Thời Gian Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Di Động Của Mẫu Nghiên Cứu



Cơ cấu theo trình độ học vấn: Trong số 711 phiếu trả lời hợp lệ, có 433 người trả lời có trình độ đại học/ cao đẳng, chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,9%. 31% người được trả lời có trình độ dưới đại học và 8% có trình độ Sau đại học.

Bảng 4.4: Cơ cấu theo Trình độ học vấn



Tần suất


Tỷ lệ %

Tỷ lệ % hợp lệ

Cumulative Tỷ lệ %


Dưới Đại học/ Cao đẳng

221

31.1

31.1

31.1


Valid

Đại học/ Cao đẳng

Trên Đại học

433

57

60.9

8.0

60.9

8.0

92.0

100.0


Tổng

711

100.0

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Hành vi người tiêu dùng và chiến lược marketing tổng hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam - 15


4.1.2 Hiện trạng sử dụng điện thoại di động:


Theo kết quả điều tra, phần lớn người tham gia điều tra có thời gian sử dụng dịch vụ viễn thông di động tư 4-10 năm, chiếm 62,6%. Số người sử dụng dịch vụ từ 1-2 năm và số người sử dụng dịch vụ trên 10 năm có tỷ lệ bằng nhau, với 17,7% mỗi nhóm. Chỉ có 2% người tham gia điều tra có thời gian sử dụng dịch vụ viễn thông di động dưới 1 năm.

Bảng 4.5: Thời gian sử dụng dịch vụ viễn thông di động của mẫu nghiên cứu


Tần suất

Tỷ lệ %

Tỷ lệ % hợp lệ

Cumulative Tỷ lệ %

<1 năm

1-3 năm

Valid 4-10 năm

>10 năm Tổng

14

126

445

126

711

2.0

17.7

62.6

17.7

100.0

2.0

17.7

62.6

17.7

100.0

2.0

19.7

82.3

100.0


Về mạng điện thoại đang sử dụng: 46,4% số người tham gia khảo sát đang sử dụng mạng Viettel. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ di động của nhà mạng Vinaphone và Mobifone lần lượt là 24,8% và 19,8%. Tỷ trọng người dùng mạng Vietnammobile là 7,3% và Gtel là 1,7%. Không có người trả lời nào hiện sử dụng S-phone.



Kết quả này có đôi chút khác biệt so với thống kê của BMI, với tỷ lệ người sử dụng của các mạng là Viettel 42%, Vinaphone 30%, Mobifone 17%... là do:

- BMI trong quá trình thống kê cũng thừa nhận có sai số do hiện tượng sim rác

- Trên thực tế, thuê bao thực của nhà mạng Viettel hiện tại có sự tăng trưởng mạnh, theo thống kê của bộ phận đối soát cước giữa 2 tập đoàn VNPT, Viettel, thuê bao phát sinh cước của Viettel nhiều tháng cao hơn VNPT (bao gồm cả Vinaphone và Mobifone cộng lại).

- Nhà mạng S-phone trên thực tế gần như dừng hoạt động từ năm 2012.

- Mạng Gtel được người dân các vùng ngoại ô và nhiều học sinh, sinh viên sử dụng do sự hấp dẫn của các gọi cước gọi nội mạng miễn phí (gói tỷ phú 2, tỷ phú 3)

Bảng 4.6: Mạng điện thoại di động đang sử dụng




Tần suất


Tỷ lệ %

Tỷ lệ % hợp lệ

Cumulative Tỷ lệ %


Viettel

330

46.4

46.4

46.4


Vinaphone

176

24.8

24.8

71.2


Valid

Mobifone

Vietnam mobile

141

19.8

19.8

91.0

52

7.3

7.3

98.3


G Mobile

12

1.7

1.7

100.0


Tổng

711

100.0

100.0



Về loại thuê bao: với thuê bao chính (thuê bao thường xuyên dùng để liên hệ), 78,8% người tham gia điều tra là thuê bao trả trước, tỷ lệ người tham gia sử dụng thuê bao trả sau là 21,2%. Con số này cao hơn ước tính trong báo cáo của tổ chức BMI (2013) bởi như BMI dự tính, số lượng sim rác tại Việt Nam vẫn còn nhiều, toàn bộ sim rác này là thuê bao trả trước. Nên nếu tính trên lượng thuê bao vẫn đang hoạt động và phát sinh cước, sau khi loại bỏ các thuê bao trả trước theo kiểu “sim rác”, tỷ trọng thuê bao trả sau cao hơn là điều hợp lý.



Bảng 4.7: Loại thuê bao đang sử dụng




Tần suất


Tỷ lệ %

Tỷ lệ % hợp lệ

Cumulative Tỷ lệ %


Valid

Trả trước Trả sau

Tổng

560

78.8

78.8

78.8

151

21.2

21.2

100.0

711

100.0

100.0



Về mức chi tiêu hàng tháng cho điện thoại di động: Phần lớn người tham gia điều tra có mức chi tiêu trung bình hàng tháng dành cho dịch vụ viễn thông di động là ở mức 70.000-200.000 VNĐ/tháng với 53,4%; có 32% người tham gia điều tra chi tiêu cho viễn thông di động ở mức 200.000-800.000VNĐ/tháng và 2.8% ở mức trên 800.000VNĐ/tháng. Chỉ có 11.8% ở mức dưới 70.000VNĐ/tháng.

Nếu báo cáo của BMI (2013) với cách tính tổng doanh thu chia tổng số thuê bao (thực + ảo), doanh thu thuê bao tháng của Việt nam chỉ ở mức 4,6usd – tương đương 95.000VNĐ/tháng, ở mức này, tỷ lệ thuê bao chi tiêu dưới 70.000VNĐ/tháng sẽ rất nhiều. Nhưng, khi loại bỏ sự tác động của thuê bao ảo (với sim rác), mức ARPU của thuê bao thực cao hơn nhiều, do đó chỉ có 12% thuê bao chi tiêu dưới 70.000 VNĐ/tháng.

Bảng 4.8: Mức chi tiêu cho dịch vụ viễn thông di dộng hàng tháng



Tần suất

Tỷ lệ %

Tỷ lệ % hợp lệ

Lũy kế

Valid

<70.000VND

84

11.8

11.8

11.8


70.000-200.000VND

380

53.4

53.4

65.3


200.000-800.000VND

227

31.9

31.9

97.2


>800.000VND

20

2.8

2.8

100.0


Tổng

711

100.0

100.0


Về mục đích và động cơ sử dụng dịch vụ viễn thông di động: đại đa số người tiêu dùng sử dụng dịch vụ viễn thông di động phục vụ mục đích nghe-gọi điện và nhắn tin (sử dụng các dịch vụ di động cơ bản), các dịch vụ ngoài 2 dịch vụ cơ bản



trên cũng đang được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều như truy cập internet, tham gia cộng đồng……

Bảng 4.9: Động cơ sử dụng dịch vụ viễn thông di động


STT

Sử dụng dịch vụ di động để

Tỷ lệ người sử dụng

1

Gọi điện

97,5%

2

Nhắn tin

90,6%

3

Truy cập internet

59,1%

4

Tham gia cộng đồng, mạng xã hội

30,4%

5

Gửi/nhận email

14,6%

6

Tải hình ảnh/ tải nhạc

8,2%

7

Xem truyền hình trên di động

3,4%

8

Mục đích khác

2,3%


4.1.3 Ý định hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ viễn thông di động


(các bảng chi tiết kết quả phân tích ý định hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ viễn thông di động được trình bầy trong Phụ lục 2 của luận án)

Về hành vi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ: Chỉ có 5,3% người tham gia điều tra có thể sẽ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ trong vòng 12 tháng tới. Trong đó có 0.8% gần như chắc chắn sẽ thay đổi. Ngược lại, có đến 78,4% sẽ không đổi nhà cung cấp dịch vụ dịch vụ viễn thông di động trong vòng 12 tháng tới, trong đó có 20,3% gần như chắc chắn sẽ không đổi. Điều này cho thấy người tiêu dùng không có xu hướng thay đổi đối với số điện thoại chính và nhà mạng cung cấp dịch vụ mình đang sử dụng.

Về hành vi sử dụng thêm dịch vụ từ cùng một nhà cung cấp dịch vụ: Nếu sử dụng thêm số điện thoại thứ 2, 40% người tham gia điều tra sẽ chọn nhà mạng hiện tại, trong khi 25,6% sẽ sử dụng dịch vụ của mạng khác đối với số điện thoại thứ 2 dùng thêm.

Về hành vi giới thiệu với bạn bè người thân về dịch vụ đang sử dụng: 48,3% người tham gia điều tra sẽ giới thiệu dịch vụ mình đang sử dụng cho bạn bè người



thân. Trong khi chỉ có 12,7% sẽ không giới thiệu dịch vụ cho bạn bè người thân. Điều này thể hiện người tiêu dùng Việt Nam tương đối hài lòng với dịch vụ viễn thông di động mình đang sử dụng, cũng như có xu hướng khuyến khích bạn bè người thân sử dụng dịch vụ giống mình.

Về hành vi nói tốt về nhà mạng: 45,4% người tham gia điều tra sẽ nói tốt về nhà mạng của họ, trong khi chỉ có 8,5% sẽ không nói tốt về nhà mạng họ đang sử dụng với người khác. Điều này một lần nữa thể hiện người tiêu dùng Việt Nam tương đối hài lòng với mạng di động mình đang sử dụng.

4.1.4 Phân tích nhân tố - kiểm định thang đo


4.1.4.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach Alpha)


(các bảng phân tích hệ số Cronbach Alpha lần 1 được trình bầy chi tiết trong Phụ lục số 3 của luận án)

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS bản 16 để phân tích độ tin cậy của từng thang đo, trước khi tiến hành phân tích nhân tố.

Theo các nhà nghiên cứu Nunnally (1978), Peterson (1994) và Slater (1995) (dẫn lại từ Hoàng Trọng, 2008) [22], hệ số Cronbach alpha từ 0.8 trở lên thi thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên hệ số từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng trong một số trường hợp khi đối tượng nghiên cứu còn mới hay có tính chất phức tạp.

Thang đo Chất lượng cảm nhận:

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thang đo đạt yêu cầu với giá trị 0,762. Các biến quan sát có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Thang đó có độ tin cậy và các biến quan sát được chấp nhận.

Thang đo Giá cảm nhận:


Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha chung của thang đo là 0,659 (>0,6), ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên biến quan sát Gia4 (Tiếp tục sử



dụng dịch vụ dù giá tăng so với hiện tại) có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến là 0,662 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Nên Biến này sẽ được xem xét loại bỏ nếu phân tích nhân tố cũng không tốt.

Thang đo Cảm nhận khuyến mại

Kết quả phân tích cho thấy thang đo có hệ số Cronbach Alpha thấp với giá trị 0,512. Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến “Các chương trình khuyến mại hấp dẫn”, hệ số Cronbach Alpha chung sẽ tăng lên mức chấp nhận được. Nghiên cứu sẽ xem xét loại bỏ biến quan sát trên thuộc thang đo này nếu kết quả phân tích nhân tố không tốt.

Thang đo cảm nhận về hình ảnh doanh nghiệp (hình ảnh nhà mạng)

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thang đo đạt yêu cầu với giá trị 0,766. Các biến quan sát đều có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Thang đó có độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận.

Thang đo Cảm nhận về rào cản chuyển mạng:

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha chung của thang đo là 0,756 (>0,6), ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên biến quan sát CPCM1 (“không chuyển mạng vì bất tiện khi phải đổi số điện thoại) có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến là 0,837 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Nên Biến này sẽ được xem xét loại bỏ nếu phân tích nhân tố cũng không tốt.

Thang đo Kiểu quyết định Tuyệt đối hoá chất lượng:

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thang đo Kiểu ra quyết định Tuyệt đối hoá chất lượng đạt yêu cầu với giá trị 0,701. Các biến quan sát đều có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Thang đó có độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận (biến “Đặt tiêu chí cao về chất lượng khi mua có Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số chung, nhưng tương quan tổng biến ở mức cao 44,6% nên vẫn có thể giữ lại biến này)


Thang đo Kiểu ra quyết định coi trọng thương hiệu dịch vụ:


Thang đo chỉ có 2 biến quan sát, kết qua cho thấy thang đo ở mức chấp nhận được do hệ số Cronbach Alpha chung của thang >0,6 với giá trị bằng 0,613

Thang đo kiểu ra quyết định coi trọng tính mới lạ của dịch vụ:


Thang đo chỉ có 2 biến quan sát, kết qua cho thấy thang đo ở mức chấp nhận được do hệ số Cronbach Alpha chung của thang >0,6 với giá trị bằng 0,652

Thang đo Kiểu ra quyết định mua theo thói quen thích mua sắm:


Thang đo chỉ có 2 biến quan sát, kết qua cho thấy thang đo ở mức chấp nhận được do hệ số Cronbach Alpha chung của thang >0,6 với giá trị bằng 0,835

Kiểu ra quyết định mua coi trọng giá trị dịch vụ:


Hệ số Cronbach Alpha chung của cả thang đo thấp. Nhưng nếu bỏ biến quan sát “Chỉ mua và sử dụng dịch vụ khi có khuyến mại”, thang đo có hệ số Cronbach Alpha ở mức 0.703 có thể chấp nhận được. Nghiên cứu sẽ xem xét bỏ biến quan sát “Chỉ mua và sử dụng dịch vụ khi có khuyến mại” nếu kết quả phân tích nhân tố cũng không tốt.

Thang đo Kiểu quyết định mua bối rối vì có quá nhiều lựa chọn: Thang đo đạt yêu cầu do có hệ số Cronbach Alpha ở mức 0,762 Thang đo Kiểu quyết định mua theo thói quen

Thang đo đạt yêu cầu do có hệ số Cronbach Alpha ở mức 0,604 (>0,6)


Thang đo Ý định hành vi:


Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha chung của thang đo là 0,639 (>0,6), ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên biến quan sát YDHV1 (Tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại ít nhất 12 tháng) có giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến là 0,7 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha chung. Nên Biến này sẽ được xem xét loại bỏ nếu phân tích nhân tố cũng không tốt.


4.1.4.2 Phân tích nhân tố


4.1.4.2.1 Phân tích các nhân tố tác động bên ngoài đến ý định hành vi người tiêu dùng

(các bảng kết quả các lần phân tích, trừ lần sau cùng, các nhân tố bên ngoài tác động lên ý định hành vi người tiêu dùng được trình bầy chi tiết trong Phụ lục 4A của luận án)

Như trong phần phân tích độ tin cậy của thang đo, 3 biến quan sát: biến Giá4 (“tiếp tục sử dụng dịch vụ dù giá tăng”) thuộc thang đo Giá cảm nhận, biến quan sát CPCM1 (“không chuyển mạng vì bất tiện khi phải thay đổi số điệnthoại liên lạc”) và biến quan sát KM1 (“các chương trình khuyến mại của nhà mạng rất hấp dẫn đối với tôi”) có thể loại bỏ nếu phân tích nhân tố cũng không tốt.

Lần 1: nghiên cứu đưa toàn bộ 24 biến thuộc các thang đo nhân tố bên ngoài tác động lên ý định hành vi vào phân tích nhân tố. Kết quả: hệ số KMO đạt yêu cầu với giá trị 0,849, xem xét loại các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 bao gồm: “ấn tượng tốt về nhà mạng”, “các chương trình khuyến mại của nhà mạng rất hấp dẫn đối với tôi” và “tiếp tục sử dụng dịch vụ dù giá tăng” .

Lần 2: sau khi loại 3 biến, đưa các biến còn lại vào phân tích, tiếp tục loại thêm biến “nhân viên thân thiện khi tiếp xúc với khách hàng” do biến này có hệ số tải giữa hai nhân tố trích tương đương nhau (0,5 và 0,4, chênh lệch ở mức 0,1).

Lần 3, sau khi loại thêm biến “nhân viên thân thiện khi tiếp xúc với khách hàng” được kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023