Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 3


- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Phương pháp thống kê toán học

8. Đóng góp mới của luận án

8.1. Về mặt lý luận

Đề tài đã xác định rõ được hệ thống các khái niệm công cụ: hành vi, hành vi đi lễ chùa, hành vi đi lễ chùa của sinh viên và các biều hiện của hành vi này. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên là vấn đề mới, nghiên cứu lý luận bổ sung một số vấn đề của hành vi trong Tâm lý học tôn giáo. Tác giả đã xác định được biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên có ba biểu hiện bên ngoài: khía cạnh nhận thức, khía cạnh niềm tin và khía cạnh hành động và có yếu tố động cơ bên trong thúc đẩy; Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên gồm: Các yếu tố định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, đặc điểm của ngôi chùa.

8.2. Về mặt thực tiễn

Đánh giá được thực trạng biểu hiện các khía cạnh hành vi đi lễ chùa của thanh niên tại 3 trường: trường Đại học Nội vụ Hà Nội; trường Đại học Sư phạm Hà Nội; trường Đại học Giao thông Vận tải trên địa bà Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên có biểu hiện rõ ở cả ba khía cạnh là: nhận thức, niềm tin và hành động và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ. Trong đó biểu hiện của khía cạnh nhận thức có mức độ cao và xếp thứ hạng cao nhất, xếp thứ hai là khía cạnh niềm tin và xếp thứ hạng cuối cùng là khía cạnh hành động. Ba mặt biểu hiện này có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với nhau và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ. Luận án cũng đã làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, đặc điểm của ngôi chùa ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Sự tác động của sau yếu


Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 3

tố đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên có khả năng dự báo biến đổi với nhiều mức độ khác nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê; Hành vi đi lễ chùa của thanh niên phản ánh tâm lý của thanh niên trong quá trình đi lễ chùa.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm định hướng hành vi đi lễ của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Với các cách tiếp cận khác nhau, các trường phái, các nhà Tâm lý học khác nhau đã có những quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về hành vi.

1.1.1. Nghiên cứu về hành vi

1.1.1.1. Tiếp cận lý thuyết học tập

Lý thuyết học tập nghiên cứu về hành vi có nền tảng từ lý thuyết điều kiện hóa cổ điển trong nghiên cứu của nhà Tâm lý học, nhà Sinh lý học. Lý thuyết này cho rằng tất cả các dạng thức học tập đều là kết quả của những liên tưởng hình thành từ quá trình điều kiện hóa, củng cố và trừng phạt. Lý thuyết học tập là hình thức điều hòa cổ điển, trong đó thái độ đối với kích thích được coi là sản phẩm của các quá trình suy nghĩ và hành vi của con người.

Nhà Tâm lý học Saavedra and Silveman (2002) trong bài nghiên cứu Disgust and a specific phobia of buttons (sợ hãi và sự ám ảnh cụ thể về nút), về nối ám ảnh, tác giả rút ra kết luận cảm xúc và nhận thức liên quan đến sự sợ hãi, ghê tởm rất quan trong trong việc hình thành các phản ứng liên quan đến các nỗi ám sợ và phơi nhiễm tưởng tượng (imagery exposure) có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sự căng thẳng liên quan đến nối ám sợ nhất định. Với cách tiếp cận này, tác giả tin rằng các hành vi bất thường như ám ảnh cũng có thể được học và không được học theo cùng một cách như bất kỳ hành vi nào [142, tr.1376-1379]

Việc bắt chước hành vi được thể hiện rõ nhất trong các nghiên cứu được thực hiện bởi nhà Tâm lý học Bandura và cộng sự (1963) Transmission of aggression through imitation of aggressive models (truyền sự hung hăng thông qua việc bắt chước hành vi hung hăng). Tác giả cho rằng, trẻ em quan sát hình mẫu những hành vi gây hấn sẽ thực hiện các phản ứng nhiều hơn so với nhóm kiểm soát. Bé gái có


hình mẫu gây hấn cung cho thấy nhiều phản ứng gây hấn vật lý nếu hình mẫu gây hấn là nam nhưng sẽ nhiều phản ứng gân hấn bằng lời nói hơn nếu như các hình mẫu là nữ. Bé trai có nhiều khả năng bắt chước cùng giới hơn bé gái. Bé trai bắt chước các hành vi gây hấn vật lý hơn bé gái và sự khác nhau trong việc gây hấn bằng lời nói giữa bé trai và bé gái là không nhiều [107, tr.575-582].

Dựa trên ý tưởng, động vật cũng có khả năng giao tiếp và bộc lộ hành vi, nhà Tâm lý học Pepperberg (1987) Acquisition of the same/different concept by an African Grey parrot (Psittacus erithacus): learning with respect to categories of color, shape, and materia (Vẹt xám Châu Phi: tiếp thu khái niệm giống/khác nhau: học về các loại màu sắc, hình dạng và chất liệu), nghiên cứu học vẹt trên đối tượng là con Vẹt xám Alex Châu phi, đã chứng minh một số loài vật không phải là người cũng có khả năng nhận thức để hiểu một cách khái quát một số vấn đề. Con Vẹt có khả năng thể hiện rằng chúng hiểu khái niệm “giống” “khác, màu sắc, hình khối và chúng có thể học được cách trả lời các câu hỏi và có thể dùng giọng nói của chúng để phân biệt một số đồ vật. Điều này cho thầy, các tình huống quen thuộc có thể ảnh hưởng nhiều đến hành vi [137, tr.423-432]

Các nghiên cứu trên cho thấy, sự sợ hãi có liên quan đến nhận thức và được biểu hiện qua hành động, tiếp xúc là liệu pháp cho sự giảm các cảm xúc căng thẳng. Hành vi của con người có thể được bắt chước, giữa nam và nữ khả năng bắt chước và mức độ biểu hiện có sự khác nhau. Những tình huống quen thuộc có thể làm ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của hành vi. Tiếp cận lý thuyết học tập trong nghiên cứu “Hành vi đi lễ chùa của TNSV”, gợi ý cách kiểm soát các hành vi của thanh niên tr0ng quá trình đi lễ chùa bằng việc khuyến khích hành vi phù hợp, làm mẫu, hoặc đưa ra các quy định để điều chỉnh các hành vi.

1.1.1.2. Tiếp cận lý thuyết nhận thức

Nhận thức quá trình tác động mạnh, quyết định đến hành vi của con người. Nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lí làm thay


đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó. Quá trình nhận thức đóng vai trò là nhân tố cốt lõi cho việc thúc đẩy hành vi của con người Phản ứng đối với kích thích là những phản ứng tự kích hoạt. Lý thuyết nhận thức được nghiên cứu bằng thực nghiệm, mô phỏng bằng máy tính và khoa học thần kinh về nhận thức.

Nghiên cứu của nhà Tâm lý học Andrade (doodling) What does doodling do (2010) (vẽ nghệch ngoạc làm gì), tác giả đã tìm hiểu và phát hiện khi đối diện với một nhiệm vụ nhàm chán, con người thường có xu hướng mơ mộng. Khi thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc, sự chú ý bị phân phối. Vẽ nguệch ngoạc ngăn chặn sự mất tập trung trước một nhiệm vụ nhàm chán. Vẽ nguệch ngoạc được áp dụng thực tế giúp con người kiểm soát tâm trí tăng khả năng tập trung chú ý [106, tr.100-106]. Điều này giúp chúng tôi khi nghiên cứu đưa ra các giải pháp điều chỉnh hành vi bằng phương pháp tìm một hành vi thay thế.

Tác giả Baron-Cohen cùng cộng sự (2001), với nghiên cứu Eyes test The "Reading the Mind in the Eyes" Test revised version: a study with normal adults, and adults with Asperger syndrome or high-functioning autism (bài kiểm tra "Đọc tâm trí trong mắt" phiên bản sửa đổi: một nghiên cứu với người lớn bình thường và người lớn mắc hội chứng Asperger hoặc tự kỷ chức năng cao đọc suy nghĩ thông qua đối mắt), ông xem đây là thước đo về nhận thức xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Nữ giới thấu hiểu cảm xúc tốt hơn nam giới” [108, tr.49-72]

Nhà Tâm lý học Laney cùng cộng sự với nghiên cứu False memory – trí nhớ sai Asparagus, a love story: Healthier eating could be just a false memory away (Măng tây, câu chuyện về sở thích: ăn uống lành mạnh hơn có thể chỉ từ những ký ức sai lầm). Nghiên cứu được tiến hành khi cấy ghép trí nhớ giả với việc thích ăn măng tây của con người để thay đổi sở thích ăn uống và sự sẵn sàng chi trả tiền cho món măng tây của họ. Từ nghiên cứu chúng ta thấy trí nhớ sai tích cực điều này ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người [128, tr. 291-300]

Năm 2007, Davis và Loftus trong nghiên cứu của mình Internal and external


sources of misinformation in adult witness memory, cho rằng, sự hồi ức của con người có thể không đáng tin cậy, nếu câu hỏi chỉ dẫn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên nếu các cuộc phỏng vấn, nhận thức mang tính diễn đạt trung lập, tính chính xác của ghi nhận hồi ức sẽ được tăng lên [116, tr. 195-237]

Tiếp cận lý thuyết nhận thức cho biết, trước những việc làm nhàm chán con người sẽ mơ mộng, mất tập trung, nhưng chúng ta có thể điều khiển tâm trí bằng làm một hành động cụ thể nào đó. Con người có khả năng nhận thức về nhau qua nhìn vào mắt và nữ giới có khả năng này tốt hơn nam giới. Trí nhớ sai có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. Từ những kiến thức này, có thể lý giải một phần về động cơ đi lễ chùa của thanh niên. Giải thích được về xu hướng của các hành động khi thanh niên lễ chùa. Ngoài ra giúp đưa ra kiến nghị trong việc cấy ký ức tích cực để điều chỉnh hoặc giáo dục hành vi của sinh viên khi lễ chùa.

1.1.1.3. Tiếp cận lý thuyết xã hội

Lý thuyết xã hội nghiên cứu về ảnh hưởng của các quá trình xã hội và nhận thức lên cách mỗi cá nhân tiếp nhận, ảnh hưởng và tương tác hay nói cách khác là bộc lộ hành vi với những người xung quanh. Đây là cách bộc lộ nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành động của chính chúng ta đối với thế giới.

Nhà Tâm lý học Leon Festinger (1919 – 1989) trong cuốn A Theory of Cognitive Dissonance (lý thuyết về sự bất hòa nhận thức) tác giả cho rằng các tin đồn có chức năng làm giảm sự không nhất quán trong cảm giác sợ hãi của mọi người mặc dù không trực tiếp trải qua các tác động của trận động đất bằng cách cho mọi người một lý do để sợ hãi Giảm sự hỗn loạn có thể đạt được bằng cách thay đổi nhận thức bằng cách thay đổi hành động, hoặc tiếp thu có chọn lọc thông tin hoặc ý kiến mới [122, tr. 236-239]

Năm 1963, Stanley Milgram, nhà Tâm lý học nổi tiếng của trường đại học Yale tại Mỹ, đã tiến hành thí nghiệm về “Sự tuân thủ” Behavioural Study of obedience (nghiên cứu hành vi về sự vâng lời), nghiên cứu cho thấy bất chấp các yếu tố tác động, phần lớn con người sẽ luân tuân thủ đến cũng mệnh lệnh của người cấp trên. Milgram cho thấy


rằng, ngay cả những người tưởng chừng rất bình thường đều có khẳ năng thực hiện những hành động “xấu xa” đơn giản chỉ vì họ tin mình phải tuân thủ theo mệnh lệnh của một người cấp trên. Nghiên cứu này làm nổi bật tầm quan trọng của yếu tố hoàn cảnh trong việc ảnh hưởng của việc chúng ta tuân thỉ như thế nào đối với nhân vật có thẩm quyền. Có một số cá nhân chống lại nhân vật có thẩm quyền thì điều này nhấn mạnh cá tính có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ [132, tr. 371-378]

Piliavin và cộng sự (1969) nghiên cứu về hành vi của con người trong một khung cảnh tự nhiên ở tàu điện ngầm, bài viết Good Samaritanism: An undergroud phenomonon? ( người Samari nhân hậu: Một hiện tượng hiếm?). Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong những tình huống cụ thể khiến những người ngoài cuộc có những hành vi tương ứng ở đây là hành vi giúp đỡ. Trong những tình huống không thể bỏ qua, cùng giới hoặc cùng chúng tộc con người có hành vi giúp đỡ cao hơn. Hoặc người có mong muốn được người khác giúp đỡ thì có khả năng cao hơn sẽ được giúp đỡ.

Năm 2012, nhà Tâm lý học Yamamoto cùng cộng sự cũng nghiên cứu về sự trợ giúp nhưng là nghiên cứu trên con tinh tinh Chimpanzees’ flexible targeted helping based on an understanding of conspecifics’ goals (Trợ giúp nhằm vào mục tiêu linh hoạt của tinh tinh dựa trên sự hiểu biết về các mục tiêu cụ thể). Kết quả cho thấy hầu hết các con tinh tinh thể hiện các mô hình hành vi tương tự trong các tình huống xã hội, chúng đưa các công cụ cho những người có nhu cầu giúp đỡ. Việc tinh tinh đưa công cụ có thể do nó được học, biết đến trước đó, hoặc do nó có khả năng quan sát các tình huống cụ thể. Cả hai trường hợp đều chỉ rõ đặc điểm của tính cách cá nhân đến các hành vi thông thường [138, tr. 289-299]

Nghiên cứu tiếp cận lý thuyết xã hội chúng ta thấy, con người sống trong xã hội, sự tương tác là nhu cầu và mang tính tự nhiên. Trong xã hội, những tin đồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Xu hướng tương tác nhiều hơn khi một trong hai đối tượng có nhu cầu và cùng giới tính hay cũng chủng tộc thì có sự tương tác tốt hơn. Trên cơ sở này những nội dung này, đề tài sẽ kế thừa để phân tích giải thích các hiện


tượng xã hội trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tôn giáo

Tôn giáo là hiện tượng đặc biệt, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về Tôn giáo ở các góc độ khác nhau. Với xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa là đa dạng hóa tôn giáo. Không gian lãnh thổ mở rộng dần, khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác. Hành vi tôn giáo là lĩnh vực rất được quan tâm. Dưới đây là một số các nghiên cứu:

Tác giả D’Onofrio (1999) trong bài “Understanding biological and social influences on religious affiliation, attitudes, and behaviors: A behavior genetic perspective” (Hiểu các ảnh hưởng sinh học và xã hội đối với tôn giáo, thái độ và hành vi: Một quan điểm di truyền hành vi đăng trên tạp chí nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền đến hành vi tôn giáo. Nghiên cứu cho thấy cặp song sinh giống hệt nhau - ngay cả khi được nuôi dưỡng, giống nhau đáng kể về tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo so với anh em sinh đôi. Có sự đồng thuận về hành vi tôn giáo là 30-50%. Sự khác biệt về tôn giáo của cá nhân là do yếu tố di truyền, đây là lời giải thích mạnh mẽ nhất. Không phải tính tôn giáo được thừa hưởng, nhưng một số đặc điểm của tính cách có thể ảnh hưởng đến tính tôn giáo, như cởi mở, khiêm tốn hoặc rõ ràng để đặt câu hỏi và nghi ngờ, có thể bị ảnh hưởng về mặt di truyền theo những cách ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn chúng ta có thể đoán [115, tr. 953-984]

Nhà Tâm lý học Steven Reiss (2016) “The 16 Strivings for God” " cho rằng “Đó không chỉ là nỗi sợ cái chết. Tôn giáo không thể đạt được sự chấp nhận hàng loạt nếu nó chỉ đáp ứng một hoặc hai mong muốn cơ bản". Tác giả đã cố gắng xác định một lý do chính khiến mọi người bị thu hút bởi tôn giáo. Một số người nói rằng mọi người tìm kiếm tôn giáo để đối phó với nỗi sợ chết, những người khác gọi đó là nền tảng cho đạo đức và nhiều lý thuyết khác thì rất nhiều. Nhưng trong một cuốn sách mới, một nhà tâm lý học đã nghiên cứu động lực của con người trong hơn 20 năm cho thấy rằng tất cả

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí