Thời Gian Nghệ Thuật Trong Hát Iếu Là Thời Gian Hiện Tại.

Điệp ngữ là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ, thậm chí một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh hoặc mở rộng ý, gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh trong lòng người đọc người nghe.

Công thức trùng điệp này được sử dụng rất nhiều trong ca dao dân ca trữ tình nói chung và Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang nói riêng. Tuy nhiên, với mỗi một dân tộc đều có mức độ sử dụng khác nhau, trong Hát Iếu, hầu hết các lời ca đều sử dụng biện pháp trùng điệp. Đây cũng là lối diễn đạt đặc trưng tạo nên nhịp điệu, tiết tấu, sức hấp dẫn cho làn điệu dân ca Iếu ở đây.

3.2.2.1. Điệp ý

Trong Hát Iếu người Tày Bắc Quang không chỉ dùng một hình ảnh, một tâm trạng mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh, tâm trạng theo một cấu trúc cú pháp nhằm khắc họa sâu sắc nội dung cần diễn tả giống như nhân vật trữ tình ở đây gửi lời ca trong tiếng gọi Bướm hoa da diết:

Bướm hoa ơi bướm hoa

Trăng tròn gọi bướm hoa bay ra Bay đến đậu trời mây trời sương Chiều tối bướm bay theo mặt nước Người người gặp đôi bướm vẫn bay Đôi bướm bay theo đường về quê mẹ Bay theo đường về trời

Đôi bướm bay theo về phía trước Hai tay ngắt cành hoa muốn chầu

Đôi bướm chết người loạn nước buồn

[4. Tr.50]

Còn đây là hình ảnh khác được lặp lại để diễn tả tâm trạng tình cảm của chàng trai “Thân Pi” muốn trồng trầu tươi tốt “Piúc miàu luôm thặm”, muốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

đắp nước bể vào mương “Pản nặm pế khảu mương”, muốn phát rừng rậm làm vườn “Phát đông quảng hẹt thuôn”…song tình cảm đó không được đáp lại:

Thân pi cụng muổn piúc miàu luôm thặng Lac miàu pay lai lặm khỏ chương

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 14

Thân pi cụng muổn pản năm pế khảu mương Nặm pế pay lai luồng khỏ pản

Thân pi cụng muốn phát đông quảng hẹt thuôn Đông quảng mì cần chương đoạn giá

Mí cần hăư kết bạn chá pân là

Kết hương bấu pân va pióac nghịa. (Anh muốn trồng nhiều trầu tươi tốt Rễ trầu đi nhiều hướng khó khăn Anh muốn đắp nước bể vào mương Nước bể đi nhiều luồng khó đắp Anh muốn phát rừng rộng làm vườn Rừng rộng có người chăm rồi đó.

Không ai kết bạn dối như ta

Kết hương chẳng nên hoa trả nghĩa). [40. Tr.55, 56]

Mặc dù các hình ảnh được lặp lại nhưng không lặp hoàn toàn, mà đôi khi đó là sự thay đổi từ ngữ khiến cho ý được lặp lại không đơn điệu, nhàm chán mà được bổ sung tạo thêm nhiều sắc thái mới, khắc họa sâu sắc hơn tâm trạng đó. Chẳng hạn như cách điệp cú pháp nhưng đối về từ ngữ sẽ luôn tạo ra cảm giác mới lạ, hấp dẫn thu hút người đọc, người nghe:

Bước chân đến đầu đồng phía trái Bước chân đến đầu ruộng phía phải.

[4.Tr. 64]

Nhà nhỏ nhà bốn bức

Nhà to nhà giàu sang.[4 .Tr.40]

Những lời ca trong Hát Iếu sử dụng biện pháp trùng điệp, điệp ý, điệp dòng thơ đã diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khúc hát giao duyên tình yêu ban đầu. Nhìn chung: “Thủ pháp điệp hai dòng thơ, ba dòng thơ, điệp cả khổ thơ tạo nên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, tăng sức thuyết phục của lý lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ”, [56.Tr. 64].

3.2.2.2. Điệp từ

Điệp từ là lặp lại một từ trong một câu hay trong một số câu tiếp theo. Lặp từ được sử dụng với độ đậm đặc trong Hát Iếu. Trong khúc hát mời bạn nhập cuộc chơi ta thấy nổi bật lời khuyên của cô gái thật tha thiết, cô khuyên cho nước: “Thuổm thúm băư bon”, “lup đom pài thài”, “Thuổm lac mòn chi”.

Khuyên mất vằn noọng khuyên mắư Khuyên au nặm thuổm lup băư bon Khuyên au nặm lup đon pài thài Khuyên au nặm thuổm lac mòn chi Khuyên au mèng thi oóc lọng.

Khuyên nữa em khuyên tiếp Khuyên cho nước ngập lụt lá mon Khuyên cho nước tràn qua bãi cát

Khuyên cho nước ngập rễ nương dâu Khuyên cho tiếng ve sầu ra gọi).

[8. Tr.2]

Hay:


Ngắm đến bãi soi bướm biến hình Ngắm đến bãi cát bướm nhiều vô kể Bãi này trâu ăn cỏ

Bãi này ngựa kéo quân.

[4. Tr.18]

Những từ khuyên, ngắm…cứ vậy lặp đi lặp lại trong lời ca của người mời hát, chứa đầy sự chân thành tha thiết. Lối trùng điệp một cách dày đặc như thế trở thành phương tiện hữu hiện nhất để thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. Và sự lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc, làm tăng sắc thái biểu cảm, cảm xúc của người hát như:

Anh muốn ăn miếng trầu trong túi Lo chồng em lội suối đến tìm

Anh muốn ăn miếng trầu trong khăn Lo chồng em lộn rừng đến mắng.

[40.Tr.56]

Nhiều lời ca trong Hát Iếu cùng lúc sử dụng cả phép điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp (kiểu câu) đã tạo nên mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Lời ca về giấc mơ của chàng trai sau là một ví dụ điển hình:

Nửa đêm ngủ buồn mơ man mác Mơ được tấm lụa mới gối đầu Mơ thấy bạn đến mời du ngoạn Tỉnh giấc chẳng thấy bạn ở đâu

Giấc mơ sao giấc mơ không thiêng Niềng niễng không ướt nước

Mơ đánh câu câu chìm Mơ cất vó cần nhỏ

Mơ mồi gà đầu thuyền Mơ đánh cờ lưng ngựa

Mơ nhìn thấy gương mặt anh yêu.

[8.Tr.53]

Thủ pháp trùng điệp này còn là một biện pháp tạo nên tính nhịp điệu, tiết tấu cho câu hát. Nó tạo ra những điệp khúc với âm thanh du dương khi trầm, khi bổng, lúc vút cao, lúc lắng đọng dàn trải mênh mông, diễn tả phong phú đa

dạng các cung bậc tình cảm khác nhau khiến cho lời ca Iếu có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm hồn của những người yêu thơ ca dân tộc mình trong mọi thời đại.

3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Iếu.

Trong quá trình sáng tác dân ca Iếu, các tác giả của những bài hát ấy chưa có ý thức rõ rệt về hai phương diện nghệ thuật không gian và thời gian như một phạm trù thi pháp. Tuy nhiên qua những lời ca đó chúng ta vẫn cảm nhận được những tín hiệu nghệ thuật về thời gian và không gian trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Điều đó cho ta thấy rằng Hát Iếu đã phần nào tự bộc lộ được giá trị nghệ thuật của họ thông qua những sáng tác tưởng như bình dị, giản đơn ấy. Đúng như ý kiến: “Thời gian và không gian nghệ thuật là những mặt của hiện tượng khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.” [25]

Không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm là hai yếu tố thường đi liền với nhau, song trong quá trình nghiên cứu chúng ta có thể xét riêng hai yếu tố này để tìm ra những nét đặc sắc của tác phẩm.

3.3.1. Thời gian nghệ thuật

Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai”. Và do đó: “Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật”[55].

Như vậy, chúng ta thấy rằng thời gian nghệ thuật là hệ thống thời gian liên hệ, nối liền mọi sự vật hiện tượng trong đời sống tự nhiên. Nó không chỉ là phương tiện triển khai hình tượng mà còn là phương tiện khám phá sự vận động của cuộc sống. Nói thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, bởi vì đó là sản phẩm sáng tạo khách quan trong chất liệu làm nên nghệ thuật của tác

giả. Thời gian nghệ thuật còn là biểu tượng, tượng trưng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời con người.

Thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu cũng không đơn thuần là sự thể hiện quan niệm của người Tày về thời gian vật lý, mà nó còn là hình tượng nghệ thuật sinh động có tổ chức, kết cấu trong mạch cảm xúc tâm trạng của con người về cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tình yêu đôi lứa trong khúc hát giao duyên buổi ban đầu. Vì thế mà thời gian được cảm thụ trong Hát Iếu là thời gian nghệ thuật phong phú, đa dạng.

3.3.1.1. Thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu là thời gian hiện tại.

Hát Iếu là những tác phẩm của văn học dân gian của đồng bào người Tày Bắc Quang được cất lên trong đời sống cộng đồng. Nếu lời ca của Hát Iếu là những lời ca ứng tác thì nó sẽ luôn luôn được gắn với môi trường và cách thức diễn xướng cụ thể. Ở đây vai trò của người diễn xướng là rất quan trọng. Do vậy mà thời gian của tác giả và thời gian của người thưởng thức (người nghe) cũng hoà lẫn với thời gian hiện tại của người hát. Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng thời gian trong Hát Iếu là thời gian hiện tại. Điều này chúng ta thấy khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định hay thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Trong các cuộc Hát Iếu của đồng bào Tày Bắc Quang thì khung cảnh môi trường hát, thời gian diễn ra cuộc hát là thời gian hiện tại, chủ yếu là ban đêm bên bếp lửa ấm nồng. Hầu hết những lời ca Iếu được cất lên không có từ chỉ thời gian nhưng được hát trong một khung cảnh thời gian cụ thể hiện tại thì các lời hát ấy mang tính hiện tại.

Khúc hát giao duyên của Hát Iếu trong một đêm Lượn, chúng ta thấy ngay lời hát mở đầu thường được diễn ra vào giờ tuất (khoảng 7 giờ tối), lúc đó tất cả mọi việc đã được chuẩn bị xong xuôi đâu vào đấy và lời ca được cất lên với tấm lòng rộng mở, chân thành, tha thiết:

Giờ tuất nhà cơm xong chưa đấy

Tất cả đã dọn xong mâm bàn chưa đấy Sắp mâm ra gian trái cho cháu xin thưa Nhắc mâm ra gian giữa cho cháu xin hát.

Sau khi thời gian đã được định đoạt thì tiếng Iếu cất lên:

Hôm nay em chăn trâu ruộng mạ Được thấy trai khác xã đến mường Hôm nay em chăn ngựa đồng cao Được thấy trai đường xa đến trọ.

[8.Tr.34]

Mặc dù trạng từ chỉ thời gian là hôm nay nhưng thực chất hôm nay lại đang được cất tiếng vang lên trong thời gian thực tại - thời gian diễn xướng của đêm Iếu. Thời gian này luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh, đối tượng nhằm diễn đạt tâm tư tình cảm cũng như tâm lý của người diễn xướng trong tại thời điểm diễn ra cuộc hát. Vì thế mà thời gian ấy mang tính ước lệ.

Cũng giống như dân ca của các dân tộc khác, dấu hiệu của thời gian diễn xướng hiện tại được biểu hiện qua sự xuất hiện của các từ mang tính chất chỉ thời gian như: Đêm nay, bây giờ, hôm nay, ngày mai, đêm ngày…Khi hát người diễn xướng có thể thay đổi những từ chỉ thời gian ấy trong hiện tại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, địa điểm, thời gian diễn xướng. Đúng như ý kiến: “Cốt sao đảm bảo thể hiện cảm xúc trữ tình trong câu (bài hát) tạo sự thông cảm, gần gũi giữa những người tham gia cuộc hát hiện tại”, [51: 133]. Ví dụ như:

Nhiều ngày anh không được đi chăn trâu ruộng mạ Hôm nay anh mới được chăn trâu ruộng mạ

Nhiều ngày anh không được chăn ngựa ruộng đồi Hôm nay mới được chăn ngựa ruộng đồi

Mới được nhìn thấy gái bản khác đến trọ

Cho anh xin mở lời trước bữa tối

Gái bản xa rơi mường, ta xin cùng vui chơi.

[5.Tr.45].

Ở đây người hát có thể thay đổi trạng từ chỉ thời gian “hôm nay” bằng từ “bây giờ” để phù hợp với không gian, tâm trạng, hoàn cảnh của cuộc hát đang diễn ra.

Thời gian mang tính ước lệ trong ca dao dân ca các dân tộc được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là thời gian biểu hiện quan niệm và biểu thị thời gian như một đại lượng không cụ thể, thiếu tính xác định như:

Trong ca dao Việt Nam:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Hay trong dân ca Dao:

Đôi ta quen nhau từ thuở trước Nhớ lời hẹn ước từ năm nao Vì ở nơi xa người mỗi ngả

Nay nhớ buổi hẹn hò hôm nào.[54. Tr.202] Trong lời ca Iếu ta cũng gặp:

Nhớ bạn giữa canh khuya gà gáy Sao khuất làn mây trắng đi nằm.

[8.Tr.44].

Hay:


Gặp hoa vui với hoa một xuân Gặp gió vui với gió một thời.

[8.Tr.53]

Thời gian ước chừng thường đi đôi với tâm trạng của nhân vật trữ tình do đó thời gian có thể co giãn theo chủ quan của con người, đáp ứng nhu cầu thể hiện cảm xúc buồn vui, mong đợi…của con người.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023