Tốc độ ra tay của bóng.
Góc độ quỹ đạo quay của bóng.
Độ cao quỹ đạo hình vòng cung bóng bay vào rổ.
Phương pháp quan trắc video 3D cần có tối thiểu 2 máy video quay đồng bộ (có thể cần 6 – 8 máy, tùy yêu cầu), cần có phần mềm chuyên dụng cài đặt trong máy vi tính, cần có giá chuẩn không gian làm tỷ lệ đo không gian.
Đề tài đã sử dụng phương pháp này để tiến hành quan sát và phân tích các chuyển động của kỹ thuật nhảy ném rổ từ xa của các VĐV bóng rổ đội tuyển quốc gia và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh thông qua phần mềm phân tích chuyển động của hệ thống Simi Motion, để từ đó đưa ra được các thông số chính xác của kỹ thuật động tác như: Các góc độ, tốc độ chuyển động của động tác, các quỹ đạo di chuyển của các điểm cần quan sát trong không gian 3 chiều...
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh
Bao gồm các phương pháp và các chỉ tiêu, test đánh giá về hình thái (chiều cao, cân nặng...), về chức năng sinh lý (công năng tim, VO2 max, dung tích sống…), về chức năng thần kinh – tâm lý (loại hình thần kinh, thời gian phản xạ đơn, phản xạ lựa chọn...) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh dưới tác động của các bài tập trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Các phương pháp kiểm tra y sinh, tâm lý trong đề tài được thực hiện bởi các thí nghiệm trên xe thí nghiệm lưu động và sự hỗ trợ từ các chuyên gia của phòng Công nghệ TDTT – Viện Khoa học TDTT.
Việc sử dụng các chỉ tiêu, test sinh lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ chất lượng ở cả góc độ sư phạm và y sinh học, đây là lần đầu tiên các chỉ tiêu, test sinh lý được ứng dụng kiểm tra cho VĐV bóng rổ.
Danh mục các test y sinh và phương pháp kiểm tra, đánh giá các test như sau [20], [26], [44], [53], [72], [94]:
Các chỉ tiêu hình thái.
(1) Chiều cao (cm).
Mục đích: Đánh giá tầm vóc, trạng thái thể lực của VĐV.
Dụng cụ đo: Máy đo chiều cao do Trung Quốc sản xuất. Quy trình thực hiện: VĐV được đo đứng tự nhiên ở tư thế nghiêm, đuôi mắt và ống tai ngoài tạo thành một đường thẳng nằm ngang. Có các điểm phía sau là ụ chẩm, lưng, mông và hai gót chân chạm thước. Người đo điều chỉnh máy đo, đo chính xác đến từng centimet.
(2) Cân nặng (kg).
Mục đích: Chỉ tiêu cân nặng nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao năng lượng do đó cân nặng phản ánh một phần trình độ thể lực của cơ thể VĐV.
Dụng cụ đo: Cân bàn.
Quy trình thực hiện: Đối tượng được cân mặc quần áo ngắn chân không đi dày dép. Khi cân, đối tượng được cân ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau khi đặt hai chân cân đối trên mặt bàn cân rồi mới đứng lên. Người đo đọc số khi đồng hồ của cân ở vị trí cố định.
(3) Rộng bàn tay (cm).
Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù môn bóng rổ.
Chuẩn bị: Thước dây.
Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo.
(4) Dài bàn tay (cm).
Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù môn bóng rổ.
Chuẩn bị: Thước dây.
Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo.
(5) Dài sải tay (cm).
Mục đích: Đánh giá tầm vóc và trạng thái thể lực VĐV.
Chuẩn bị: Một bức tường rộng, bằng phẳng có vạch sẵn số đo cụ thể.
Quy trình thực hiện: VĐV đứng thẳng lưng áp sát tường, dang rộng cánh tay thoải mái, duỗi thẳng các đầu ngón tay, mắt nhìn thẳng. Người đo quan sát đọc số đo chuẩn từng centimet.
Các test sinh lý.
(1) Công năng tim (HW).
Mục đích: Đánh giá khả năng thích nghi của hệ tim mạch VĐV bóng rổ trẻ. Để thực hiện được điều đó đề tài đã ứng dụng thử nghiệm ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s.
Dụng cụ chuẩn bị: Máy gò nhịp, đồng hồ bấm giây.
Phương pháp tiến hành:
Đo mạch lúc yên tĩnh trong 15s. Lấy 3 lần liên tiếp nếu sai một nhịp phải nghỉ 10s sau đó lấy tiếp.
Ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s với máy gò nhịp. Nếu có 3 lần sai nhịp VĐV phải làm lại. Khi ngồi VĐV gập gối ngồi trên hai gót chân. Khi đứng VĐV phải đứng thẳng, đầu gối và lưng thẳng. Mỗi lần gò bao gồm cả động tác ngồi xuống đứng lên. Sau khi thực hiện test VĐV đứng tại chỗ nghỉ để người kiểm tra lấy mạch ở cổ tay.
Lấy mạch ngay sau vận động 15s. Lấy mạch trong 15s sau VĐV 1 phút.
Đánh giá: Rất tốt: < 1; Tốt: 1 – 5; Trung bình: 6 – 10; Kém: 11 – 15;
Rất kém: > 15
(2) Test Wingate.
Bao gồm: Công suất yếm khí tổng hợp; Công suất yếm khí tối đa; Chỉ số suy kiệt và năng lượng.
Mục đích: Dùng để đánh giá tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức mạnh - tốc độ thông qua chỉ tiêu công suất yếm khí và sức bền tốc độ thông qua chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí.
Quy trình thực hiện: Trước khi kiểm tra VĐV khởi động 5 phút và được hướng dẫn quy trình thực hiện test để chủ động hợp tác với cán bộ kiểm tra. Chuẩn bị xe đạp lực kế ERGOMEDIC 839E có kết nối với máy tính và được cài đặt bằng hệ thông phần mềm xây dựng quy trình thực hiện Test Wingate và phân tích kết quả. VĐV đạp xe không có trở kháng 3 phút đến phút thứ 2 thì kỹ thuật viên hô to “Tối đa” để VĐV đạp xe có trợ kháng với tốc độ tối đa, tiếp tục đạp xe với nỗ lực tối đa trong 30s, đến giây thứ 31 xe đạp sẽ tự động trở về chế độ không trợ kháng. Kết thúc, VĐV tiếp tục đạp xe thả lỏng 2 phút.
Các test kiểm tra tâm lý vận động.
Bao gồm các test đánh giá về chức năng thần kinh - tâm lý (thời gian phản xạ đơn, thời gian phản xạ phức - phản xạ lựa chọn…) của VĐV bóng rổ. Việc sử dụng các test tâm lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ TĐTL của VĐV bóng rổ. Danh mục và cách kiểm tra các test như sau:
(1) Test phản xạ đơn (ms).
Chuẩn bị: Máy phản xạ ánh sáng.
Cách tiến hành: VĐV ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay, ngón trỏ của bàn tay thuận (hoặc ngón chân cái chân thuận) đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi thấy tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện 15 lần.
Xử lý kết quả và đánh giá:
Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần còn lại.
Có 5 mức độ phản xạ: Tốt – Khá – Trung bình – Dưới trung bình – Kém (Trung bình = 200 20ms).
(2) Test phản xạ phức (phản xạ lựa chọn).
Chuẩn bị: Máy phản xạ ánh sáng.
Cách tiến hành: VĐV ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay, ngón trỏ của bàn tay thuận (hoặc ngón chân cái chân thuận) đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi thấy đèn tín hiệu phát màu nào thì lập tức ấn phím màu đó để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện 15 lần.
Có 5 mức độ phản xạ: Tốt – Khá – Trung bình – Dưới trung bình – Kém (Trung bình = 360 30ms).
Theo các kết quả những công trình nghiên cứu gần đây (ở Mỹ, ở Việt Nam) thì tốc độ phản xạ đã có nhanh hơn ở các môn bóng:
Phản xạ đơn: 160 20ms Phản xạ phức: 300 30ms
(3) Đứng một chân kiễng (kiểm tra khả năng cân bằng của cơ thể).
Mục đích: Đánh giá khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng 1 chân
kiễng.
Cách tiến hành: Tháo giầy và đặt 2 tay trên hông; Đặt lòng bàn chân
(không phải là chân trụ) vào mặt trong của khớp gối chân trụ; Kiễng gót chân trụ lên và giữ thăng bằng. Bấm đồng hồ ngay khi kiễng gót (gót chân rời khỏi sàn).
Người được kiểm tra thực hiện giữ thăng bằng trong 60s, duy trì vị trí cân bằng, cho tới khi không thể cân bằng được, đo thời gian kéo dài.
Dừng đồng hồ nếu thấy người được kiểm tra: Tay dời hông, dịch chuyển chân trụ, lòng bàn chân không làm trụ dời khỏi gối chân trụ, gót chân trụ chạm sàn.
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
(1) Lực bóp tay thuận (kG).
Mục đích: Đo sức mạnh cơ cẳng tay.
Dụng cụ đo là lực kế bóp tay.
Quy trình đo: Cầm lực kế bóp tay ở tư thế gập cánh tay vuông góc, khuỷu tay áp sát sườn, lòng bàn tay hướng vào trong cơ thể, điều chỉnh cá lực kế phù hợp với tay nắm. Khi đo bóp với lực mạnh nhất và giữ khoảng 5s, chỉ dùng lực cánh tay, không dùng lực toàn thân (cơ thể không chuyển động).
Mỗi VĐV bóp hai lần mỗi lần cách nhau 15s.
Tính điểm: Lấy kết quả của lần bóp tốt nhất. Đơn vị tính bằng (Kg).
(2) Bật cao tại chỗ (cm).
Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát chân.
Quy trình thực hiện: Trước tiên các VĐV đo chiều cao 2 tay giơ lên cao áp tường, đánh dấu mốc đầu ngón tay, sau đó hạ thấp trọng tâm để lấy đà và bật mạnh, tay duỗi càng cao càng tốt và chạm vào thước đo ở vị trí cao nhất. Mỗi VĐV thực hiện 3 lần.
Tính điểm: Thành tích bằng chiều cao bật với (lần bật tốt nhất) trừ đi chiều cao với. Đơn vị tính bằng (cm).
(3) Cơ lưng 20s (Back strength test, số lần tối đa).
Cơ lưng - Back strength test đánh giá sức mạnh cơ lưng. Cơ lưng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống ổn định và đề phòng chấn thương vùng thắt lưng.
Thiết bị: phòng sạch sẽ thoáng mát; thảm; Người trợ giúp.
Quy trình thực hiện: Đối tượng kiểm tra nằm sấp trên thảm, tay đặt ở sau gáy. Chân của đối tượng được người trợ giúp ép chặt trên thảm. Khi đối tượng đã sẵn sàng ra lệnh thực hiện ưỡn thân lên trên, sau đó hạ xuống mặt thảm. Tính số lần thực hiện tối đa trong 20s.
(4) Chạy 20m xuất phát cao (s).
Mục đích: Đánh giá tốc độ và sự nhanh nhẹn.
Trang thiết bị: Trên sân bóng rổ, ta kẻ đường chạy 20m từ vạch xuất phát tới vạch đích có khoảng an toàn sau vạch đích. Đồng hồ bấm giây hay thiết bị đo tốc độ.
Quy trình thực hiện: VĐV đứng tại vạch xuất phát, khi nghe tín hiệu “sẵn sàng, chạy” VĐV xuất phát nhanh chóng lao về đích đồng hồ bấm dừng khi thân người qua vạch đích. Mỗi VĐV thực hiện 3 lần.
Tính điểm: Kết quả được tính bằng thành tích tốt nhất. Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.
(5) Chạy con thoi 4 x 10 m (s).
Mục đích: Dùng để đánh giá năng lực phối hợp vận động.
Yêu cầu về sân tập dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10m x 1,25m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu.
Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất là trên nền đất khô. Hai đầu đường chạy có khoảng trống dài ít nhất 10m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượng điều tra về đích.
Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh: Vào chỗ - Sẵn sàng - Chạy, giống như thao tác đã trình bày trong chạy 20 mét XPC.
Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức quay ngoắt toàn thân vòng ngược lại, chạy nhanh về vạch xuất phát, khi một chân chạm vạch xuất phát thì quay lại chạy như lần đầu. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường với 2 vòng và 3 lần quay đầu.
Xác định thành tích: Khi kiểm tra viên xuất phát hô dứt khẩu hiệu “chạy” thì kiểm tra viên ở đích bấm đồng hồ tính thời gian bắt đầu, khi ngực hoặc vai của đối tượng kiểm tra chạm mặt phẳng đích (ở vòng chạy cuối cùng) thì bấm dừng đồng hồ, xác định thành tích, đọc cho thư ký ghi vào biên bản kiểm tra. Thành tích được xác định đến 1/100s.
(6) Test Cooper (m).
Mục đích: Đánh giá sức bền chung (ưa khí), đồng thời làm cơ sở đánh giá VO2max. Chạy trong thời gian 12 phút trên đường chạy của sân vận động hay đường chạy bằng phẳng khác, độ dài đường chạy 400m, chia mỗi đoạn 100m.
Các bước tiến hành: Khởi động 5 - 10 phút trước khi chạy. Cho lệnh xuất phát, có thể một hay từng nhóm chạy (nếu mệt thì đi bộ) trong thời gian 12 phút. Đo quãng đường VĐV đã chạy được.
Quãng đường càng dài thì năng lực hoạt động thể lực càng tốt. Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper [53]:
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper của các lứa tuổi
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Yếu | Kém | |
Nam 15 - 16 | >2800m | 2500 - 2800m | 2300 - 2499m | 2200 - 2299m | <2200m |
Nữ 15 - 16 | >2100m | 2000 - 2100m | 1700 - 1999m | 1600 - 1699m | <1600m |
Nam 17 - 19 | >3000m | 2700 - 3000m | 2500 - 2699m | 2300 - 2499m | <2300m |
Nữ 17 - 20 | >2300m | 2100 - 2300m | 1800 - 2099m | 1700 - 1799m | <1700m |
Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper sử dụng cho VĐV có đẳng cấp | |||||
Nam | >3700m | 3400 - 3700m | 3100 - 3399m | 2800 - 3099m | <2800m |
Nữ | >3000m | 2700 - 3000m | 2400 - 2999m | 2100 - 2399m | >2100m |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Kỹ Thuật Thể Thao
- Đặc Điểm Phát Triển Về Hình Thái, Chức Năng Tâm - Sinh Lý Của Vận Động Viên Nữ
- Đối Tượng, Phương Pháp Và Tổ Chức Nghiên Cứu
- Test Chạy Chữ T Các Test Chuyên Môn.
- Nghiên Cứu Thực Trạng Trình Độ Tập Luyện (Sức Mạnh Tốc Độ) Làm Cơ Sở Nâng Cao Năng Lực Ném Rổ Từ Xa
- Đối Tượng Phỏng Vấn Lựa Chọn Chỉ Tiêu, Test Đánh Giá Sức Mạnh Tốc Độ Cho Vđv Đội Tuyển Bóng Rổ Nữ Quảng Ninh
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
(7) Chạy chữ T (s).
Mục đích: Đánh giá khả năng chuyển hướng nhanh chóng.
Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây, cọc giới hạn, chuẩn bị đường chạy như hình vẽ. Quy trình thực hiện: VĐV đứng chuẩn bị tại (A) chạy nhanh tới (B), tay chạm đáy cọc, trượt phòng thủ nhanh tới (C), tay chạm đáy cọc, mặt vẫn hướng về phía trước. Sau đó trượt nhanh về (D) tay chạm đáy cọc; trượt nhanh về (B), tay chạm đáy cọc rồi chạy lui về (A). Tính điểm: Mỗi VĐV thực hiện hai lần lấy thành tích lần tốt nhất: Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.