Cơ Sở Lý Luận Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Bóng Rổ


Đến nay bóng rổ thường xuyên được giao lưu và thi đấu quốc tế, các giải khu vực (SeaGames) và chúng ta đã mời các chuyên gia Trung Quốc, Úc, Philippin sang Việt Nam tham gia giảng dạy, huấn luyện.

Từ năm 2016 đã có Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (Vietnam Basketball Association), được viết tắt VBA.

1.2. Đặc điểm và xu thế phát triển bóng rổ

1.2.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao tập thể; Là môn thể thao Olympic thế giới và thi đấu chính thức trong các kỳ đại hội thể thao Châu Á, Đông nam Á (Sea Games). Trận đấu được tổ chức thi đấu đối kháng trực tiếp trên sân kích thước 28m x 15m giữa hai đội, mỗi đội 5 người trong thời gian 40 phút. Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối phương ném bóng vào rổ của mình và cố gắng tối đa để đưa bóng vào rổ đối phương. Kết quả cuối cùng của thi đấu bóng rổ rất đặc biệt: Điểm số rất cao (trung bình từ 80 - 85 điểm/trận đấu); Tần số thay đổi các kết quả trung gian lớn (trung bình cứ 30s thay đổi tỉ số 1 lần); Không có tỷ số hoà, tức không có tính chất thoả hiệp về trận đấu. Để đạt được mục đích trên, cả đội bóng cần có sự phối hợp thống nhất hành động của các thành viên nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung.

Mỗi trận thi đấu bóng rổ diễn ra trong 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút không tính thời gian bóng chết. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2 phút, giữa hiệp 2 – 3 là 15 phút. Mỗi đội được quyền hội ý 2 lần (1 phút/lần) trong hiệp 1-2, 3 lần trong hiệp 3-4, được sử dụng tối đa 2 lần hội ý ở 2 phút cuối của hiệp 4 và 1 lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp phụ kéo dài 5 phút) [77], [81], [90], [91].

Các hành động của mỗi VĐV trên sân có định hướng cụ thể tương ứng với các vị trí, các HLV, chuyên gia đã chia vị trí thi đấu của các cầu thủ là: Trung phong, tiền phong và hậu vệ. Trung phong là các VĐV thường có chiều cao nhất trong đội, có thể lực tốt và sức bật tốt. Tiền phong là các


VĐV có chiều cao, nhanh nhẹn và sức bật tốt, cảm giác không gian và thời gian tốt, ném rổ tốt, biết đánh giá tình huống và tấn công kiên quyết, dũng cảm. Hậu vệ là các VĐV có sức mạnh, linh hoạt và bền tối đa, khôn ngoan và thận trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Sân thi đấu bóng rổ được chia ra làm 3 khu vực gồm vùng bên ngoài vạch 3 điểm 6m75 (guards), khu vực nằm giữa vòng 3 điểm tới khu vực hình chữ nhật (forward) và khu vực trung tâm bên trong hình chữ nhật (center). Mỗi vị trí tương ứng với khu vực hoạt động chủ yếu của mỗi cầu thủ [34].

Hậu vệ ném xa (Shooting Guard) là cầu thủ có tố chất nhanh nhẹn để cản phá hiệu quả tiền phong đối phương, là cầu thủ chuyền bóng xa tốt nhất và thường thực hiện ném rổ chuẩn xác ở cự ly ghi 3 điểm nhiều nhất. Người chơi ở vị trí này cũng có thể chơi tốt ở vị trí tiền đạo phụ (small forward), người chơi cùng lúc 2 vị trí trong trận đấu được gọi là “Swingmen” [34].

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 3

Hậu vệ điều phối bóng (Point Guard): Cầu thủ ở vị trí này được coi là nhạc trưởng khi phòng thủ và phát động tấn công nên cầu thủ này phải có tố chất, kỹ thuật chuyền bóng, dẫn bóng, giữ bóng và quan sát nhạy bén tốt nhất trong đội, người chơi ở vị trí này thường cầm bóng nhiều nhất trong đội từ phần sân của mình sang sân đối phương và điều khiển hướng tấn công của đội. Cầu thủ ở này có thể hình nhỏ hơn các vị trí khác nhưng ngược lại họ rất nhanh nhẹn và xử lý bóng sắc sảo [34].

Tiền phong phụ (Small Forward): Cầu thủ chơi ở vị trí này chiếm phần quan trọng như hậu vệ điều phối bóng trong đội bóng, chạy chỗ tạo khoảng trống rất linh hoạt. Ném bóng tốt là khả năng cần có của vị trí này. Đối với phòng thủ, vị trí này được xem là điểm chủ chốt. Tiền phong phụ là người chơi 1 đấu 1 hay nhất trong đội bóng và ném ở cự ly xa hay hơn người chơi vị trí tiền đạo chính nên cầu thủ chơi ở vị trí này bắt buộc phải cao to [34].

Tiền phong chính (Power Forward) là người mạnh mẽ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu, chơi ở những vị trí cố định được HLV xác


định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là ghi điểm cận rổ hay tranh bóng gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, và người chơi vị trí này thường là người chơi gần nhất với trung phong [34].

Trung phong (Center) là cầu thủ cao to nhất đội, có chức năng chơi gần tương tự như tiền phong chính, nhưng tầm hoạt động và di chuyển thì hẹp hơn, với yêu cầu là tranh bóng tốt, khả năng ghi điểm ở vị trí cận rổ khi tấn công, cản phá các pha ném bóng gần rổ khi phòng thủ và phong tỏa vị trí gần rổ không để đối phương tranh bóng ở phần sân nhà. Ai chơi ở vị trí này được gọi là Bigman vì thể hình họ vừa cao và vừa to, ngược lại không cần đòi hỏi tố chất nhanh nhẹn và kỹ thuật chơi bóng điêu luyện như các vị trí khác [34].

Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người…Riêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của Mclnnes (1995) đầu tiên đã phân thành 8 loại (Chạy: tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng và dừng nhanh; trượt phòng thủ: tiến về trước, lùi và sang ngang; bật nhảy) và thống kê tỷ lệ thời gian thực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao. Theo quan sát, di động bước trượt phòng thủ chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2% và bật nhảy chiếm 4.6%; ngược lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian thi đấu. Tần số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2s thì có một thay đổi) [81], [85].

Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và biến hóa liên tục, ngay trong một khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyển đổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trượt phòng thủ nhanh – bật nhảy

Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (giãn cách) với mật độ hoạt động với cường độ cao: Mặc dù trận đấu bóng rổ kéo dài tới 1:30 giờ (Taylor, 2003) nhưng được chia thành 4 hiệp, ngoài ra mỗi đội được 5 lần hội ý (1


phút/lần) và 22,25 11,8 lần dừng ngẫu nhiên khác do bóng ra biên, cầu thủ phạm lỗi, ném phạt, hội ý của trọng tài …Thời gian một lần dừng ngẫu nhiên 25 – 40s. Trong một hiệp tỷ lệ giữa hoạt động và nghỉ ngơi của VĐV thi đấu là 1:1 hay ít hơn. Nếu xem xét toàn trận đấu, tỷ lệ này khác biệt hơn nữa (1:1 tới 1:3). Giá trị trung bình hoạt động nỗ lực cường độ cao trong một trận đấu là 134,5 32,4 lần, cường độ dưới tối đa là 150,3 40,6 lần, một đợt hoạt động cường độ cao kéo dài từ 1,5 tới 35s; mật độ giữa hoạt động cường độ cao và cường độ dưới tối đa là 1:1,12. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian dài gần 1:30 giờ thi đấu bóng rổ (tính cả thời gian nghỉ và thời gian bóng chết) được chia thành nhiều đoạn ngắn hơn kế tiếp nhau giữa hoạt động cường độ cao và cường độ dưới tối đa hay tạm nghỉ [21], [31].

Nguồn cung cấp năng lượng trong thi đấu bóng rổ: Hoạt động thi đấu bóng rổ rất đa dạng nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng như [9], [24], [25], [26].

Hệ cung cấp năng lượng ATP - CP: Cung cấp cho các hoạt động mang tính bột phát cao như: ném rổ, bật nhảy, xuất phát nhanh, chạy ngắn, chạy chuyển hướng quãng ngắn, đột phá và trong những giây đầu tiên của một đợt nỗ lực với cường độ cao (B).

Hệ cung cấp năng lượng ôxy hóa, cung cấp chính trong thời gian nghỉ

(A) như khi tạm ngưng (1 phút), nghỉ giữa hiệp 1 - 2 và 3 - 4 (2 phút). Nghỉ giữa hiệp 3 - 4 (15 phút) và những lần nghỉ ngẫu nhiên khác như bóng ra biên, có cầu thủ phạm lỗi hay được thay thế…

Các đợt hoạt động cường độ cao với thời gian tương đối dài (10 – 180s)

(C) thì hệ thống cung cấp năng lượng đường phân yếm khí đóng vai trò chính. Hệ cung cấp năng lượng ưa và yếm khí (kết hợp):

Chủ động: Khi nhịp độ trận đấu không cao (D), cường độ từng đợt nỗ lực hoạt động chỉ đạt khoảng 85% khả năng tối đa. Khi năng lực thể chất cả hai đội đều yếu như nhau nên họ đều chủ động giảm nhịp độ trận đấu (D).


Bị động: Khi 1 trong 2 đội có thể lực tốt hơn. Họ chủ động tăng nhịp độ trận đấu và tới một thời điểm nào đó, khả năng cung cấp năng lượng yếm khí. Qua phân tích trên cho thấy hệ cung cấp năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thi đấu bóng rổ. VĐV nào khi hoạt động với cường độ cao mà năng lực yếm khí lactic kém sẽ giảm tốc độ di chuyển,

không còn khả năng đeo bám và kèm chặt đối phương.

Hệ cung cấp năng lượng ôxy hóa: Cấu trúc của một trận thi đấu bóng rổ được tạo thành nhiều đợt tấn công với cường độ cao. Vì vậy hệ thống cung cấp năng lượng trong thời điểm này phụ thuộc vào năng lượng yếm khí, VĐV nào có năng lực yếm khí tốt thì hệ đường phân yếm khí sẽ đóng góp năng lượng chính trong thời gian dài hơn, ngược lại VĐV nào năng lực yếm khí lactic kém hơn thì hệ thống cung cấp năng lượng ôxy hóa sẽ sớm đóng vai trò chính để đảm bảo năng lượng cho hoạt động của cơ bắp. Diễn biến về sinh lý khi hoạt động cường độ cao trong thời gian dài cho thấy cùng với việc cơ chất sinh năng lượng yếm khí giảm dần; nồng độ axit lactic tăng cao dẫn tới ức chế hoạt tính các men xúc tác tiến trình đường phân yếm khí, ngăn cản sự hình thành cầu nối actin và myosin do đó công suất sinh năng lượng của hệ thống đường phân giảm và để đảm bảo duy trì hoạt động cho cơ thể, hệ thống cung cấp năng lượng ôxy hóa sẽ đóng vai trò chính. Tuy nhiên, tốc độ sản sinh năng lượng của hệ ôxy hóa chỉ bằng ½ công suất hệ đường phân yếm khí và hoạt động cơ bắp bị ức chế do nồng độ acid lactic tăng cao dẫn tới công suất hoạt động suy giảm nghiêm trọng [61], [62], [89].

Diễn biến về sinh lý khi hoạt động cường độ cao trong thời gian dài cho thấy cùng với việc cơ chất sinh năng lượng yếm khí giảm dần; nồng độ axit lactic tăng cao dẫn tới ức chế hoạt tính các men xúc tác tiến trình đường phân yếm khí, ngăn cản sự hình thành cầu nối actin và myosin do đó công suất sinh năng lượng của hệ thống đường phân giảm và để đảm bảo duy trì hoạt động cho cơ thể, hệ thống cung cấp năng lượng ôxy hóa sẽ đóng vai trò chính. Tuy


nhiên, tốc độ sản sinh năng lượng của hệ ôxy hóa chỉ bằng ½ công suất hệ đường phân yếm khí và hoạt động cơ bắp bị ức chế do nồng độ acid lactic tăng cao dẫn tới công suất hoạt động suy giảm nghiêm trọng [26], [41], [58], [82].

1.2.2. Những xu hướng của bóng rổ hiện đại

Về xu thế bóng rổ hiện đại đã được nhiều tác giả tổng kết khá chặt chẽ và đầy đủ. Kết quả cho thấy, bóng rổ hiện đại phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu) và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu) cụ thể là [42], [43], [55], [92].

Nắm vững và tinh thông kỹ chiến thuật:

Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vận dụng và phát huy kỹ thuật có hiệu quả. Về chiến thuật tấn công: Phát triển theo xu thế tổng hợp các loại chiến thuật và đấu pháp:

Tận dụng cơ hội phản công nhanh khi có thể.

Tấn công dồn dập, chiếm lĩnh vị trí và tấn công trận địa đối phương liên tục, tạo mắt xích liên hoàn giữa các đợt tấn công.

Trong ngoài kết hợp, các Trung phong cao, mạnh hoạt động gây áp lực lớn dưới rổ nhằm thu hút phòng thủ, tạo khoảng trống cho vòng ngoài ném rổ. Các trung phong đôi khi kéo ra ngoài cho đồng đội dễ xâm nhập và kết thúc ở khu vực cận rổ. Vòng ngoài thì luôn gây áp lực bằng những pha ném rổ hiệu quả nhằm kéo giãn đội hình phòng thủ, giúp trung phong có nhiều khoảng trống dưới rổ hơn.


Liên tục chạy xiết: Các VĐV liên tục chạy xiết, đổi cánh gây rối loạn đội hình phòng thủ và làm cho đối phương mắc sai lầm tạo cơ hội cho đội mình kết thúc rổ hiệu quả.

Về chiến thuật phòng thủ: Theo xu thế nâng cao tính công kích và giành quyền chủ động thi đấu:

Lấy bóng làm trung tâm, tổ chức “Bóng - Người - Rổ - Khu vực” thành một thể thống nhất khi phòng thủ. Luôn gây áp lực lên người cầm bóng, dâng cao đội hình, chia cắt đội hình đối phương.

Tăng cường tính tổng hợp: Thể hiện qua việc kết hợp các thế mạnh của hai chiến thuật phòng thủ 1- 1 và phòng thủ liên phòng.

Nâng cao tính biến hóa chiến thuật: Trong một trận đấu cần có nhiều chiến thuật làm cho đối phương không kịp phản ứng, tạo áp lực tâm lý căng thẳng cho đối phương.

Tăng cường sự phối hợp: Cần phải có sự nhạy cảm, tinh tế và hiểu rò nhau trong việc kết hợp phòng thủ.

Nâng cao tính co duỗi trong phòng thủ: Gây áp lực lên toàn sân, nhưng khi bị xuyên một cánh hay bị đột kích thì nhanh chóng thu gọn đội hình để phòng thủ.

Ngày càng nhanh hơn: Phát huy được tốc độ chính là giành được quyền chủ động trong thi đấu Bóng rổ nói riêng và hoạt động thể thao nói chung.

Tăng độ chuẩn xác: Dù kỹ - chiến thuật có tốt đến đâu mà không có độ chuẩn xác thì đội bóng cũng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi mà có khi còn bị áp lực tâm lý dẫn đến thất bại.

Chiếm ưu thế trên không: Trong thi đấu bóng rổ hiện đại thì việc chiếm ưu thế trên không là hết sức quan trọng. Vì thế bên cạnh việc phát triển chiều cao và cân nặng, cần phải tăng cường phát triển khả năng bật nhảy. Do đó, các VĐV có sức bật tốt sẽ mở rộng thêm ưu thế khống chế về không gian, khả năng kết thúc rổ nhanh và hiệu quả, gây bất ngờ cho đối phương.


Để có được thành tích bóng rổ như hiện tại và đào tạo được những VĐV xuất sắc, các đội bóng rổ đã chú trọng cải tiến, nâng cao kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, đặc biệt chú trọng công tác tuyển chọn [6], [8], [16], [86].

Saiđơn (HLV người Mỹ) cho rằng việc nâng cao trình độ bóng rổ là kết quả của sự phát triển rộng rãi môn bóng rổ trong quần chúng cộng với sự khoa học hóa trong tuyển chọn và huấn luyện [16]. Huấn luyện viên bóng rổ giàu kinh nghiệm người Mỹ, Bob Knight cho rằng: bóng rổ là môn thể thao có nhiều khả năng huấn luyện nhất và cũng có sự biến hoá đa dạng nhất [80]. Tổng hợp các kỹ thuật, chiến thuật... được chuẩn hoá để ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện cũng cho thấy mức độ phức tạp của môn thể thao này [10], [14], [16], [28], [38].

1.3. Cơ sở lý luận huấn luyện sức mạnh tốc độ bóng rổ

Khái niệm về sức mạnh tốc độ và các quan điểm về sức mạnh tốc độ có nhiều, rất đa dạng, có một số quan điểm cơ bản sau:

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh [67].

Theo D. Harre: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV [15].

Theo William J.Kraemer, Steven J. Fleck (1993): Sức mạnh tốc độ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn trong một thời gian ngắn nhất [95].

Theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002): sức mạnh tốc độ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian [72].

Theo Lê Bửu, Nguyễn Thế truyền (1991): Sức mạnh tốc độ là năng lực gắng sức lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định [4].

Hoạt động thi đấu bóng rổ đỉnh cao diễn ra nhanh và liên tục, thời gian 1 trận thi đấu bóng rổ kéo dài hơn 1 giờ nên nhiều chuyên gia cho rằng nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022