Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-------


HOÀNG MINH NGUYỆT


HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


THÁI NGUYÊN - 2009

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-------


HOÀNG MINH NGUYỆT


HÁT IẾU CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT


Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số : 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn:

TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG


THÁI NGUYÊN - 2009


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hằng Phương là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học văn K15 và khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới ông Hoàng Văn Chữ, người đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng vô cùng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn dành cho tôi, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2009


Tác giả


Hoàng Minh Nguuyệt

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5. Đối tượng nghiên cứu 8

6. Phạm vi nghiên cứu 8

7. Phương pháp nghiên cứu 9

NỘI DUNG 11

Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế - Cơ sở tìm hiểu hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang11

1.1 Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang 11

1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang 11

1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang 12

1.2 Khái quát về Lượn 20

1.2.1 Khái niệm “Lượn” 20

1.2.2. Khái niệm Hát Iếu 22

1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu 23

1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang 27

1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang 27

1.3.2. Khảo sát, phân loại 28

1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Hát Iếu 33

Tiểu kết 46

Chương 2. Nội dung cơ bản của hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang 47

2.1. Hát Iếu là những lời bày tỏ tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ 47

2.1.1. Hát Iếu là những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, nồng thắm 47

2.1.2. Hát Iếu là những lời giao ước, kết duyên tình cảm sâu nặng 53

2.1.3. Hát Iếu là những lời chia tay xót xa, day dứt giữa những người yêu nhau. . 58

2.2. Hát Iếu là những lời bày tỏ cách ứng xử trong tình yêu, ca ngợi cuộc sống 62

2.2.1. Hát Iếu là những lời trách móc bạn tình nhẹ nhàng, thâm thuý 62

2.2.2. Hát Iếu là những lời đối đáp nhanh trí, thông minh và dí dỏm 65

2.2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên gần gũi giàu đẹp 70

2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi Đảng, Bác và cuộc sống mới 74

2.3.1. Hát Iếu là những lời ca ngợi, bày tỏ niềm vui từ khi có Đảng và Bác Hồ 75

2.3.2. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống hòa bình, xây dựng chủ nghĩa

xã hội 80

Tiểu kết 84

Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Iếu ở Bắc Quang

- Hà Giang 86

3.1. Thể thơ trong Hát Iếu 86

3.1.1. Thể thơ tự do 86

3.1.2. Thể thơ thất ngôn 90

3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong Hát Iếu 93

3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh 93

3.2.2. Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp) 101

3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Iếu 106

3.3.1. Thời gian nghệ thuật 106

3.3.2. Không gian nghệ thuật 113

Tiểu kết 123

KẾT LUẬN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC .....................................................................................................

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1 Về phương diện khoa học

Trong di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hoá của các dận tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trưng của mỗi vùng, miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xưa tới nay, có rất nhiều di sản văn hoá khác nhau, trong đó phải kể đến những làn điệu trữ tình mượt mà làm đắm say không biết bao nhiêu tâm hồn chàng trai cô gái như Hát Then, Sli, Lượn cọi, Khắp Cọi, Hát Iếu… của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái... Hát Iếu là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc trưng vốn có của người Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Hát Iếu còn ít người biết tới. Do vậy, việc Sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của Hát Iếu là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Thực tế từ trước tới nay, Hát Iếu của người Tày Bắc Quang đã được một số người sưu tầm và dịch với số lượng còn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sưu tầm những bài Hát Iếu lưu truyền trong dân gian với số lượng đáng kể.

1.2. Về phương diện thực tiễn

Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng, gắn bó sâu sắc với đời sống của làng quê nơi đây từ xưa tới nay. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của người Tày ở địa phương Bắc Quang - Hà Giang sẽ góp phần khẳng định, gìn giữ, bảo lưu và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Bắc

Quang - Hà Giang nói riêng, các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung trên con đường tìm về với bản sắc cội nguồn dân tộc.

Xuất phát từ phương diện khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của chúng tôi, người con của tộc người Tày mong muốn được khám phá, tôn vinh những giá trị văn hoá có sức sống bền bỉ của dân tộc mình.

2. Lịch sử vấn đề.

2.1. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Tày Nùng.

Nhắc đến những giá trị văn hoá - nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, trước hết phải nói đến những giá trị to lớn của vốn văn học dân gian cổ truyền của mỗi dân tộc. Trong đó dân tộc Tày đã có những đóng góp cho nền văn hoá nghệ thuật thêm phong phú, đa dạng, đặc sắc qua các thể loại khác nhau. Chúng ta có thể kể đến thể loại dân ca như Hát then, Hát Quan làng, Lượn Cọi, Lượn Slương, Lượn Nàng ới, Hát Iếu… Qua quá trình lao động sản xuất, chiến đấu, người Tày đã sáng tạo nên một kho tàng vô cùng giàu có về hát Lượn. Tuy vậy, trước Cách mạng tháng Tám, cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày không có kho lưu trữ, thư viện, nhà xuất bản. Văn học chủ yếu được lưu chuyển thông qua hình thức truyền miệng. Cũng do ưu thế của thể loại mà những bài hát Iếu được truyền cho các thế hệ nối tiếp nhau trong những dịp lễ hội, trong sinh hoạt cộng đồng,…trong tâm hồn, trí tuệ và tình cảm của những người yêu mến thơ ca dân gian của dân tộc.

Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhờ chính sách bảo tồn văn hoá các dân tộc của Đảng, nhà nước thì việc sưu tầm, nghiên cứu và phát huy những giá trị truyền thống như hát lượn nói chung được quan tâm, chú ý. Song do nhiều lý do khác nhau như: trình độ người nghiên cứu, hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, do nhận thức, quan niệm…mà công việc lưu giữ và bảo tồn

những giá trị văn hoá bị mai một, chưa đạt được hiệu quả cao. Trước những năm 1960, những công trình nghiên cứu, sưu tầm về Lượn của người Tày nói chung hầu như không có, hoặc được giới thiệu rất sơ lược, khái quát. Tuy nhiên qua một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, dân ca dân gian nói chung của dân tộc Tày còn được phát hiện ở những khía cạnh sâu sắc hơn như nhận định của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Vũ Ngọc Phan: “Folkclore hình thành không phải với tính cách là sự phản ánh trực tiếp đời sống. Nhiều tầng văn hoá đã lắng đọng trong Floklore, và sau một quá trình nhào nặn, biến đổi lâu dài, đã tạo nên một truyền thống nhất định có nội dung tư tưởng sâu sắc bền vững qua thời gian và không gian” [43. Tr. 59].

Chính vì vậy, những giá trị nằm trong tầng sâu của nền văn hoá dân ca dân gian Tày trở thành vấn đề thu hút, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lâu nay. Theo trình tự thời gian và từng mảng nghiên cứu, một số công trình sưu tầm, khảo cứu có liên quan đến đề tài xuất hiện như:

- Năm 1974 Sở văn hoá thông tin Việt Bắc xuất bản cuốn: Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, trong đó có một số bài viết về đời sống văn hoá, tinh thần, nội dung, hình thức những giá trị trong bước đầu khảo cứu vốn thơ ca dân gian dân tộc Tày, Nùng. Đáng chú ý có đoạn viết của Vi Quốc Bảo khẳng định: “Thật khó có thể thống kê được hết các thể loại dân ca miền núi vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi loại dân ca có cái hay, cái đẹp riêng. Hay về làn điệu, đẹp về lời thơ. Song có một cái chung nhất cho tất cả mọi thể loại dân ca miền núi là tính chất trữ tình rất đằm thắm, rất độc đáo mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ thể loại nào”. [57] Ngoài ra trong cuốn sách này còn một số bài viết của tác giả Vi Hồng nêu lên: “Vài ý nghĩ nhỏ bước đầu về thơ ca dân tộc Tày - Nùng” và “ Thử tìm hiểu về nội dung của Lượn”[57. Tr.109, 176].

- Tạp chí dân tộc học số 1- 1976 có bài viết: “Vài suy nghĩ về hát Quan lang, phong Slư, Lượn” của nhà văn Vi Hồng. Trong bài viết của mình tác giả

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí