Lục Văn Pảo (Sưu Tầm Và Biên Soạn), (1994), Lượn Cọi, Nxb Văn Hoá Dân Tộc, H.

tình yêu thuở xa xưa nhưng không đến được với nhau. Đó còn là một làn điệu dân ca được đúc kết từ vốn sống, vốn hiểu biết của các thế hệ xa xưa, là kho tàng tri thức nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp cho các thế hệ con cháu không bao giờ quên cội nguồn của dân tộc.

2. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang mang chức năng sinh hoạt xã hội, đó thực sự là phương tiện trao đổi, bày tỏ tình yêu đôi lứa của các chàng trai cô gái Tày với nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm phong phú và đa dạng. Đó là tấm chân tình thiết tha nồng thắm, lời giao ước kết duyên tình cảm sâu nặng và cả những lời chia tay day dứt xót xa trong tình yêu thuở ban đầu; Đó là những bài học đúc kết kinh nghiệm, cách ứng xử trong tình yêu, cuộc sống. Cũng như các loại dân ca khác, Hát Iếu còn là lời bày tỏ, là tiếng hát ngợi ca cuộc sống mới từ khi có Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Tiếng hát giao duyên trong Hát Iếu là tiếng ca bày tỏ tâm hồn Tày một cách sâu sắc, nồng nàn, chân thực và phong phú. Lời Hát Iếu cũng khái quát được quá trình nảy sinh, phát triển của tình yêu nam nữ dựa trên quan niệm hôn nhân tự do, tiến bộ. Hát Iếu là tiếng lòng ngọt ngào lắng sâu mà da diết được cất lên từ trái tim của những tâm hồn giàu tình nhân ái, thiết tha tràn đầy khát vọng tình yêu, cuộc sống. Đồng thời Hát Iếu còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ hấp dẫn đáp ứng nhu cầu văn hoá thẩm mỹ của đồng bào Tày ở đây.

3. Nghiên cứu về một số đặc điểm nghệ thuật trong Hát Iếu, chúng tôi nhận thấy đây là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày. Cũng giống như dân ca của các dân tộc khác, Hát Iếu có những nét tương đồng và khác biệt trong hình thức kết cấu, thể thơ, các biện pháp tu từ hay không gian và thời gian nghệ thuật…Tuy nhiên, trong tiếng Hát giao duyên của Hát Iếu thì lời văn trau chuốt, giàu hình tượng, hấp dẫn, dễ rung cảm được lòng người do thể thơ có sự dung nạp của thể thất ngôn - thể thơ có khuôn phép, quy định với thể thơ tự do đã tạo nên sự đa dạng trong cách diễn đạt lời ca nghệ thuật. Hát Iếu còn sử dụng thủ pháp ẩn dụ, so sánh ví von, không gian và thời gian mang tính

nghệ thuật cao. Nghiên cứu các yếu tố thuộc phương diện nghệ thuật được thể hiện trong Hát Iếu giúp ta có cái nhìn sâu sắc, thâm nhập vào tư duy của người Tày để nhận biết khám phá những cái hay, cái đẹp, nét độc đáo của dân ca Iếu. Từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn đời sống văn hoá, phong tục tập quán, nét đẹp đặc trưng của các làn điệu dân ca Iếu và tài nghệ của đồng bào Tày ở đây.

4.Trong suốt dòng chảy của lịch sử, từ xa xưa đến nay Hát Iếu ở Bắc Quang vẫn tồn tại trong cuộc sống của người dân lao động, nó ẩn chứa trong đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt thể hiện niềm khao khát cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc lứa đôi. Những lời ca mà chúng tôi sưu tầm được trong sinh hoạt dân gian của đồng bào Tày nơi đây là minh chứng sinh động cho sức sống mãnh liệt lâu bền ấy. Đó là những giá trị, quan niệm thẩm mỹ, quan điểm nhân sinh của đồng bào trải qua bao đời nay. Và điều diệu kỳ, sự hấp dẫn của Hát Iếu như mạch nước ngầm ngọt ngào chảy trong lòng đất vẫn âm thầm sống, vận động trong tâm khảm của những người yêu mến thơ ca dân tộc, trong hơi thở của tình cảm giao duyên của đôi lứa thuở ban đầu. Tuy nhiên, chưa thể nói đề tài đã khám phá được đầy đủ những giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như sức sống tiềm tàng của Hát Iếu. Song hiện nay, hình thức sinh hoạt dân ca này đang dần vắng bóng trong đời sống dân gian. Thế hệ người có tuổi thì thuộc nhiều lời hát hơn các thế hệ trẻ, điều này cũng do nhiều nguyên nhân, có lẽ phần nhiều là các thế hệ trẻ bây giờ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hoá khác nhau, trong khi đó nền văn hoá của dân tộc mình lại không được bồi dưỡng. Hát Iếu cũng như nhiều loại hình văn hoá dân gian khác của dân tộc Tày là một kho tàng giàu có đang đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu, quan tâm để những giá trị đó có thể tồn tại ở dạng động của nó.

Vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền, ban ngành của địa phương, nhà nước là làm sao phát huy, bảo tồn và lưu giữ loại hình nghệ thuật này để đáp ứng sự mong mỏi của quần chúng nhân dân được hưởng thụ những giá trị tinh hoa văn hoá của cha ông để lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (1992),Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Tp HồChí Minh.

2. Bộ văn hoá và Bảo tàng Việt Bắc (1991), Một số vấn đề lịch sử Văn hoá các dân tộc ở Việt Bắc, Bảo tàng Việt Bắc, Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

3. Nguyễn Đức Bình (1998), Mấy vấn đề lớn trong nghị quyết hội nghị TW 5 về văn hoá, Tuần báo văn nghệ (34).

4. Hoàng Thị Cấp (2005), Chồm bioóc Mạ, Nxb văn hoá dân tộc, H.

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 17

5. Hoàng Thị Cấp (2007), Ra mắt bố mẹ, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang.

6. Nông Quốc Chấn (1967), “Hãy khơi dòng dân ca các dân tộc thiểu số”, Tạp chí văn học (1).

7. Nông Quốc Chấn (1977), Một vườn hoa nhiều hương sắc, Nxb Văn hoá dân tộc, H.

8. Hoàng văn Chữ ( sưu tầm) (2008), Iếu dân ca dân tộc Tày, chưa xuất bản.

9. Hoàng Văn Chữ (sưu tầm)(2008), Iếu hát thơ then, chưa xuất bản.

10. Chu Xuân Diên ( 1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Tạp chí văn học số 5.

11. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (chủ biên), (2004), Các dân tộc ở Hà Giang, Nhà xuất bản Thế giới.

12. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học xã hội.

13. Hà Minh Đức (chủ biên), (2008), Lý luận văn học (Tái bản lần thứ 9), Nxb giáo dục, H.

14. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.

15. Tô Hoài (1976), “ Thực trạng vấn đề văn học thiểu số”, Tạp chí văn học số 3.

16. Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), “ Sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hoá, văn nghệ các dận tộc thiểu số Việt Nam”.

17. Vi Hồng (2001),Thì thầm dân ca nghi lễ, Nxb Văn hoá dân tộc,

18. Vi Hồng (1976), “Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Phong Slư, Lượn,” Tạp chí văn học, (3).

19. Vi Hồng (1979), Sli lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc,H.

20. Như Hoa ( 2002), Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H.

21. Nguyễn Chí Huyên (chủ biên), (2002), Nguồn gốc lịch sử tộc người Tày vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn học dân tộc,H.

22. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục,H.

23. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H.

24. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), (1997), Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H.

25. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb KHXH, H.

26. Nguyễn Xuân Kính (1998), Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu,

Nxb KHXH, H.

27. Hoàng Ngọc La, Hoàng Văn Toàn, Vũ Anh Tuấn ( 2002),Văn hoá dân gian Tày, Sở văn hoá - Thông tin Thái Nguyên.

28. Đinh Trọng Lạc, (2003), 99 Phương tiện và Biện pháp Tu Từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

29. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá, H.

30. Lã Văn Lô, Đăng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng,Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

31. Đặng Văn Lung (1997), Nghiên cứu văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Tập 1, Nxb Văn hoá dân tộc.

32. Cung Khắc Lược, Lê Bích Ngân (1987), Lượn cọi Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc

33. Hoàng Minh Lường (2001), “Quan niệm về nghệ thuật trong văn học cổ

truyền các dân tộc thiểu số”, Luận án Tiến sĩ.

34. Triệu Hữu Lý (1990), Dân ca Dao, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc,H.

35. Hoàng Tuấn Nam ( 1997), “ Người Tày Kin Chiêng”, Tạp chí nguồn Sáng , (3).

36. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.

37. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H.

38. Trần Đức Ngôn (1990), “ Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian”, Văn hoá dân gian (3), H, Trang 16-19.Tạp chí nguồn sáng, số3.

39. Trần Đức Ngôn (2000), “Những đặc trưng của văn bản Văn hoá dân gian” in trong Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu Văn học văn nghệ dân gian, Nxb Văn hoá dân tộc, H, trang 21-37

40. Hoàng Minh Nguyệt, (2009), Một số bài Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

(Tài liệu sưu tầm ).

41. Võ Quang Nhơn ((1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam,

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

42. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Văn học, H.

43. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb dân tộc.

44. Nhiều Tác giả (1974), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb KHXH, H.

45. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, H.

46. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian, những phương pháp nghiên cứu,

Nxb KHXH, H.

47 Nhiều Tác giả (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Viêt Nam, Viện văn học dân tộc,H.

48. Nhiều Tác giả (1993), Văn hoá dân gian Cao Bằng, Hội văn nghệ Cao Bằng

49. Nhiều Tác giả (1998), Văn hoá dân gian, Sở văn hoá thông tin Yên Bái.

50. Lục văn Pảo (sưu tầm và biên soạn), (1994), Lượn cọi, Nxb Văn hoá dân tộc, H.

51. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb GD.

52. Hoàng Phê (chủ biên), 2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

53. Hoàng Quyết, Triều Ân , Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hoá cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc,H.

54. Hoàng Văn Trụ (1997), Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB VHDT, H.5

55. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại - Bộ GD & ĐT

- Vụ giáo viên - H.

56. Trần Đình Sử (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.

57. Sở văn hoá thông tin Việt Bắc, (1974), Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, Nxb Việt Bắc.

58. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

59. Ngô Đức Thịnh (1990), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc.

60. Trần Ngọc Thêm (1997), cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.

61. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam ( In lần thứ 4 Có sửa chữa và bổ sung), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

62. Lâm Tiến (1995), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb văn hoá dân tộc.

63. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

64. Nông Quốc Tuấn (2006), Văn hoá phi vật thể dân tộc Tày - Đề tài thuộc khuôn khổ Dự án: “Sưu tầm cấp thiết di sản văn hoá về con người và cộng đồng gắn với môi trường sinh thái nhân văn vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang”, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bộ văn hoá thông tin.

65.Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Giang, (2001), Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001), Nxb Chính trị Quốc gia.

66. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (quyển 3),(1992). Tổng tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

67. Trần Quốc Vượng chủ biên (2005), Cơ Sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.

68. Phạm thu Yến, (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, H.

PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ BÀI HÁT IẾU TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI TÀY BẮC QUANG - HÀ GIANG

1. Những bài Hát Iếu “Định rườn” (định duyên) Chài:

Giờ khuất cần thôi khảu rụ páy giờ rạu Cần thôi bâm đế chiềng pân rụ páy Nhắc bâm óc hỏng hóng là pi so toan Nhắc bâm óc hỏng chang là vằn pi so lỉn Vằn nạy pi dú rườn khau vài nà chả Chắng hăn báo thíp hả mà mường

Mự nay pi khen mạ nà đon Chắng hăn thao tỏn thào mà tô Giờ nạy pi so đọc thố cón chàu

Khuyên mất là vằn pi khuyên mắư Khuyên au nặm pắn pí khửn bâm Khuyên au noọng khình châm khăm nạy Khuyên đảy pi chăng khuyên ăn

Vằn pi khuyên ăn buốp lai chà Khuyên ăn qua lai chặng.


Chủ rườn ới chủ rườn

Chủ rườn năng bấu sôi bấu dục Sôi dục thao táng bản khan

Lan sôi dục thao táng mường khan lả.


Mạy pàu răng mừa thọn lai rac thao lác Răng mừa thọn lai chăư

Hẳư pi pảu cằm hăư thúc toọng

Hẳư pi phọng cằm chăư chắng thúc tâm


Mưa pân noọng khình châm chắng toọng Vằn noọng khan mà bấu lo phua noọng đá

Phua noọng đá vằn pi khác têm moằư nhá mừa van Khảu thay téng bâm tòng vàn

Mừa lôi mừa lội thâng hỏng chang

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí