Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 2



giai đoạn


3.14

Diễn biến thành tích Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) qua 3 giai

đoạn

124

3.15

Diễn biến thành tích Test Sucides Drill (s) qua 3 giai đoạn

124

3.16

Diễn biến thành tích Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 (quả vào) qua

3 giai đoạn

125

3.17

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Lực bóp tay thuận (Kg)

127

3.18

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Bật cao tại chỗ (cm)

128

3.19

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Cơ lưng (lần/20s)

129

3.20

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Chạy 20m XPC (s)

131

3.21

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Chạy con thoi 4x10m (s)

132

3.22

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Cooper (m)

133

3.23

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Chạy chữ T (s)

135

3.24

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng tốc độ 20m (s)

136

3.25

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng luồn 5 cọc (s)

137

3.26

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong khoảng tin cậy 95% của test Di chuyển chuyền bóng 30s

(điểm)

139

3.37

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s)

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh - 2


3.28

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Sucides Drill (s)

141

3.29

Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các giai đoạn trong

khoảng tin cậy 95% của test Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 (quả vào)

142

Danh mục các hình vẽ

2.1

Test chạy chữ T

47

2.2

Dẫn bóng luồn 5 cọc

47

2.3

Di chuyển chuyền bóng trong 30s

48

2.4

Dẫn bóng số 8 lên rổ

49

2.5

Di chuyển test Suicides Drill

50

3.1

Góc độ Quỹ đạo bay

91

3.2

Khu vực ném rổ

92

3.3

Vị trí các điểm sáng cần quan sát khi VĐV thực hiện kỹ thuật

ném rổ từ xa

97


PHẦN MỞ ĐẦU


Bóng rổ hiện đại phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu); và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu) [21], [23], [80].

Chiến thuật tấn công phát triển theo xu thế tổng hợp các loại chiến thuật và đấu pháp: Tận dụng cơ hội phản công nhanh khi có thể; Tấn công dồn dập, chiếm lĩnh vị trí và tấn công trận địa đối phương liên tục, tạo mắt xích liên hoàn giữa các đợt tấn công; Trong ngoài kết hợp, các trung phong cao, mạnh hoạt động gây áp lực lớn dưới rổ nhằm thu hút phòng thủ, tạo khoảng trống cho vòng ngoài ném rổ. Các trung phong đôi khi kéo ra ngoài cho đồng đội dễ xâm nhập và kết thúc ở khu vực cận rổ. Vòng ngoài luôn gây áp lực bằng những pha ném rổ hiệu quả nhằm kéo giãn đội hình phòng thủ, giúp trung phong có nhiều khoảng trống dưới rổ hơn [11], [17], [48].

Bóng rổ là môn thể thao của những người khổng lồ, thể hiện ở cường độ vận động cao, hoạt động thi đấu rất căng thẳng, đòi hỏi VĐV phải huy động đến cực hạn khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh - mạnh tối đa. Mặc dù hoạt động thi đấu không liên tục song mật độ hoạt động ở cường độ cao là rất lớn.

Để có được thành tích bóng rổ như hiện tại và đào tạo được những VĐV xuất sắc, các đội bóng rổ đã chú trọng cải tiến, nâng cao kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, tuyển chọn. Trong đó kỹ thuật ném rổ xa đạt 3 điểm rất hiệu quả, nhiều ưu thế ghi điểm, đặc biệt phù hợp với tầm vóc cơ thể hạn chế. Tuy vậy, VĐV phải thành thục các loại kỹ thuật cơ bản trong bóng rổ và


phải được HLV lựa chọn để huấn luyện riêng trong số ít VĐV của toàn đội bóng [13], [18], [45].

Ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) là một trong những kỹ thuật được sử dụng tương đối nhiều trong bóng rổ chuyên nghiệp ngày nay, đặc biệt là ở Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) khi lối chơi tản rộng đang thịnh hành. Tuy nhiên để ném 3 điểm được thì người ném phải thông thạo kỹ thuật cũng như tập luyện lâu dài để thành thục khi vào trận. Một thực tế, không có một cách ném 3 điểm nào là tuyệt đối [52], [54]. Mỗi người chơi phải tự tìm ra một cách ném cho mình cũng như học hỏi kinh nghiệm của người chơi khác, và rèn luyện tư thế ném cũng như phối hợp được lực toàn thân để ném rổ đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với bất kỳ môn thể thao nào, quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐV đều rất chặt chẽ. Đối với kỹ thuật ném rổ từ xa (được 3 điểm), kỹ thuật này quan hệ rất lớn đối với sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Thi đấu bóng rổ còn cần nhiều loại kỹ thuật khác như giữ bóng, dẫn bóng, chuyền bóng. Hiệu quả thi đấu môn thể thao còn phụ thuộc vào các tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo, tuy nhiên yếu tố sức mạnh tốc độ có vai trò đặc biệt quan trọng trong huấn luyện kỹ thuật thể thao nói chung và huấn luyện kỹ, chiến thuật bóng rổ nói riêng. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật thể thao rò ràng rất cần thiết để tiếp cận các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ liên quan đến kỹ thuật ném rổ từ xa [22], [23], [56]. Đây là lý do tôi lựa đề tài luận án:

“Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh”.


Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng trình độ tập luyện (dưới góc độ sức mạnh tốc độ) nhằm lựa chọn và hệ thống hóa các bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ kết hợp với kỹ thuật ném bóng rổ xa cho nữ vận động viên bóng rổ (dẫn chứng đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh).

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném bóng rổ từ xa.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu kỹ thuật ném rổ từ xa và một số yếu tố có liên quan.

Mục tiêu 3: Hệ thống hóa và sắp xếp các bài tập phát triển kỹ thuật ném rổ từ xa trong kế hoạch huấn luyện của vận động viên nữ đội tuyển Quảng Ninh.

Giả thuyết khoa học:

Hiệu quả công tác huấn luyện VĐV bóng rổ nữ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có trình độ tập luyện (chủ yếu trình độ thể lực, mà đặc biệt là trình độ sức mạnh tốc độ) tốt để đảm bảo kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) nhằm nâng cao hiệu suất thi đấu là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nếu những vấn đề then chốt này được giải quyết và đạt hiệu quả tốt, thì chắc chắn trình độ thi đấu của đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh sẽ được nâng lên.


Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Quá trình hình thành và phát triển môn bóng rổ

1.1.1. Lịch sử phát triển bóng rổ thế giới

Môn bóng rổ được sáng lập tại Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1891 do Dr.James Naismith (sinh năm 1861), giáo viên giáo dục thể chất của Trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets (Mỹ), ông đã dựa theo những trò chơi với bóng được phát triển trước đây trong lịch sử như: trò chơi Pok - Tapok - ném bóng vào một vòng tròn bằng đá được đính theo chiều thẳng đứng trên tường; trò chơi Ollamalituli - ném bóng cao su vào chiếc vòng làm bằng đá để sáng tạo ra một trò chơi mới cho học sinh của mình tập luyện. Do có những nét mới lạ, sinh động và hấp dẫn chỉ sau một thời gian ngắn trò chơi này đã được công nhận, lan rộng trong toàn nước Mỹ và ngày nay đã phát triển thành một môn thể thao hấp dẫn hàng chục triệu người trên cả hành tinh

- môn bóng rổ.

Tháng 12 năm 1981 G. Nâyssmit đã soạn thảo những điều luật thi đấu đầu tiên cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức trận đấu. Năm 1892 ông đã cho xuất bản “Sách luật chơi bóng rổ” gồm 15 điều mà phần lớn những điều ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay.

Năm 1894, sau khi Luật bóng rổ được chính thức ban hành. Giai đoạn này bóng rổ đã phát triển sang các nước phương Đông như Nhật, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ. Tại thế vận hội Olympic lần thứ 3 năm 1904 bóng rổ được tổ chức thi đấu biểu diễn.

Từ năm 1919 - 1931 hiệp hội bóng rổ của các nước được thành lập và bắt đầu có các cuộc thi đấu giao hữu quốc tế. Năm 1923 các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên của nữ đã được tổ chức ở Pháp giữa đội Ý, Pháp, và Tiệp Khắc.


Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Bóng rổ là việc thành lập liên đoàn Bóng rổ Quốc tế (FIBA) vào ngày 18 tháng 6 năm 1932. Các nhà lãnh đạo của liên đoàn 8 nước: Ý, Achentina, Hy Lạp, Latvia, Bồ Đào Nha, Rumani, Thụy Sĩ và Tiệp Khắc đã tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên, đưa ra những ý kiến thống nhất chung về việc thành lập Liên đoàn bóng rổ Quốc tế và thông qua những điều luật thi đấu. Năm 1935 Ủy ban Olympic Quốc tế đã đưa ra quyết định công nhận môn bóng rổ là môn thể thao Olympic, năm 1936 bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội lầ thứ 11 tổ chức tại Beclin với 21 nước tham dự và đội tuyển Mỹ đã vô địch. Năm 1938 giải vô địch bóng rổ đầu tiên của nữ Châu Âu được tổ chức tại Rome (Y), đội nữ của Ý đã vô địch.

Năm 1948 HLV người Mỹ T.Arter lần đầu tiên đưa ra môn Bóng rổ mini. Trò chơi này được áp dụng dành cho trẻ em ở lứa tuổi 8 - 12 và được tổ chức theo các điều luật đơn giản hơn: Kích thước của bóng nhỏ hơn (Chu vi từ 68 - 73cm; Trọng lượng từ 450 – 500g) chiều cao của rổ là 2,60m khoảng cách từ bảng rổ đến vạch phạt là 4m. Kích thước của sân thi đấu: dài 28m, chiều rộng 15m và không có vòng 3 điểm, mặt bảng có chiều ngang là 1,20m, chiều thẳng đứng là 0,9m. Bóng thì được ném vào rổ nên trò chơi này có tên là “ Basketball ” (Basket-Rổ, Ball-Bóng). Trải qua hơn một thế kỷ không ngừng phát triển đã trở thành một trong những môn thể thao quần chúng trên thế giới ưa thích nhất, với những đặc điểm là: không gian cao, tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, kỹ năng kỹ xảo phức tạp hơn nhiều [54], [73].

1.1.2. Sự phát triển của bóng rổ Việt Nam

Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, vào đầu thế kỷ XX các môn thể thao hiện đại trong đó có bóng rổ cũng theo chân đội quân viễn chinh du nhập vào Việt Nam. Thời kỳ đầu bóng rổ chỉ phát triển trong phạm vi hẹp trong một số trường học, công sở và trong hàng ngũ binh lính Pháp và cũng chỉ bó hẹp ở một số thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế... các môn thể thao nói chung và bóng rổ nói riêng trong thời gian này nhìn chung


chỉ phục vụ riêng cho giai cấp thống trị, kỹ chiến thuật thì non kém, tư tưởng thi đấu thì cay cú ăn thua.

Cách mạng tháng 8 thành công, phong trào thể dục thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu được quan tâm phát triển đúng mức. Song cuộc kháng chiến chống Pháp lại nổ ra, nền phong trào tạm lắng xuống để tập trung cho kháng chiến giành thắng lợi. Sau hòa bình lặp lại, năm 1954, ở miền bắc phong trào bóng rổ được phát triển rộng khắp với các trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, các ngành và trong lực lượng vũ trang. Hàng năm đều tổ chức các giải vô địch miền Bắc: Giải hạng A, hạng B nam nữ, giải vô địch các đội mạnh, giải thanh thiếu niên.

Năm 1975, từ sau ngày đất nước thống nhất, phong trào tập luyện bóng rổ ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức thu hút đông đảo thanh niên học sinh tham gia tập luyện. Chúng ta mở rộng quan hệ giao lưu với toàn thế giới. Bóng rổ đã trở thành một môn thi đấu trong hệ thống Quốc gia từ năm 1985 đến nay, trải dài từ Bắc tới Nam như các đội Bắc Ninh, Yên Bái, Quảng Ninh, Phòng Không Không Quân…Khu vực miền Trung Nam bộ có các đội như: Ninh Thuận, Bình Thuận… Khu vực miền Nam có Tp. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ… [31]

Bóng rổ Việt Nam những năm gần đây mặc dù có sự phát triển tương đối tốt, song một thời gian dài bóng rổ Việt Nam tiến bộ chậm, chỉ mấy năm nay, bóng rổ nước ta đã dần dần hồi phục và phát triển qua giải bóng rổ các đội mạnh toàn quốc. Năm 1996 có 7 đội nam và 6 đội nữ tham gia, trong số các đội đó ta thấy chỉ có 2 đội nữ có các VĐV có độ tuổi trung bình là dưới 20, còn phần đông các VĐV nam đã quá tuổi và xuống thể lực. Chiều cao của các VĐV bóng rổ nước ta nói chung rất thấp, hiệu quả thi đấu không cao, chưa có nhiều trận đấu tỉ số vượt quá 100 điểm.

Ngày đăng: 09/06/2022