Một Số Bài Hát“Iếu Tạ” (Iếu Đố) Và “Iếu Sỏi"(Iếu Kháy)

Hoa mận

Hoa mận nở xen lá xen ngọn,

Tốn công chắp cánh hoa thành bông. Em lại thấy người khác mường đến gõ, Bỏ mình anh nằm vắng phơi sương.

Được soỏng em chê sọt mặt bủng, Anh biết chẳng dám yêu.

Biết em giam lòng anh chẳng dám hướng.


Mèng loọng

Đông luông đảy nghìn thiêng mèng loọng Toọng pi bấu lìa noọng thắc giờ

Điếp căn mắc thảy thân tờ khát Thương căn ná chắc piai mừa rườn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Ve gọi

Rừng đua rộn tiếng ve than vọng, Anh chẳng muốn vắng em một giờ.

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 19

Nhớ nhau trong lòng thêm vương vấn, Thương nhau chẳng muốn bước về nhà.


Cằm thắng

Hom mí quá bióc khảu

Hom quả mí quá bióc va miài

Phai phai mí lừm càm noọng thắng Thíp pi nặm nhằng ắng đăư chăư.

Lời dặn

Thơm chi bằng hoa lúa,

Thơm dịu chẳng qua nhị hoa nhài. Dù chết không quên lời em dặn, Mười năm nước còn ứ trong tim.


3. Một số bài hát“Iếu Tạ” (Iếu đố) và “Iếu sỏi"(Iếu Kháy)


Nặc kể lừa

Thức lăng tượng chược phẳn chược phưa Thức lăng tượng bàn cờ phá mác

Thức lăng tượng bàn hạc tiêm nhàu Thức lăng tượng quân chàu quyét nặm Thức lăng tượng bản khẳm cần ynh Thức lăng tượng làng lình che đét

Thức lăng tượng quét nặm thiên lý pay mà Thức lăng tượng quét nặm phòng ba pay tao Thúc bấu lả thúc bấu

Thúc bấu noọng còi páo còi toan Bấu thúc noọng còi toan pay lỉn lại Hẳư pi dú cửa đại đảy ơn.


Đố thuyền

Thức gì tựa dây sắn dây bừa

Thức gì tực bàn cờ trong vườn quả Thức gì tựa bàn hạc têm trầu

Thức gì tựa quân mình quét nước Thức nào tựa bản thẳm người xa Thức gì tựa chiếc muôi che nắng Thức gì tựa quét nước thiên lý đi về

Thức gì tựa mưa gió phong ba bão bùng Không phải, có phải không

Nếu đúng noọng khẽ nói, khẽ khuyên răn Nếu đúng noọng sẽ đến chơi nơi này

Để anh tựa cửa đại hàm ơn.

Đáp:

Chược lừa tượng chược phẳn chược phưa Hua lừa tượng bàn cờphá mác

Chang lừa tượng bàn hạc tiêm nhàu Dầm lừa tượng quân chàu quét nặm Thau lừa tượng bản khẳm cần ynh Pài lừa tượng làng lình che đét

Thao lừa tượng quét nặm thiên lý pay mà Quát lừa tượng quét nặm phòng ba pay tao Thúc bấu lả thúc bấu

Thúc bấu noọng còi páo còi toan Bấu thúc noọng còi toan pay lỉn lại Hẳư pi dú cửa đại đảy ơn.


Giải đố thuyền

Dây buộc thuyền tựa dây sắn dây bừa Mũi thuyền tựa bàn cờ vườn quả Giữa thuyền tựa bàn hạc têm trầu Dầm thuyền tựa quân mình quét nước

Cột buồm thuyền tựa bản thẳm người xa Mái thuyền tựa chiếc muôi che nắng Mái chèo tựa quét nước thiên lý đi về Quạt nước tựa mưa gió phong ba

Phải không có phải không

Nếu đúng noọng khẽ nói khẽ khuyên răn Nếu đúng noọng sẽ đến chơi nơi này

Để anh được tựa cửa đại hàm ơn


phiắc cát

Nhình:

Phiắc cát van đon thài lai poỏng Po chài lai toọng buôn hăn Phiắc cát van đon tắm

Po chài pay chang khăm buôn hăn.


Chài:

Phiắc cát van đon thài lai poỏng Me nhình mì lai toọng buôn hăn Phiắc cát van đin đăm

Me nhình pay chang khăm thưa bốc

Rau cải

Gái:

Rau cải gieo đất cát nhiều dóng Con trai lắm lòng trời oán

Rau cải gieo đất đồi

Con trai hay đi đêm trời thấy.

Trai:

Rau cải gieo đất cát nhiều dóng Con gái có lắm lòng trời oán Rau cải gieo đất đen

Con gái hay đi đêm heo bắt.


Lồng đoay

Lồm pặt khửn cốc túm hua nà Pú gia thẳm phuc phà vạy thả Pi nay thâng pi nả noọng pay

Thoong mừng chổm hua đoay lồng lang


Xuống thang

Gió thổi lên gốc xổ đầu thôn Cha mẹ sắm chiếu chăn để đợi Năm nay sang năm nữa em đi

Hai tay chống cầu thang xuống bãi.

(Người sưu tầm: Hoàng Minh Nguyệt, người dịch: Hoàng Bình Dựng và Hoàng Minh Nguyệt, dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang)

PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ HÁT IẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG.


1. Ông Hoàng Văn Chữ (74 tuổi)

Quê ở xã vĩnh phúc huyện Bắc Quang - Hà Giang, nguyên là cán bộ Ty văn hoá Hà Tuyên nay đã nghỉ hưu cho biết:

Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của người Tày ở Bắc Quang, phần lớn được phân bố ở khu vực xã Đồng Yên, Xuân Giang, còn ở các xã khác trong huyện thì ít hơn. Hát Iếu cũng kéo sang cả khu vực của Huyện Lục Yên - Yên Bái, huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay trong dân gian vẫn còn lưu chuyển kho tàng nội dung vô cùng phong phú của Hát Iếu mà chưa ai khám phá được hết. Bản thân ông là một người công tác trong ngành văn hoá nên ông rất tâm huyết với việc sưu tầm, gìn giữ vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc mình. Ông nói, nghe được làn điệu dân ca Iếu của mình thì lòng cảm thấy rưng rưng, da diết, sâu lắng; Đặc biệt là những người già khi họ sắp , dời khỏi cuộc sống nếu được nghe một câu Iếu cũng làm họ ấm lòng và nhắm mắt trong nụ cười với cõi lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Thế mới biết trước khi Bác Hồ ra đi còn tha thiết muốn được nghe một làn điệu dân ca, một câu hò giọng điệu của quê hương xứ sở mình đến nhường nào. Theo ông Hát Iếu chủ yếu là những lời ca giao duyên, bày tỏ tỏ nỗi lòng của các chàng trai, cô gái Tày. Ngày xưa, Hát Iếu thường xuyên được tổ chức trên nhà sàn, khắp bản trên mường dưới, người ta dùng lời ca Iếu theo lối đối đáp để tìm hiểu nhau, nhiều người thành duyên vợ chồng. Người hát Iếu nhiều nhưng người đi nghe Iếu càng đông hơn, từ già đến trẻ ai cũng thuộc lòng hàng trăm bài hát… Đến nay thì sinh hoạt Hát Iếu đã không còn như xưa nữa, thi thoảng ở xã mới tổ chức một vài cuộc hát. Người Hát và nghe hát cũng vơi đi nhiều lắm! Ông khẽ thở dài, có lẽ trong lòng ông buồn vì điều mình vừa nói và vì ông có duyên nợ với làn điệu quê hương.

2. Bà Hoàng Thị Minh (79 tuổi),

Quê ở xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Khi được hỏi về Hát Iếu và những vấn đề liên quan đến Hát Iếu, bà mỉm cười và nói: Bây giờ già rồi không còn nhớ và thuộc nhiều bài hát nữa như trước nữa, nhưng bà vẫn rất thích nghe hát bởi những lời ca Iếu có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà. Khi tôi bật bài hát mình ghi âm được bà im lặng lắng nghe và hát theo nhịp điệu của bài hát. Nghe xong bà bảo Hát Iếu của dân tộc Tày ở đây không biết có từ bao giờ, lớn lên bà đã được nghe các bà, các chị của mình hát và cũng thuộc lòng từ bao giờ. Nội dung thì đa dạng, phong phú, chủ yếu là những lời ca bày tỏ tình cảm, ca ngợi cuộc sống, bản làng… của các anh, các chị. Họ cùng nhau bày tỏ tình cảm nếu mến nhau, còn không thích họ nói lời “độc” cho nhau thật cay cú và thấm thía. Trong cuộc chơi họ còn đưa ra những bài Iếu để thử tài ứng đối, trí thông minh, nhạy bén qua các lời Iếu đố. Họ dùng cách nói so sánh ví von, ẩn dụ, phóng đại, điệp từ, điệp ngữ… rất tài tình. Trong những đêm hội làng, dịp lễ tết hay trong bản có đám cưới, đám xin thì tất cả mọi người lại náo nức chuẩn bị tham dự. Người nào hát giỏi, hát hay thì được nhiều người ngưỡng mộ và kính nể lắm. Nhưng là ngày trước thôi, bây giờ hiếm khi có dịp như vậy.

3. Ông Hoàng Nừng (74 tuổi )

Quê ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái giáp với xã Đồng Yên của huyện Bắc Quang - Hà Giang. Ông là một người yêu mến sâu sắc làn điệu Khắp Cọi (Hát Iếu) của dân tộc mình. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của Khắp Cọi nên ông am hiểu sâu sắc về nó. Ông nói Hát Iếu luôn là mạch nguồn của dân tộc Tày ta chảy mãi ngàn năm trong lòng người yêu mến. Ông từng là một nhạc sĩ trong quân đội, đã từng hát và sáng tác nhiều bài hát theo âm hưởng dân ca Tày, nay đã về hưu nhưng dòng suối ngọt ngào của Iếu Cọi vẫn chảy trong tâm khảm và tiếp sức cho ông trong tuổi già, ông vẫn dạy các thế hệ con cháu mình làn điệu dân ca của dân tộc cùng tiếng đàn tính mượt mà lắng sâu. Ông kể với giọng vui vẻ, tự hào: Năm 2008 ông đi dự thi hát dân ca ở Tỉnh Cao Bằng và đoạt giải A, ông thấy, làn điệu Hát Iếu (Khắp cọi) của dân tộc Tày quê hương mình cũng

không hề thua kém những nơi khác…Ông còn rất nhiều giải thưởng, bằng khen khác nữa treo trang trọng trên tường trong ngôi nhà nhỏ ven thị trấn Lục Yên.

4. Bà Vi Thị Hoà, (68 tuổi)

Quê ở xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang - Hà Giang. Bà là một giáo viên đã nghỉ hưu, đồng thời cũng là một nghệ nhân Hát Iếu. Bà cho Biết: Mấy chị em gái nhà bà ai cũng mê và biết Hát Iếu, bây giờ vẫn hát và hát hay nữa. Hiện nay bà là chủ tịch của câu lạc bộ Hát Iếu ở xã, bà đang dạy các con, các cháu và những người yêu thích Hát Iếu. Bà nói: Bà vui lắm, bởi trong trời đại đổi mới như bây giờ mà vẫn có người mong được nghe và Hát Iếu. Bây giờ cảm thấy già rồi, giọng mình không được trong và ngọt như xưa nữa. Bà nhớ lại trước đây trong các cuộc Iếu bà là người được nhiều người chú ý nhất, đặc biệt là các chàng trai từ bản khác tới cuộc chơi. Nhiều lúc, có người mê tiếng hát của mình theo về đến tận nhà xin được hát cùng. Bà hăng hái kể thêm: Vừa rồi có dịp sang bản khác thi Hát Iếu, đến đoạn hát đố bà đưa ra những câu Iếu đố “hóc búa” quá không ai đối lại được và họ đành chịu thua cuộc trong sự ấm ức khi ra về. Trong một đêm Hát Iếu của dân tộc mình vui lắm, nhất là những đêm đông lạnh giá, bên bếp lửa ấm nồng, các quan làng, trưởng bản, tất thảy mọi người từ già đến trẻ đều im bặt tiếng nói cười khi tiếng Iếu được cất lên. Họ để tâm vào tiếng hát của các anh, các chị, rồi họ cùng vui, cùng buồn theo lời ca, tâm trạng của người hát. Có lúc không khí được hâm nóng lên bằng những lời ngợi ca mừng bản mường, mừng cuộc sống vui tươi, mừng nhà mới, trông ngắm các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống…Da diết, đau đáu lắm! bà nói vậy.

