Đặc Điểm Phát Triển Về Hình Thái, Chức Năng Tâm - Sinh Lý Của Vận Động Viên Nữ


cơ bản, đồng thời chú trọng bồi dưỡng những năng lực đột xuất cá biệt của VĐV.

Nguyên tắc sáng tạo: đây là nguyên tắc dạy học kỹ năng vận động khuyến khích sự sáng tạo của VĐV và tư duy nhận thức về kỹ năng động tác nhằm hoàn thiện ở mức độ cao nhất về chất lượng động tác kỹ thuật kết hợp với chiến thuật.

Nguyên tắc thực sự cầu thị: đây là nguyên tắc trên cơ sở nắm vững động tác nhất định, tiếp tục cầu thị gia cố thêm để kỹ thuật động tác trở nên ổn định ở trình độ cao. Trong khi thực hiện nguyên tắc này chú trọng đòi hỏi tính chính xác cao và hoàn thiện từng chi tiết kỹ thuật động tác, ứng dụng tốt trong thực tiễn thi đấu.

Sự lựa chọn phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng và nội dung, nhưng cũng có thể có những phương pháp dạy học chung giống như những quy luật của dạy học.

Dưới đây xin trình bày phương pháp dạy học kỹ năng vân động chung cần vận dụng thích hợp với từng đối tượng, từng nội dung dạy học khác nhau.

Có thể định nghĩa về phương pháp dạy học kỹ năng vận động nói chung là, phương pháp hoạt động về nhận thức và thực tiễn của HLV và VĐV cần thực hiện đề hoàn thành nhiệm vụ dạy học vận động chung. Giá trị của phương pháp dạy học kỹ năng vận động bao gồm: thực hiện mục tiêu dạy học, bồi dưỡng năng lực. Các phương pháp dạy học kỹ năng vận động nói chung bao gồm những phương pháp chủ yếu dưới đây [51], [67], [89]:

Phương pháp dạy học vận động (phương pháp hướng dẫn dạy học vận động). Đây là phương pháp do HLV chỉ dạy cho VĐV học kỹ thuật, chiến thuật bao gồm: Phương pháp ngôn ngữ (phương pháp giảng giải, phương pháp bình luận giá trị từng ngôn ngữ); phương pháp trực quan (phương pháp thị phạm động tác, phương pháp thị phạm so sánh, phương pháp giáo cụ trực quan như xem hình vẽ, kết cấu…); phương pháp hiệu chỉnh (hiệu chỉnh


nguyên nhân cơ bản dẫn đến động tác sai, hiệu chỉnh cụ thể về mục đích, mức độ trực quan, tăng cường bảo hộ, cải thiện hoàn cải môi trường tập luyện); phương pháp dẫn chứng (dẫn chứng điển hình, có trọng điểm…); phương pháp quan trắc video hoặc mô hình hóa bằng phần mềm vi tính [7], [35], [58].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phương pháp học vận động: Phương pháp học vận động là phương pháp học tập và tự học của VĐV dưới sự chỉ đạo của HLV. Bao gồm [60]:

Phương pháp tập luyện tưởng tượng. Đây là phương pháp trước khi VĐV thực hiện động tác kỹ thuật cần hồi tưởng lại những lời giảng giải, những chi tiết động tác kỹ thuật, sự phối hợp kỹ thuật hoặc chiến thuật đã được HLV chỉ dạy để đảm bảo tốt hiệu quả.

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 5

Phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân giải: phương pháp hoàn chỉnh là phương pháp tập luyện của VĐV không gián đoạn từ đầu đến kết thúc kỹ thuật. Phương pháp phân giải là phân tích kỹ thuật hoàn chỉnh ra làm nhiều khâu, nhiều chi tiết kỹ thuật để tập. Ngay cả khi đã hoàn thiện kỹ thuật, nếu cần vẫn phải tập nâng cao chất lượng của một khâu hay một kỹ thuật đơn lẻ nào đó trong toàn bộ kỹ thuật hoàn chỉnh.

Phương pháp tự đọc: đây là phương pháp tự VĐV tìm tư liệu để tự đọc, tìm hiểu thêm nguyên lý kỹ thuật.

Phương pháp quan sát: đây là phương pháp quan sát các kỹ thuật mẫu mực của VĐV trình độ cao khác để ứng dụng thích hợp cho mình.

Phương pháp sáng tạo: đây là phương pháp do VĐV căn cứ quy luật, nhiệm vụ và đặc điểm của mình để tập luyện mang tính sáng tạo, đặc biệt khi ứng dụng kỹ - chiến thuật vào thực tiễn thi đấu.

Khi dạy học kỹ thuật vận động, HLV và VĐV phải đặc biệt chú trọng tới ý tưởng giáo dục con người: giáo dục lý tính, ý chí; giáo dục sự đam mê bằng những phương pháp như thảo luận, hỗ trợ, chú trọng hành vi….Giáo dục con người có quan hệ chặt chẽ với nâng cao trình độ văn hóa thể thao thành tích cao [30].


Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng vận động có rất nhiều, ở đây chỉ trình bày khái quá một số nhân tố chính [78], [79], [84]:

Tính chủ động học tập: đây là mức độ ảnh hưởng về trình độ nhận thức và trạng thái tâm lý của VĐV. Vận động viên có động cơ học tập tốt, có ý chí học tập ngoan cường dễ có tính chủ động học tập. Quá trình học tập có tính chủ động cao sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Tham số sinh vật học: Tham số sinh vật học đối với VĐV bao gồm thứ nhất; kỹ năng vận động nếu có tức là mức độ tồn tại của các tham số kỹ năng trong hệ thống thần kinh trung ương của VĐV; thứ hai, tố chất di truyền trong đó có năng lực học tập, cũng liên quan tới năng lực tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương. Năng lực tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương quyết định sự thích ứng của VĐV đối với môi trường học tập.

Tính nhạy cảm đối với điều kiện học tập ban đầu: ngay từ đầu nếu thiếu tính nhạy cảm, không nhìn nhận chính xác đối với các điều kiện, hành vi, nhận thức, sẽ ảnh hưởng lớn tới tư duy của cả quá trình học tập.

Quan hệ giữa lượng và chất: cũng như quy luật trong triết học, quá trình học tập kỹ năng vận động cũng là quá trình tích lũy về lượng, luyện tập nhiều loại hình động tác, lặp đi lặp lại nhiều lần, kiên trì luyện tập, cuối cùng mới có thể đảm bảo thực hiện kỹ năng vận động với chất lượng tốt.

Nhạy cảm của lứa tuổi và cơ cấu thần kinh: Hubel và Wiesel cho rằng. Học tập có thể phát sinh sự đột biến, nhưng ở động vật chỉ thường thấy sự đột biến nhạy cảm nhất ở thời kỳ sau khi sinh không lâu. Do vậy huấn luyện sớm, khi hệ thần kinh trung ương đang hoàn thiện, rất có lợi cho học tập kỹ năng vận động. Nhưng đối với từng môn thể thao, thời điểm huấn luyện chuyên môn hóa sớm vẫn còn là vấn đề cần thảo luận thêm.

Tất nhiên còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới quá trình học tập kỹ năng vận động như nhiệt độ, trạng thái kích thích, biến đổi nhịp sinh học trong ngày, tháng, năm…


1.4.2. Đặc điểm huấn luyện thể thao thanh thiếu niên

Khách thể nghiên cứu của đề tài là đội tuyển bóng rổ trẻ nữ Quảng Ninh, đều đang là học sinh trung học phổ thông, vì vậy khi huấn luyện phải dựa trên cơ sở sinh lý của các VĐV. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đặc điểm quan trọng của công việc huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên là quá trình huấn luyện diễn ra trên một cơ thể còn đang trưởng thành và phát triển. Trong huấn luyện thể thao đối với thanh thiếu niên thường tồn tại khái niệm tâm - sinh lý lứa tuổi. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi được xem xét một cách hữu cơ trong toàn bộ quá trình huấn luyện, nhất là huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên [3], [15], [51].

Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm - sinh lý của các em. Cơ thể thanh thiếu niên, nếu tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Vì vậy những bài tập phát triển toàn diện, với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong các kế hoạch huấn luyện thể thao thanh thiếu niên [51].

Khả năng vận động của cơ thể thanh thiếu niên cũng tuân theo những đặc điểm lứa tuổi. Quá trình mệt mỏi của VĐV thanh thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi được thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, trong giai đoạn mỏi mệt khả năng vận động nói chung cũng như những chỉ số riêng như tần số động tác, sức mạnh, độ chuẩn... giảm rò nếu so với người lớn. Thứ hai là, mệt mỏi ở thanh thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường bên trong của cơ thể mới chỉ có những biến đổi tương đối nhỏ.

Lứa tuổi còn ảnh hưởng tới cả tính chất của quá trình hồi phục sau vận động. Sau tập các bài yếm khí thời gian ngắn thì phục hồi khả năng vận động, các chức năng sinh lý và dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra nhanh hơn so với người


lớn. Nhưng sau các bài tập kéo dài như phát triển sức bền, các VĐV thanh thiếu niên lại hồi phục chậm hơn so với người lớn [71]

Đặc điểm quan trọng của công tác huấn luyện thể thao cho VĐV trẻ là quá trình huấn luyện diễn ra trên cơ thể trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành và phát triển, nên điều đó làm cho công tác huấn luyện càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vì thế, để huấn luyện đạt được thành tích đòi hỏi HLV phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng phù hợp với mục tiêu và nội dung huấn luyện.

Trong huấn luyện thể thao cho VĐV trẻ không chỉ cần chú ý tới đặc điểm sinh lý mà còn phải quan tâm tới yếu tố tâm lý. Sự kết hợp hoàn hảo tâm

– sinh lý lứa tuổi với lượng vận động phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của các em diễn ra tốt hơn, đồng thời cũng là yếu tố quan trong quyết định thành tích tập luyện và thi đấu của các em.

Với cơ thể thanh thiếu niên, tập luyện nóng vội, “đốt cháy giai đoạn” không những không đạt được thành tích thể thao mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của các em. Vì thế những bài tập phát triển toàn diện, với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong kế hoạch huấn luyện cho VĐV trẻ.

1.5. Đặc điểm phát triển về hình thái, chức năng tâm - sinh lý của vận động viên nữ

Cơ thể phụ nữ so với nam giới có hàng loạt những đặc điểm riêng về hình thái cũng như về chức năng. Khi so sánh những chỉ tiêu về hình thái, có thể nhận thấy chiều cao đứng và cân nặng trung bình của cơ thể phụ nữ thấp hơn của nam. Các số liệu theo dòi của nhiều tác giả đều cho rằng, ở mọi dân tộc, nữ thường thấp hơn nam giới khoảng 10%. Do đó, sự khác biệt chiều cao như vậy, nên hầu như tất cả các chỉ số hình thái khác cũng có sự khác nhau tương tự. Chiều dài các bộ phận cơ thể, chiều dài các chi của phụ nữ đều ngắn hơn nam giới theo tỷ lệ 1/1,1. Tuy nhiên trong các chỉ số dài – rộng thì chiều


rộng vai của phụ nữ nhỏ hơn của nam giới rò rệt (lớn hơn 1/1,1) trong khi rộng hông lại lớn hơn tỷ lệ bình thường. Các chỉ số vòng đùi, vòng cánh tay, vòng ngực cũng như các số đo các vòng khác, như đường kính cơ, mạch máu, diện tích bề mặt cơ thể, bề mặt phổi… của phụ nữ đều nhỏ hơn của nam giới: về lý thuyết sự khác biệt đó theo tỷ lệ 1/1,21. Các chỉ số về thể tích, như thể tích phổi, thể tích các buồng tim, thể tích máu lưu thông… của phụ nữ thấp hơn của nam giới theo tỷ lệ 1/1,33. Trọng lượng cơ thể phụ nữ trong những điều kiện tương tự cũng thấp hơn của nam giới khoảng 1,33 lần [2], [10], [25].

Ngoài những khác biệt chung về bản chất do sự khác nhau về chiều cao cơ thể quyết định đã nêu trên, cơ thể phụ nữ còn có một số đặc điểm riêng cần lưu ý. Sự khác biệt giới tính thể hiện rất rò ở cấu tạo cột sống. Tỷ lệ của đốt sống ngực so với toàn bộ cột sống ngắn hơn ở nam giới, trong khi các đốt sống cổ và thắt lưng lại dài hơn. Do vậy, cột sống của phụ nữ linh hoạt hơn so với nam giới. Độ linh hoạt của cột sống còn được tăng cường thêm do dây chằng và đĩa sụn chêm ở cột sống của phụ nữ có độ đàn hồi tốt hơn [2], [25].

Trọng lượng tổ chức mỡ của phụ nữ chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, trong khi ở nam giới mỡ chỉ chiếm khoảng 15%. Ngược lại, phụ nữ có tỷ lệ cơ nhỏ hơn nam giới, ở phụ nữ trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể trong khi ở nam giới là 40%, ở nữ VĐV tỷ lệ này ít hơn rất nhiều so với phụ nữ không tập luyện thể thao. Do mỡ hầu như không chứa nước nên lượng nước trong cơ thể phụ nữ thấp hơn của nam giới rò. ở phụ nữ lượng nước chỉ chiếm 55%, trong khi ở nam giới là 70% trọng lượng cơ thể.

Bộ xương phụ nữ phát triển kém hơn của nam. Một số xương nhỏ hơn, thành xương mảnh và mềm hơn, bề mặt xương nhẵn. Những đặc điểm cấu tạo xương như vậy làm khả năng chịu trọng tải của phụ nữ kém hơn. Cùng với những hạn chế về mức độ phát triển cơ, dây chằng… phụ nữ dễ bị chấn thương hơn khi mang vác, va chạm trong tập luyện và thi đấu thể thao.


Hô hấp ở phụ nữ mau hơn (20-24 lần/phút), độ sâu hô hấp, không khí phổi và dung tích sống thấp hơn so với nam [25]. Lượng hồng cầu, Hêmôglôbin trong máu ít hơn, nhưng tốc độ lắng máu cao hơn so với nam. Kích thước tim ở 48% nữ VĐV không thay đổi về hình thái, sự phì đại của tâm thất trái thấy ở 42% và phì đại của cả hai thất là 10%. Tần số co bóp của tim có thể giảm 42-48l/ph (10-12 l/ph thấp hơn so với nữ không tập thể thao). Huyết áp động mạch tối đa giảm trung bình từ 8-10 mlHg, huyết áp tối thiểu 5-10mlHg. ở các nữ VĐV phản ứng mạch và huyết áp tới thử nghiệm chức năng ít biểu hiện hơn so với những người không tập và thời kỳ hồi phục sau test thử nghiệm ngắn hơn. Do ảnh hưởng của tập luyện, tần số hô hấp giảm từ 6-8 l/ph, dung tích sống tăng từ 1000 - 1500ml, thậm chí ở một số nữ VĐV dung tích sống đạt tới 5000ml [60].

Để xác định nội dung và phương pháp tập luyện, đặc biệt trong các VĐV nữ đỉnh cao, nhất thiết phải tính đến đặc điểm của cơ thể phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Thường kinh nguyệt bắt đầu ở lứa tuổi 12 - 15, cá biệt ở lứa tuổi 16 - 18, và kéo dài từ 2 - 7 ngày. Chu kỳ kinh là 24 - 30 ngày. Tập luyện với lượng vận động lớn, căng thẳng có thể làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt tới 36 - 42 ngày. Đại đa số các VĐV nữ (50 - 70%), kinh nguyệt xảy ra bình thường và không gây ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Tuy vậy thời kỳ này vẫn có ở một số phụ nữ phát hiện thấy sự giảm các thông số chức năng như: giảm lưu lượng phút của máu, giảm % sự hấp thụ ôxy tối đa, huyết áp động mạch giảm, hô hấp chậm hơn, làm giảm dung tích sống và có những cảm giác đau đớn vùng bụng dưới, cảm giác bất an, nóng nảy vô cớ, như một căn bệnh mãn tính. Sự ổn định và bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc trong những ngày có kinh cho phép phụ nữ tham gia tập luyện hay không. Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh ổn định, có cảm giác tốt và sự thích nghi cao với lượng vận động vẫn có thể tập luyện bình thường. Tuy nhiên các nữ VĐV có đẳng cấp thể thao cao, tập luyện có hệ


thống với lượng vận động lớn trong thời gian có kinh, nếu có cảm giác tốt có thể tham gia thi đấu và thi đấu tốt mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ [84].

Về mặt tâm lý, mặc dù khí chất của nam và nữ cùng ở một loại hình, nhưng chúng khác nhau trong khía cạnh biểu hiện tâm lý, khuynh hướng và phản ứng đối với các trạng thái căng thẳng thần kinh - cảm xúc (stress). Theo như nghiên cứu của Đinâyca C. khi lập ra bảng so sánh các phẩm chất tâm, sinh lý của nam và nữ thì thấy rằng đối với mức độ ưu thế về các phẩm chất cả nhân nam thường thiên về sức mạnh và có tư duy logic hơn trong khi đó nữ thường dịu dàng và mang cảm tính nhiều hơn. Về khuynh hướng, theo Đinâyca C. cho thấy nữ giới có xu hướng mang tính nội tâm nhiều hơn, trong khi nam giới thì có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn. Còn phản ứng đối với sự căng thẳng (strees) cho thấy khả năng của nam kém hơn so với nữ trong việc thích nghi với môi trường mới [79].

Việc nghiên cứu các đặc điểm tính cách và những nét đặc thù trong đời sống tinh thần của phụ nữ giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan khả năng của họ để sử dụng các biện pháp đối đãi cá biệt thích hợp trong tập luyện nhằm nâng cao sức khoẻ cũng như hiệu quả tập luyện cho họ.

1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan

1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu về học thuyết lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao cơ bản, các nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã xây dựng phương pháp luật để xác định các chuẩn mực cần thiết về trình độ tập luyện thể lực toàn diện của VĐV thuộc các lứa tuổi và trình độ chuyên môn khác nhau. Các biểu chuẩn mực về trình độ tập luyện thể lực và các hệ số tương quan đã được soạn thảo. Nội dung kiểm tra tổng hợp có những đặc điểm tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động thể thao [1], [7], [72].

Trong các môn thể thao có chu kỳ, kiểm tra tổng hợp được dựa trên việc xác định các chỉ số có tương quan chặt chẽ với thành tích thể thao, được

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí