Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 2

có giới thiệu những nội dung tổ chức, hình thức lề lối cơ bản, khái quát về loại hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng. [18]. Tuy nhiên, tác giả mới giới thiệu khái quát về các loại dân ca Tày, Nùng.

- Cuốn Sli Lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng cũng của tác giả Vi Hồng in năm 1979 có giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày, Nùng qua làn điệu dân ca Sli, Lượn cùng với đề tài, nội dung tư tưởng, ý nghĩa thẩm mỹ cũng như cung cách xây dựng hình tượng của Sli, Lượn. Tác giả nhấn mạnh:“Các lớp đề tài của sli, lượn và mỗi một hình tượng của mỗi lớp đề tài đều bắt nguồn từ những quan niệm xa xưa của dân tộc Tày Nùng, đồng thời nó phát triển một cách gắn bó với dân tộc, với xã hội với từng con người Tày, Nùng. Vì thế các lớp đề tài , mỗi hình tượng, hình ảnh của sli, lượn đều rất gần gũi gắn bó với đời sống tình cảm, với tâm hồn người Tày người Nùng”.[19.Tr.59]. Cuốn sách đã có những gợi ý cho tác giả đề tài tìm hiểu về Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

- Năm 1983, trong giáo trình “Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam”, tác giả Võ Quang Nhơn đã khái quát những đặc điểm xã hội - văn hoá, quá trình lịch sử của ngành nghiên cứu văn hoá dân gian các dân tộc ít người và tổng quát về các thể loại văn học dân gian của các dân tộc như: Thần thoại, Truyện cổ tích, Thơ ca dân gian, Sử thi anh hùng…Trong thể loại thơ ca dân gian, nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn có sự tổng hợp, so sánh nghiên cứu về thơ ca dân gian các dân tộc, trong đó có loại hình dân ca Lượn của dân tộc Tày. Có đoạn tác giả viết: “Thơ ca dân gian các dân tộc, với những nét đặc sắc trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng hình tượng, trong nhạc điệu (và có khi cả điệu hát múa nữa) đi kèm theo lời ca, lại thiên về thể hiện tính độc đáo dân tộc; chính nhờ những yếu tố đó mà thơ ca dân gian mang đậm dấu ấn của phong cách, màu sắc đa dạng của văn hoá dân tộc”. Tác giả mượn hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Văn Thụ để nói lên tính độc đáo của thơ ca các dân tộc Tày, Nùng:

Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau

"Si” ca nhiều tiếng áo nhiều màu. [41.Tr,198].

Cuốn “Tổng tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên xuất bản gồm nhiều tập, [66]. Đây là cuốn tổng hợp về công tác sưu tầm văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có giới thiệu một số bài Lượn của dân tộc Tày.

Từ những góc nhìn khác nhau, các tác giả đã đề cập đến Lượn nói chung của dân tộc Tày - Nùng . Trong đó các nhà nghiên cứu giới thiệu về cách thức, tổ chức, hệ thống của lượn, cũng như giá trị của thể loại dân ca trữ tình này trong đời sống văn hoá của dân tộc Tày.

Ngoài ra còn có một số công trình sưu tầm, giới thiệu và dịch của một số tác giả cũng đề cập tới dân ca của dân tộc Tày – Nùng như: [32], [43], [50]…

Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về Lượn còn rất khiêm tốn so với bề dày nền văn hoá Sli Lượn của dân tộc Tày - Nùng. Trong các công trình khoa học của những nhà nghiên cứu tuy chưa khám phá hết những giá trị của loại hình dân ca Lượn; Nhưng các công trình trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị to lớn cho việc nghiên cứu đề tài trên.

2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu Hát Iếu ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang Hát Iếu là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, người Tày vốn có truyền thống văn hoá tốt đẹp được kết tinh trong đời sống lao động, sản xuất, trong giao tiếp và ứng xử. Vì vậy mà Hát Iếu được lưu truyền ở nhiều bản làng của người Tày, trở thành nét sinh hoạt độc đáo riêng của người Tày nơi đây. Dù đã được biết đến, nhưng Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang vẫn còn là mảnh đất nguyên sơ chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

Hiện nay, tư liệu Hát Iếu chủ yếu là bản sưu tầm và dịch của ông Hoàng Văn Chữ, một người Tày ở Bắc Quang chưa được in thành sách. Và hai tập thơ

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 2

Tày “Chồm bióoc Mạ” và “ Ra mắt bố mẹ” của Hoàng Thị Cấp sưu tầm và dịch.[4,5]. Do vậy, việc tìm hiểu về Hát Iếu ở địa phương Bắc Quang nói riêng, dân ca của các dân tộc nói chung là việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn học văn nghệ vô cùng quý giá của cả dân tộc.

3. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên Cứu “Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật”, Qua đó nhận diện, phân tích, so sánh để thấy được nét độc đáo, giàu bản sắc văn hoá Tày ở một địa phương cụ thể.

- Bước đầu cố gắng lí giải cội nguồn của nét văn hoá dân ca Iếu trên cơ sở tổng quan văn hoá của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.

- Đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của Hát Iếu.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Hát Iếu và một số vấn đề có liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật của Hát Iếu.

- Sưu tầm, tìm hiểu thêm lời Hát Iếu với một số loại hình văn hoá nghệ thuật, tín ngưỡng có liên quan thiết thực đến đề tài từ các góc độ nhìn nhận.

- Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của Hát Iếu trong đời sống đương đại.

5. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những lời Hát Iếu đã được sưu tầm và xuất bản thành sách.

- Những tư liệu sưu tầm chưa xuất bản của một số nghệ nhân và tác giả

đề tài.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi tư liệu nghiên cứu:

+ Hoàng Thị Cấp,(2005), Chồm bióoc Mạ, Nxb văn hoá dân tộc Hà Nội.

+ Hoàng Thị Cấp (2007), Ra mắt bố mẹ, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang.

+ Những tư liệu chưa xuất bản:

. Iếu dân ca dân tộc Tày do Hoàng văn Chữ sưu tầm và dịch.

. Iếu hát thơ then dân ca dân tộc Tày của tác giả Hoàng Văn Chữ.

. Văn bản của chính tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân.

. Mạng Intrenet.

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu:

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

7. Phương pháp nghiên cứu.

- Trên bình diện phương pháp luận là tiếp cận chủ yếu theo quan điểm ngữ văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể ở đây là lời Hát Iếu để phân tích. Tuy nhiên Hát Iếu là một loại hình dân ca vì thế nó không thể tách rời đời sống văn hoá của dân tộc Tày. Do đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là cần thiết, song cần phải nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành, xem xét đối tượng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau.

- Trên bình diện phương pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng :

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống.

+ Phương pháp khảo sát thống kê.

+ Phương pháp điền dã văn học.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp.

+ Phương pháp đối chiếu so sánh.

8. Những đóng góp của luận văn

Nghiên cứu Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, nhằm giới thiệu một nét văn hoá đặc trưng vốn có trong dân gian nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Luận văn là công

trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.

Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã, tác giả đề tài đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài Hát Iếu còn đang lưu truyền trong đời sống dân gian ở Bắc Quang - Hà Giang.

Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc Tày nói chung, trong đó có dân tộc Tày Bắc Quang.

9. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế- cơ sở tìm hiểu Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

Chương 2. Nội dung của Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật trong Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

NỘI DUNG

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ - CƠ SỞ TÌM HIỂU HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG.

1.1 Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.

1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang.

Hà Giang là miền đất của địa đầu Tổ Quốc Việt Nam, nổi tiếng với cột cờ trên đỉnh Lũng Cú - Đồng Văn, nằm bên dải phía Tây Côn Lĩnh, là nơi sinh sống của 22 dân tộc anh em như: Tày, Nùng, Dao, Mông, Pà Thẻn, La Chí, Pu Péo, Lô Lô…Trong đó dân tộc Tày có khoảng 175.757 người, chiếm 25% dân số trong tỉnh, đứng sau dân tộc Mông 30,75% ( năm 2001). Dân tộc Tày là cư dân bản địa sống lâu đời trên đất nước Việt Nam. Họ cùng với các cư dân Tày- Thái khác là một trong những chủ nhân đầu tiên lập lên nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng, nhà nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương trên cơ sở hợp nhất hai bộ lạc chủ yếu của thời bấy giờ là Âu Lạc và Lạc Việt.

Ở Hà Giang theo các tài liệu lịch sử, khảo cổ học từ trước năm 1945 đến nay đã phát hiện những hiện vật từ thời đồ đá cũ cho tới thời đại đồ đồng, đồ sắt, báo hiệu quá khứ xa xưa của con người đã cư trú trên đất Hà Giang. Điều đó chứng tỏ phần nào Hà Giang là vùng đất cổ có các cư dân sinh sống, trong đó có dân tộc Tày. Theo các nhà nghiên cứu và các cụ già người Tày ở Vị Xuyên, Bắc Quang kể lại thì ở Hà Giang tồn tại những cư dân Tày cổ ở vùng ba phương: Phương Tiến, Phương Thiện, Phương Độ thuộc huyện Vị Xuyên ngày nay. Ngoài ra họ còn cư trú ở vùng Bằng Hành, Vô Điếm, Đồng Yên, Xuân Giang…của huyện Bắc Quang. Các cụ già ở xã Phương thiện nói: Họ biết họ Nguyễn của dân tộc Tày đã sống ở đây cách đây 700 đến 800 năm.

Trong lịch sử nước ta thời Lý -Trần là thời kỳ thịnh hành của phật giáo cả nước, chùa chiền được tạo dựng khắp nơi, nhất là sau ba lần đại thắng quân Nguyên Mông của triều Trần, hào khí Đông A vang vọng từ Thăng Long đến

các miền biên viễn xa xôi. Ở Hà Giang còn di tích 2 ngôi chùa cổ đó là chùa Sùng Khánh ở bản Bang xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên, chùa Bình Lâm ở xã Phú Linh, thị xã Hà Giang cũng được xây dựng vào thời kỳ đó. Đặc biệt trên tấm bia ở chùa Sùng Khánh dựng năm 1367 có ghi công lao của quan Phủ đạo người Tày họ Nguyễn là Nguyễn Thiếp có công lao bảo vệ biên giới phía Bắc, xây dựng làng xã ổn định phát triển, là nơi tin cậy của triều đình ở vùng biên viễn xa xôi. [11, Tr.120].

1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.

- Điều kiện tự nhiên:

Bắc Quang là huyện miền núi thấp , nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang trong toạ độ địa lý từ 22 độ 10’ đến 22 độ 36’ vĩ độ Bắc và 104 độ 43’ đến 105 độ 07’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên, Phía Đông, Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Hoàng Su Phì. Trung tâm huyện là thị trấnViệt Quang, cách thị xã Hà Giang khoảng 60km.

Năm 2005, huyện Bắc Quang được chia tách thành hai huyện Bắc Quang và Quang Bình, huyện Bắc Quang cũ gồm có 33 xã. Do việc phân chia lại địa ranh, địa giới hiện nay Bắc Quang còn 21 đơn vị hành chính cấp xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Yên, Vĩnh Phúc,Vĩnh Hảo, Hùng An, Tiên Kiều, Việt Hồng, Quang Minh, Kim Ngọc, Vô Điếm, Bằng Hành, Hữu Sản, Liên Hiệp, Đức Xuân, Thượng Bình, Đông Tâm, Đồng Tiến, Đông Thành và hai thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy. Năm 2005 dân số trung bình của huyện Bắc Quang có 105.828 người, chiếm khoảng 16% dân số toàn tỉnh. Cư dân Tày ở đây sống hiền hoà, đoàn kết với các dân tộc khác như Kinh, Dao, Mông, Nùng…Thiên nhiên tương đối ưu ái tạo cho vùng đất này những bãi bồi phù sa màu mỡ dọc theo hệ thống sông Lô, sông sảo, sông Bạc…thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Tuy nhiên do địa hình tương đối phức tạp

như đồi núi cao, thung lũng sâu, mưa nhiều (Bắc Quang được coi là “rốn mưa” của cả nước), sương muối… đều gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người, khó khăn trong việc giao thông đi lại, xói mòn, lũ quét, ngập úng…; Nhất là ở thời kỳ lịch sử xa xưa khi cuộc sống của cư dân Tày còn thiếu thốn, lạc hậu, đói nghèo.

- Đặc điểm kinh tế xã hội:

Địa vực cư trú của người Tày ở Bắc Quang rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện. Trải qua hàng ngàn năm gắn bó với mảnh đất này, đồng bào Tày đã khai khẩn các thung lũng ven sông Lô, sông Bạc, Ngòi Sảo, ven các suối lớn tạo thành những cánh đồng, ruộng bậc thang trồng trọt phì nhiêu màu mỡ. Họ tạo ra hệ thống “dẫn nhập thuỷ điền” với Mương, Máng, Phai, Cọn…khá hoàn thiện phục vụ cho việc sinh hoạt, tưới tiêu. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đa dạng, phong phú; các ngành nghề thủ công như đan lát, dệt, rèn, đúc, kéo đường mật cũng phát triển. Kỹ thuật sản xuất của người Tày đã đạt tới trình độ khá cao, có kinh nghiệm về chăm sóc, thâm canh thời vụ khá chặt chẽ theo vụ theo năm. Từ xưa tới nay đồng bào Tày ở vùng Bắc Quang về kinh tế hàng hoá cũng đã phát triển qua những phiên chợ nông thôn họp theo quy định, việc trao đổi hàng hoá bằng hiện vật hay hình thức trao đổi trực tiếp đến nay vẫn còn tồn tại. Từ những điều kiện thuận lợi, khó khăn trên phải chăng những hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trong đó có hát Lượn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải toả những khát vọng tinh thần của họ.

- Đời sống văn hoá:

Cư dân người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng như nhiều người Tày khác sinh sống trong cả nước đều có một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Mặc dù người Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ hệ Tày - Thái, nhóm ngôn ngữ rất gần với Tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và âm thanh. Song chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tượng trong sinh hoạt giao tiếp mới là của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023