5. Chú Hoàng Quang Luận (45 tuổi)

Quê ở xã Hùng An huyện Bắc Quang - Hà Giang nói rằng: Bản thân chú là một thầy cúng nên với các làn điệu như Hát Iếu của dân tộc mình chú cũng biết và hát nữa. Trước đây cha của chú cũng là người say mê và sưu tầm những lời Iếu cổ, nhưng do không cẩn thận nên chú đã đánh mất. Chú nói: Hát Iếu luôn là đề tài sôi nổi, nhộn nhịp trong mỗi dịp xuân về trên bản làng của người Tày mình. Nghe hay hát lên những giai điệu của Iếu tâm hồn mình đang bực

bội, khó chịu cũng dễ xiêu lòng và nó làm cho tâm hồn mình sâu sắc hơn. Chú khẳng định: Hát Iếu có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần và phản ánh được những nét phong tục tập quán, đời sống của người dân Tày.

6. Chị Hoàng Liên Sơn (29 tuổi)

Quê ở xã Yên Hà Huyện Bắc Quang - Hà Giang kể lại: Mỗi khi về quê, nếu là dịp lễ, hội thì chị lại được nghe các cụ, các bà, các chị Hát Iếu. Hay lắm! tuy nhiều từ nghe không hiểu hết nhưng chị thấy quê hương mình có làn điệu dân ca thật mượt mà, ngọt ngào, da diết tận đáy lòng. Còn các nghệ nhân hát thì gửi tất cả nỗi lòng, hơi thở, nhịp đập của con tim mình vào từng lời ca. Qua lời hát thấy tâm hồn con người thật phong phú, mọi cung bậc, cảm xúc được bộc lộ. Vì thế mà những câu hát giao duyên thuở xưa của dân tộc mình đáng trân trọng, tự hào biết bao. Chị nghĩ nếu được bảo lưu tốt tương lai con cháu mình còn biết, cứ như chị bây giờ còn sắp mất gốc đến nơi rồi.

7. Chị Hoàng Thị Khôn (40 tuổi)

Quê ở xã Hùng An cho biết: Từ trước tới nay Hát Iếu ở địa phương mình được coi là bản sắc của dân tộc, nói đến văn hoá, văn nghệ thì Hát Iếu vẫn là làn điệu dân ca cổ được yêu thích. Không biết từ lúc nào mà mọi người ở đây đa phần là biết Hát Iếu, chị kể: Chính bố mẹ chồng chị trước đây lấy được nhau được là do hai ông bà thường Hát Iếu giao duyên với nhau, tình yêu của họ được xây đắp nên từ những câu hát ân tình ấy. Trước đây khi về nhà chồng chị mới được bố mẹ chồng dạy hát và bây giờ chị lại dạy cho con gái mình biết Hát Iếu. Chị cảm thấy vui vì mình còn biết hát điệu hát của dân tộc mình.

8. Anh Hoàng Tiến Dũng (25 tuổi)

Quê ở xã Xuân Giang huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang cho biết: Quê hương anh phần lớn là bản làng của người Tày sinh sống ở đây từ bao đời nay, quanh năm chỉ có ruộng đồng, cấy hái, đời sống vật chất còn nghèo nhưng được cái đời sống tinh thần thì không đến nỗi. Ở đây thế hệ như bọn mình vẫn say mê những làn điệu dân ca của quê hương, đặc biệt là Hát Iếu, thi thoảng trong bản, trong xã vẫn tụ tập cùng nhau thi Hát. Ngay cả những lúc lên nương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023