Cơ Sở Lý Luận Về Kỹ Thuật Thể Thao


cung cấp năng lượng hỗn hợp ưa – yếm khí đóng vai trò chính trong hoạt động thi đấu bóng rổ. Do đó các bài tập sức mạnh tốc độ được các HLV bóng rổ Việt Nam huấn luyện với cường độ cao trong thời gian dài… Việc này gây mệt mỏi quá sức cho VĐV, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng buổi tập kế tiếp. Do đó, các VĐV bóng rổ Việt Nam thường có biểu hiện hụt hơi, rối loạn khi đối phương đẩy cao nhịp độ thi đấu trong các giải quốc tế. Vậy để có cơ sở, phương tiện và biện pháp khoa học hữu hiệu cải thiện sức mạnh tốc độ, đảm bảo thể lực cho VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam trong các giải đỉnh cao [83].

Môn bóng rổ hiện đại có yêu cầu cao về sức mạnh của VĐV, biểu hiện ở mức độ đáng kể, ở độ cao các cú nhảy, sức nhanh thực hiện với các động tác khác nhau về tốc độ di chuyển và có ý nghĩa lớn đối với việc biểu hiện sức bền và sự khéo léo.

Trong hoạt động thi đấu tố chất thể lực sức mạnh biểu hiện phối hợp với sức nhanh của chuyển động trong một phạm vi một kỹ xảo vận động nhất định tương đối với một kỹ thuật thi đấu đúng trong bóng rổ. Theo tính chất và mức độ biểu hiện cơ bắp, người ta thường phân biệt các năng lực sức mạnh đơn thuần theo chế độ tĩnh và vận động chậm. Còn năng lực sức mạnh tốc độ đóng vai trò chủ yếu trong Bóng rổ [3], [20], [21].

Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ hơn 70% động tác mang tính chất sức mạnh tốc độ. Vì vậy, huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần thiết. Năng lực sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. Sức mạnh tốc độ là một tố chất của con người mà trong quá trình hoạt động thể hiện ở 2 mặt là sức mạnh và tốc độ [35], [40], [69].

Trong các môn thể thao, vai trò chủ yếu sức mạnh tốc độ chiếm vị trí rất quan trọng, nó được biểu hiện rò ở các môn thể thao như: các môn ném, đẩy, chạy, nhảy…đối với từng môn khác nhau thì tố chất này đòi hỏi khác nhau.


Thông thường để phát huy tốc độ cao nhất con người cần khắc phục lực cản khá lớn. Trong trường hợp đó tốc độ đạt được phụ thuộc vào sức mạnh cơ bắp mối quan hệ giữa lực và tốc độ trong các hoạt động khác nhau, về trọng lượng được biểu hiện bằng hàm số Hympebol (P + a).(P + b) = const.

Trong đó P: là lực do còn người phát huy; a, b là hằng số.

Căn cứ vào logic nhất định mà phân các động tác khác nhau thành các loại. Mục đích chính của việc này là nhận thức bản chất tầng hệ và đặc điểm của môn thể thao để từ đó có thể tìm chọn sử dụng động tác tốt hơn. Việc này đòi hỏi có tính khoa học, thực tế rò ràng để tiện dụng. Thông thường người ta phân loại theo các kỹ năng hoạt động cơ bản đó là các kỹ năng chạy, nhảy, leo trèo, trườn, bò, mang vác…Ngoài ra, người ta còn phân loại theo các tố chất thể lực phát triển tốc độ chính như chạy cự ly ngắn, phát triển sức mạnh như cử tạ, …tất nhiên trong thực tế có ít những loại chỉ dựa vào phát triển một tố chất thể lực nào đó mà là kết hợp một số tố chất thể lực ưu thế [75], [97], [98].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Sự phát triển sức mạnh tốc độ không ngừng nâng cao tốc độ co cơ mà còn nâng cao sức mạnh tối đa của vận động, tốc độ vận động cao thì phải phù hợp với huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh với nhau. Đó là một phương pháp huấn luyện rất quan trọng. Việc huấn luyện này phải đảm bảo một cách tốt nhất về năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ. Vì vậy mà huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu phải chính xác về tất cả các kỹ thuật động tác. Nó là điều kiện quan trọng nhất cho việc sử dụng sức mạnh tốc độ có hiệu quả cao và tránh sự tiêu phí năng lượng cho các hoạt động thừa, không hợp lý [37], [63].

Trong bóng rổ các động tác như: bật nhảy, ném rổ, phòng thủ, phản công nhanh, đột phá đều sử dụng đến sức mạnh tốc độ, sức mạnh tối đa ở các tình huống vào thời điểm thuận lợi tạo điều kiện dứt điểm.

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 4


Trên thực tế để có hiệu quả trong thi đấu thì vận động viên cần phải tạo ra những lực nhanh mạnh và bất ngờ để tạo ra một tổng hợp lực cực kỳ lớn với tốc độ nhanh. Nhưng cũng phải tính đến một khả năng là đơn vị sợi cơ và các nhóm cơ tham gia vào hoạt động đó, khả năng tạo nên những hưng phấn, kích thích cao và hợp lý là một yếu tố có lợi cho vận động viên khi thi đấu.

Động tác nhanh và mạnh tức là đòi hỏi hiệu suất của động tác phải tối ưu. Ở đây, nhân tố lực và tốc độ tạo được bởi công suất lớn nhất mà không có yếu tố nào có giới hạn cản trở.

Trong thi đấu Bóng rổ còn phải kể đến một loại sức mạnh tốc độ nữa đó là sức mạnh bột phát: sức mạnh bột phát phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Để đánh giá sức mạnh bột phát người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ [53]:

I = Fmax ÷ tmax

Trong đó I là chỉ số sức mạnh tốc độ. Fmax: là trị số sức mạnh tối đa.

tmax: là thời gian đạt được sức mạnh tối đa.

Sức mạnh bột phát xuất hiện thường xuyên khi thi đấu Bóng rổ là lúc vận động viên nhảy ném, nhảy tranh cướp bóng, trong các động tác cố gắng hết mình những tình huống tưởng chừng như thất bại đó là sự co rút nhanh và phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là sức mạnh và tốc độ.

Thực tế cho thấy đặc trưng của sức mạnh tốc độ được thể hiện ở: Cường độ hoạt động cao.

Thời gian hoạt động cho mỗi lần thực hiện. Khối lượng nhỏ, số lần lặp lại ít.

Quãng nghỉ ngắn.

Muốn hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa, trước tiên ta cần nghiên cứu khái quát về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật trong thể thao thành tích cao.


Đối với bất kỳ môn thể thao nào, quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐV đều rất chặt chẽ. Đối với kỹ thuật ném rổ từ xa (được 3 điểm), kỹ thuật này quan hệ rất lớn đối với sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Tất nhiên hiệu quả thi đấu bóng rổ còn phụ thuộc vào tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.

Thi đấu bóng rổ còn cần nhiều loại kỹ thuật khác như giữ bóng, dẫn bóng, chuyền bóng [54], [93].

Như vậy, tố chất sức mạnh rất quan trọng đối với kỹ thuật ném rổ từ xa, vì có quan hệ với sức mạnh chi dưới, lưng, tay…Nhưng muốn tìm được hay hệ thống hóa được các bài tập phát triển sức mạnh, ta cần nắm vững lý luận huấn luyện sức mạnh nói chung, gồm khái niệm có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng tới sức mạnh, các phương pháp huấn luyện sức mạnh….

Lý luận về huấn luyện kỹ thuật thể thao nói chung cũng cần được tìm hiểu như: khái niệm kỹ thuật, các phương pháp huấn luyện kỹ thuật, các phương pháp đánh giá kỹ thuật thể thao [28], [51], [55], [56].

Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật thể thao rò ràng rất cần thiết để tiếp cận các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ liên quan đến kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm).

1.4. Cơ sở lý luận về kỹ thuật thể thao

1.4.1. Dạy học kỹ thuật thể thao

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, ở nước ta đã có một số sách lý luận về phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, bắt đầu đề cập tới lý luận dạy kỹ thuật thể thao. Trước tiên các tác giả xác định nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học động tác kỹ thuật thể thao [4], [39], [67].

Trong quá trình dạy học các động tác, người ta thường phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, cao hơn.


Dùng làm các bài tập “dẫn dắt” hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.

Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác.

Tính chất của các nhiệm vụ và đặc điểm của các động tác cần học đã chi phối đặc điểm quá trình dạy học.

Thực hiện các nhiệm vụ có độ khó khác nhau cần thời gian khác nhau. Ngoài ra đặc điểm của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào độ phức tạp về cấu trúc của các động tác cần học. Trong đó, độ phức tạp trước tiên được xác định bởi số lượng các cử động và giai đoạn tạo nên động tác đó: thứ hai, bởi các yêu cầu về độ chính xác của các động tác trong không gian, theo thời gian và theo mức độ gắng sức; thứ ba, bởi các năng lực phối hợp vận động ở mỗi giai đoạn hay ở toàn động tác… bởi tính đơn giản hay phức tạp trong cấu trúc nhịp điệu của động tác; thứ tự, bởi mức tham gia của các cơ chế tự động bẩm sinh hay vừa tiếp thu được.

Độ phức tạp về cấu trúc động tác còn phụ thuộc không nhỏ vào sự lựa chọn phương pháp chủ đạo trong dạy học động tác. Ví dụ, người ta chọn cách học nguyên vẹn các động tác tương đối đơn giản, còn động tác phức tạp thì thường học theo từng phần rồi ghép dần chúng thành động tác hoàn chỉnh. Các đặc điểm về mối liên quan giữa các giai đoạn chuẩn bị, cơ bản và kết thúc của động tác cũng có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, có thể bắt đầu học từ phần cơ bản (ví dụ: giậm bật trong nhảy cao); trong các trường hợp khác – từ phần chuẩn bị (ví dụ: bắt đầu tăng đà và chuyển thành chống gập thân khi dạy động tác lên gập duỗi từ tư thế chống trên xà kép). Đôi khi, lại học giai đoạn kết thúc trước (ví dụ: rơi xuống nhẹ nhàng khi dạy cho trẻ nhỏ tập nhảy) [67].


Đặc điểm dạy học động tác cũng phụ thuộc nhiều vào đặc điểm biểu hiện, mức độ của các tố chất thể lực khi thực hiện chúng. Với các động tác không đòi hỏi cao về các tố chất thể lực (như một số động tác cơ bản), thì không cần thiết phải sử dụng các bài tập chuẩn bị phát triển sơ bộ các tố chất thể lực cần thiết. Ở đây cũng nên dùng các phương pháp tập luyện ổn định lặp lại. Nhưng với các động tác đòi hỏi cao về sức mạnh, sức nhanh… (chạy trên cự ly trong thời gian ngắn nhất, nhảy cao tối đa…) thì việc dạy học các động tác càng phải gắn với giáo dục các tố chất thể lực tương ứng. Tức là cần phải có một hệ thống các bài tập chuẩn bị thể lực trước. Lúc này, các kỹ xảo vận động được hình thành, hoàn thiện và biến dạng căn cứ vào mức độ phát triển các tố chất thể lực và ở những giai đoạn nhất định còn cần được đổi mới về kỹ thuật (ví dụ: thay đổi kiểu nhảy cao khi đã đạt được một mức độ cần thiết và phát triển các năng lực sức mạnh, tốc độ).

Cũng có những động tác đòi hỏi phải có tính biến dạng cao trong dạy học như các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân (vật, quyền anh, đấu kiếm). Ở đây việc dạy học động tác nhằm bảo đảm được những mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố làm cho các kỹ xảo vận động củng cố và các yếu tố làm tăng tính biến đổi hợp lý trong các điều kiện, tình huống thay đổi không ngừng [67].

Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động là cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác.

Quá trình dạy học các động tác:

Giai đoạn dạy học ban đầu. Giai đoạn dạy học đi sâu.

Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện.

Trong những năm gần đây, lý luận dạy học kỹ năng vận động đã được nhiều tác giả hoàn thiện và bổ sung. Trước tiên, các tác giả hoàn thiện về mục đích, nhiệm vụ và căn cứ dạy học kỹ năng vận động.


Mục đích dạy học kỹ năng là “truyền thụ kỹ năng vận động và giáo dục con người”, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Các nhiệm vụ của dạy học kỹ năng vận động là:

Nắm vững tri thức cơ bản của thi đấu, kỹ thuật cơ bản và kỹ năng cơ bản (3 thứ cơ bản).

Nắm vững phương pháp thi đấu (giáo dục, huấn luyện, thi đấu, hồi phục và đánh giá), bồi dưỡng năng lực thi đấu (tự học, huấn luyện, thi đấu, tự hồi phục, tự đánh giá).

Sửa chữa động tác sai, cải tiến động tác, cố gắng nâng cao tính hiệu quả và tính kinh tế của động tác.

Dưới tiền đề sáng tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật. Tiến hành giáo dục sức khỏe và giáo dục nhân văn cho VĐV.

Trong dạy học kỹ năng cho VĐV, ngày nay đặc biệt chú ý phát huy tính tự giác và sáng tạo của vận đông viên.

Những căn cứ dạy học kỹ năng vận động:

Những căn cứ sinh học [2], [10], [61], [88]:

Quá trình hình thành kỹ năng vận động. Đây là một hệ thống của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện theo các giai đoạn: nhận thức, phân loại, củng cố và tự động hóa.

Quy luật chuyển dịch kỹ năng vận động: chuyển dịch kỹ năng vận động là sau khi học một kỹ năng, tiếp tục học kỹ năng vận động khác có thể gây nên tác động ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cự. Trong trường hợp này, HLV phải có cách tận dụng sự chuyển dịch ảnh hưởng có lợi cho kỹ thuật mới hoặc phát triển tố chất thể lực mới.

Những căn cứ tâm lý học:

Xây dựng động cơ học kỹ năng vận động chính xác.

Gây hứng thú, thỏa mãn nhu cầu dạy và học, chú ý tích lũy tri thức. Tạo các phản xạ có điều kiện.


Những căn cứ xã hội học:

Tích cực cải thiện quan hệ giữa dạy và học: cải thiện quan hệ cộng tác; hài hòa giữa người và người; hợp lý hóa mối quan hệ tổ chức.

Thỏa mãn nhu cầu của xã hội

Nhấn mạnh tinh thần phối hợp nhóm.

Nguyên tắc dạy học là những phép tắc cơ bản của các quy luật đặt ra trong quá trình dạy học căn cứ vào mục đích dạy học và kỹ năng vận động. Giá trị chủ yếu của nguyên tắc dạy học là giúp HLV có căn cứ chủ yếu để chỉ đạo công tác giảng dạy. Các nguyên tắc dạy học kỹ năng vận động chủ yếu bao gồm:

Nguyên tắc tư duy kết hợp với thao tác. Đây là nguyên tắc khác biệt với các phương pháp giảng dạy nói chung. Khi dạy và học kỹ năng vận động, VĐV không chỉ thao tác kỹ thuật động tác mà còn được HLV hướng dẫn tư duy và giải thích những vấn đề có liên quan về sinh cơ, sinh lý, sinh hóa và đặc điểm cá nhân, đặc điểm môn thể thao.

Nguyên tắc trực quan: là nguyên tắc tận dụng triệt để phương pháp giảng dạy trực quan để tăng tính tư duy và thực tiễn tích cực của VĐV. Đây là nguyên tắc quán triệt từ khi bắt đầu giảng dạy động tác tới khi hoàn thiện và nâng cao chất lượng, thực hiện động tác mang tính sáng tạo.

Nguyên tắc kết hợp thích ứng lượng vận động với thực tế cá thể VĐV. Đây là nguyên tắc dạy kỹ năng vận động kết hợp sắp xếp lượng vận động thích hợp với cá thể VĐV về trí lực, thể lực, tâm lý để nâng cao chất lượng kỹ thuật vận động. Nguyên tắc này cũng được ứng dụng vào thực tế ngay từ khí bắt đầu dạy kỹ năng vận động tới khi VĐV có thể thực hiên kỹ năng vận động một cách sáng tạo.

Nguyên tắc kết hợp nắm vững kết cấu với bồi dưỡng năng lực: đây là nguyên tắc giúp cho VĐV nắm vững tri thức và kỹ năng của kết cấu động tác

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí