Thành Phố Hà Nội (2010), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 3510/QĐ-UBND ngày 16/7/2010 về việc phê duyệt chương trình GQVL Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

10. UBND Thành Phố Hà Nội (2013), Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được UBND Thành phố phê duyệt ngày 25/9/2013.


11. Phan Đình Long (2013),”Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH Tỉnh Quảng Trị,”Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế.

12. Ngân hàng chính sách xã hội (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội, Hà Nội.

13. Ngân hàng chính sách xã hội (2013-2017), Đặc san Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên hàng năm (2013 – 2017), Hà Nội.

14. Ngân hàng chính sách xã hội (2018), Hệ thống các văn bản nghiệp vụ tín dụng,

Hà Nội.

15. Ngân hàng chính sách xã hội (2018), Văn bản pháp quy về thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.

16. Hoàng Trung Công (2018),”Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định,”Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. NHCSXH Thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo 5 năm kết quả hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022