DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sự phân bổ khách thể trong mẫu nghiên cứu 63
Bảng 3 1. Biểu hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 78
Bảng 3 2. Nhận thức về chùa thờ ai của sinh viên khi đi lễ chùa 83
Bảng 3 3. Nhận thức về Đức Phật là ai của sinh viên khi đi lễ chùa 85
Bảng 3 4. Niềm tin vào Đức Phật của hành vi đi lễ chùa của sinh viên 90
Bảng 3 5. Niềm tin vào bản thân trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 92
Bảng 3 6. Hành động chuẩn bị hành lễ khi đi lễ chùa của sinh viên 96
Có thể bạn quan tâm!
- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 1
- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 3
- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 4
- Hành Vi Theo Quan Điểm Của Các Nhà Tâm Lý Học Hành Vi
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Bảng 3.7. Thực trạng hành động của hành vi đi lễ chùa 98
Bảng 3.8. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của
sinh viên 102
Bảng 3.9. Mức độ thúc đẩy từ mục đích đi lễ của sinh viên 109
Bảng 3.10. Sức lôi cuốn của Phật giáo đối với sinh viên trong hành vi đi lễ 112
Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 119
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của định hướng giá trị 120
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của cảm xúc với Phật giáo 122
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội 125
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc 126
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế cá nhân và gia đình 128
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của đặc điểm ngôi chùa 130
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 76
Biểu đồ 3.2. Tần suất xuất hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của 81
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện của khía cạnh nhận thức trong hành vi của sinh viên 88
Biểu đồ 3.4. So sánh khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên ...94 Biểu đồ 3.5. So sánh hành động của thanh niên khi đi lễ chùa (theo các biến số) .100 Biểu đồ 3.6: So sánh mức độ đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số 106
Biểu đồ 3.7. Động cơ của hành vi đi lễ chùa của sinh viên (so sánh theo một số
biến số) 116
Biểu đồ 3.8. Tần suất xuất hiện các thành tố động cơ trong hành vi đi lễ chùa
của sinh viên 118
Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến hành vi đi lễ chùa
của sinh viên 123
DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 1. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 103
Mô hình 2. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh hành động trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 104
Mô hình 3. Tương quan giữa khía cạnh hành động và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, đền, chùa luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là đặc tính tâm lý tồn tại từ rất lâu đời. Tục lệ đi lễ chùa vào dịp các ngày lễ tết, tuần rằm, mồng một đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam và là hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Vì vậy, dù có theo đạo Phật hay không thì họ vẫn luôn mang trong lòng sự ngưỡng mộ, thành kính, tôn nghiêm mỗi khi đến cửa Phật.
Từ sau Cách mạng tháng Tám và đặc biệt là kể từ khi nước nhà thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng của người dân, đã có nhiều chính sách đảm bảo sự tự do tín ngưỡng, duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, trong đó có nhiều ngôi chùa và các đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước. Mọi người dân đều được tự do hành lễ theo tín ngưỡng của mình. Trong các nghi thức thực hành các nghi lễ tôn giáo có hành vi đi lễ. Với đạo Phật là lễ chùa, với đạo Thiên chúa là đi lễ ở nhà thờ. Vì vậy, hành vi đi lễ chùa của các tín đồ đạo Phật là hành vi phổ biến. Không chỉ người già theo quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa” mà tất cả mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều đi lễ chùa khi có điều kiện hoặc có sự kiện nào đó trong cuộc đời, trong đó, có tầng lớp thanh niên.
Thanh niên đi lễ chùa trở thành hiện tượng phổ biến. Trong số lứa tuổi thanh niên đó, nhiều người là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Họ là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết xã hội. Hành vi đi lễ chùa cuả sinh viên được nhiều khoa học quan tâm, không chỉ xã hội học, tôn giáo học mà cả khoa học tâm lý cũng rất quan tâm đến hành vi này. Dưới góc độ tâm lý học, bản chất của hành vi đi lễ chùa của sinh viên là gì, họ đi lễ chùa chỉ là vấn đề tâm linh hay có mục đích, động cơ nào khác vẫn chưa được khai thác. Vì thế, rất cần các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học về hành vi đi lễ chùa của sinh viên.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung phát triển của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có đạo Phật. Quá trình đổi mới đã thúc đẩy sự tăng trưởng rất nhanh của nên kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Người dân có điều kiện nhiều hơn để chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần của mình. Năm 2007, Hà Nội có khoảng 141 ngôi chùa nổi tiếng, đây là nơi có đời sống sinh hoạt văn hóa Phật giáo khá đậm nét. Chính vì thế, số lượng người đi lễ chùa cũng tăng nhanh và trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến ở mọi lứa tuổi, trong đó phải kể đến độ tuổi sinh viên. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn trước những lo toan của cuộc sống.
Thời gian gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này, đặc biệt là ở sinh viên. Bên cạnh những người đến chùa lễ Phật vẫn giữ được nét văn hóa thanh lịch khi đến cửa chùa thì cũng còn không ít người đi lễ không xuất phát từ lòng thành kính đã làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan như: biểu hiện ăn mặc không phù hợp, giao tiếp thiếu chuẩn mực, hành xử thiếu văn mình... Do sự thiếu hụt thông tin, hiểu biết về đạo Phật, hiện tượng tâm lý đám đông,... khiến cho hành vi đi lễ chùa của một bộ phận sinh viên có biểu hiện biến tướng và phản cảm, không phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Những biểu hiện hành vi đó của sinh viên vô hình chung đã có tính chất lan tỏa và mức độ ngày càng lớn, điều đó đã tác động xấu đến lối sống, tư tưởng, tình cảm và nhân cách một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Điều này đã làm phương hại đến các giá trị văn hóa, tinh thần, đến đời sống nói chung của xã hội. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sự tác động tiêu cực từ nhiều phía, đặc biệt là mặt trái của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng công tác chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh
vực tư tưởng, văn hóa - xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong xã hội, đặc biệt ở một bộ phận sinh viên khi họ đi lễ chùa.
Chính vì vậy, cần phải sớm có những giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài mới có thể thay đổi được hành vi của sinh viên khi đi lễ chùa. Đã đến lúc, vấn đề giáo dục tâm linh, giáo dục cách ứng xử khi tham gia lễ hội, khi đến các cơ sở thờ tự cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn để làm chuyển biến ý thức của xã hội nói chung, thanh niên nói riêng. Cần đưa vào giảng dạy trong các nhà trường một cách có hệ thống, nhất là với đối tượng thanh niên, sinh viên. Chỉ khi thay đổi được những hành vi nhỏ nhất theo hướng tích cực khi thực hành lễ hội mới mong thay đổi được nhận thức và từng bước thay đổi hành vi của thanh niên. Từ đó tác động đến ý thức, thói quen, hành vi đi lễ chùa của thanh niên góp phần vào việc xây dựng thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại - xứng đáng là trung tâm văn hóa, kinh tế - chính trị của đất nước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bà Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên, tránh những hành vi sai lệch.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số mẫu khảo sát gồm là 606 người. Trong đó gồm các khách thể khảo sát thăm dò 20 người (sinh viên); khảo sát thử 50 người (sinh viên), khảo sát chính thức 480 người; phỏng vấn sâu: 16 người (sinh viên) và 3 trường hợp điển hình; Sư chủ trì: 5
người, chuyên gia tôn giáo 2 người.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện tượng sinh viên đi lễ chùa hiện nay khá phổ biến và thường xuyên. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiên ở ba khía cạnh nhận thức, niềm tin, hành động và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ. Các biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên ở mức chung là trung bình. Trong đó biểu hiện có mức độ cao nhất là động cơ thúc đẩy, biểu hiện có mức độ thấp nhất là hành động của hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Hành vi này bị chi phối chủ yếu bởi sáu yếu tố là: Định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm của ngôi chùa. Trong đó, cơ chế tâm lý xã hội có mức độ thúc đẩy cao nhất và thấp nhất là điều kiện kinh tế xã hội
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Xác lập cơ sở lý luận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng các biểu hiện của hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi chùa của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
5.3. Kiến nghị giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhóm đối tượng sinh viên đang học tại ba trường đại học (trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội), trong đó tập trung sinh viên năm thứ nhât là những người mới vào học tại trường đại học và sinh viên năm thứ tư, những người đang học năm cuối đại học.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên các mặt biểu hiện: khía cạnh nhận thức; khía cạnh niềm tin; khía cạnh hành động và động cơ thúc đẩy
trong quá trình đi lễ chùa của sinh viên.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Tâm lý học sau:
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: hoạt động là cơ sở hình thành và phát triển tâm lý của con người, mặt khác là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Hành vi đi lễ chùa được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên cần phải dựa trên hoạt động đi lễ chùa của họ.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: các hiện tượng tâm lý của con người luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa hoạt động đi lễ chùa với các hoạt động khác trong cuộc sống của sinh viên.
- Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: để có cái nhìn khái quát, toàn diện biểu hiện của các khía cạnh trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều kiến thức lý luận của các ngành: Tâm lý học, Sinh lý học, Xã hội học, Triết học, Tôn giáo học, Phật học... Trong đó, lấy hệ thống phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Tâm lý học tôn giáo làm trọng tâm.
- Nguyên tắc tiếp cận của Tâm lý học tôn giáo. Hành vi đi lễ chùa là một khía cạnh của Tâm lý học tôn giáo. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu các biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên dựa trên những lý luận cơ bản của Tâm lý học tôn giáo.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát