Với Lãnh Đạo Nhà Trường Đại Học


hành vi đi lễ chùa của sinh viên biểu hiện ở mức độ trung bình. Trong đó, mức độ lựa chọn xếp hạng cao nhất khía cạnh nhận thức, xếp thứ hai là khía cạnh niềm tin và cuối cùng là khía cạnh hành động. Khía cạnh động cơ thúc đẩy cũng được thanh niên lựa chọn ở mức độ cao.

Thứ tư, có sáu yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Mức độ lựa chọn của sinh viên với các yếu tố có ĐTB là 3,00 (mức độ cao); với ĐLC là 0,59 (độ phân tán thấp). Trong các yếu tố đó, yếu tố định hướng giá trị có mức độ ảnh hưởng cao nhất, xếp thứ hai là yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc, xếp thứ ba là đặc điểm của ngôi chùa, thứ ta là cơ chế tâm lý xã hội, thứ năm là cảm xúc với Phật giáo và xếp thứ hạng cuối là yếu tố điều kiện kinh tế của cá nhân và gia đình, đây là lựa chọn mức độ trung bình duy nhất trong sáu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

Thứ năm, kết quả phân tích mối tương quan và hồi quy tuyến tính giữa các mặt biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Với độ tin cậy của thang đo lường Cronbach's Alpha mức độ tốt. Mối tương quan tương đối thuận, chặt giữa các mặt biểu hiện và các yếu tố. Kết quả phân tích hồi quy cũng đưa ra được những khả năng dự báo về bốn khía cạnh của hành vi và chiều hướng tác động của sáu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Thứ sáu, biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên đại bàn Hà Nội được phản ánh sâu sắc rõ nét hớn khi nghiên cứu cụ thể ba trường hợp. Đề tài đã chọn ba trường hợp là: Người đi lễ chùa ở mức độ thường xuyên; Người đi lễ chùa ở mức độ thỉnh thoảng; Người đi lễ chùa ở mức độ hiếm khi. Được lựa chọn ngẫu nhiên đã làm sâu sắc hơn về các biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên ở các khía cạnh nhận thức, niềm tin, các hành động biểu hiện và các yếu tố động cơ bên trong thúc đẩy. Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình là những thông tin bổ sung và khẳng định thêm cho kết quả nghiên cứu của phần thực trạng của nghiên cứu.


2. Kiến nghị

Trên cơ sở kết luận nghiên cứu về hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi để xuất một số kiến nghị sau:

2.1. Với lãnh đạo nhà trường đại học

Đi lễ chùa đang ngày càng trở thành xu hướng của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải:

Để cho nhu cầu đi lễ chùa của sinh viên được phát triển một cách tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay số lượng sinh viên đi lễ chùa nhiều so với các lứa tuổi khác. Có rất nhiều động cơ thúc đẩy hành vi đi lễ chùa của các em. Trong đó động cơ xuất phát từ mục đích của chính bản thân họ ở mức độ cao. Mỗi em khi đến chùa đều có những mục đích riêng. Khi những mong muốn đó của các em được thỏa mãn, sẽ tạo động lực lớn để các em có đời sống tốt đẹp hơn

Cần có sự kết hợp định hướng giáo dục của nhà trường bằng các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề để các em có hiểu biết sâu sắc hơn về một lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng Phật giáo quan trọng của dân tộc. Thông qua các buổi nói chuyện đó, các em được giao lưu học hỏi, được hiểu hơn và hình hành vi đẹp trong quá trình lễ chùa, từ đó hình thành ý thức tự giác của bản thân, ý thức về việc giữ gìn nét đẹp, những giá trị chung của dân tộc, của cộng đồng và của xã hội.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà Trường, để sinh viên có đời sống tinh thần vững vàng, lành mạnh. Bởi Giảng đường là nơi sinh viên dành nhiều thời gian trong quỹ thời gian của họ. Bên cạnh môi trường xã hội, môi trường giáo dục là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến sinh viên, có tác động trực tiếp đến ý thức đạo đức, lối sống của sinh viên. Các thành viên trong trường từ sinh viên đến cán bộ quản lý, giảng viên đều có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Từ đó, sinh viên không chỉ được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ và nhân văn mà còn được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực.

Trong nghiên cứu lý luận cho thấy việc cấy ghép ký ức tích cực sẽ có thể làm thay


đổi hành vi hiện tại của con người. Chính vì vậy, nhà Trường cần quan tâm đến việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến để sinh viên thấy được những nét đẹp truyền thông văn hóa của nhà trường, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, để sinh viên có nhận thức tích cực và từ đó có những hành vi đẹp, lành mạnh trong quá trình đi lễ tại chùa.

2.2. Với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các trường

Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội và là người bạn đồng hành của sinh viên, đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cần phải:

Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Phát huy vai trò, sự phối hợp chặt chẽ các tổ chức đó trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ đoàn, hội về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Nâng cao hơn nữa năng lực cán bộ đoàn mới có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động đoàn trong tình hình mới. Từ đó có sự tác động mạnh mẽ làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của sinh viên theo hướng tích cực.

Tổ chức các hoạt động động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ để giúp sinh viên cân bằng về tinh thần. Tổ chức các buổi trò chuyện giữa cán bộ đoàn và sinh viên để lắng nghe những suy nghĩ và những mong muốn của họ để có thể kịp thời hồ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động. Đồng thời, tổ chức những diễn đàn để sinh viên thể hiện bản thân, tạo động lực để sinh viên tích cực tham gia. Đồng thời, có kế hoạch trong tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho các thế hệ sinh viên.

Các chương trình, hoạt động của Đoàn, hội phải đi vào chiều sâu có trọng tâm trọng điểm. Nội dung nên đi từ những cái nhỏ nhất, gần gũi nhất của cuộc sống của sinh viên. Cần kết hợp giữa giáo dục chính trị tư tưởng với các hoạt động văn nghệ thể thao vui chơi giải trí để tránh nhàm chán; những phong trào mang lợi ích thiết thực, gắn lý luận với thực tiễn. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhằm tạo điều kiện để phát triển


bản thân cho sinh viên, giúp họ biết sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

2.3. Với sinh viên

Trong biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên, động cơ thúc đẩy có mức độ lựa chọn cao hơn so với những yếu tố khác trong cấu trúc biểu hiện của hành vi. Điều này chứng tỏ khi cần có sự đáp ứng mong muốn nào đó của bản thân thì họ mới đi lễ chùa. Chính vì vậy hoạt động lễ chùa phục vụ nhiều cho mục đích cá nhân, thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sự nhận thức sai lệch và thực dụng đó đã dẫn đến tình trạng không ít sinh viên không quan tâm đến những yêu cầu, quy định chung, đôi khi không kiểm soát được hành vi, tạo sự phản cảm gây ảnh hưởng đến chính các nhà chùa, giáo lý, bản chất nhân văn tốt đẹp của Phật giáo và của xã hội. Chính vì vậy, sinh viên khi đi lễ chùa cần chuần bị tâm lý hướng Phật, hướng đến các giá trị tích cực của tín ngưỡng Phật giáo. Để từ đó, có thể giải tỏa được những nhu cầu mong muốn đích thực, chính đáng của bản thân.

Sinh viên đến chùa lễ Phật nhưng sự hiểu biết về Đức Phật và phật pháp của họ còn rất nhiều hạn chế. Cần phải nhận thức rõ Đức Phật không phải là thần linh hay đấng siêu nhiên có phép thần thông. Đức Phật cũng là con người thật đã phải trải qua quá trình tu hành khổ hạnh, tự giác ngộ về chân lý. Do đó người chỉ ra con đường cho chúng sinh tự giác ngộ để có cuộc sống bình an, hạnh phúc; sinh viên đi lễ chùa họ tin vào đức phật và vào bản thân nhưng mức độ biểu hiện niềm tin vào các vị sư trụ trì thì không cao. Có thể vì thế nên khi đến chùa họ không quan tâm đến sự hướng dẫn hay chỉ bảo về các nguyên tắc của chùa nên có những hành vi chưa phù hợp. Cần nhận thức đầy đủ hơn để có hành vi đúng đắn, chuẩn mực.

Có nhận thức đúng, biểu hiện về động cơ, niềm tin ở mức độ cao nhưng các hành động sắm lễ, thực hành nghi lễ, chờ lễ tạ thì không được quan tâm. Bản thân sinh viên cần có sự điều chỉnh, khi đã đến chùa, dù mỗi người có mục đích khác nhau, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm hướng Phật nhưng cũng cần phải có sự chỉnh chu, thực hiện theo các bước để giữ nguyên tắc, để có sự trật tự trong quá trình thực hành nghi lễ. Phải luôn ý thức việc mình đi lễ chùa, là hành động của cá nhân nhưng đó là không gian tâm


linh của nhiều người, nên cần có hành vi chuẩn mực, phù hợp với bản thân, với những người xung quanh, góp phần làm đẹp hành vi của mình trong quá trình thực hiện các nghi lễ tại chùa.

Cảm xúc với Phật giáo là yếu tố có biểu hiện sự ảnh hưởng và dự báo tác động nhiều nhất đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Chính vì vậy, sinh viên cần phải luôn có ý thức làm chủ cảm xúc của bản thân, cần tạo những cảm xúc tích cực phù hợp với các chuẩn mực của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, để từ đó tạo nên một hệ thống các hành vi mang tính định hướng chiến lược cho cuộc sống của bản thân, sẵn sàng là những chủ nhân, tương lại của đất nước với những hành vi tích cực, tiến bộ và phù hợp nhất trong cả quá trình đi lễ chùa và cuộc sống hàng ngày.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Phạm Thị Thương (2015), Kết hợp nâng cao nhận thức với quản lý hành vi đi lễ chùa của thanh niên niện nay, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 8

2. Phạm Thị Thương (2016), Hành vi đi lễ chùa của thanh niên – một số vấn đề lý luận và thức tiễn trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giáo dục, số 6

3. Phạm Thị Thương (2017), Giáo dục hành vi đi lễ chùa phù hợp lối sống mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Tạp chí giáo dục, kỳ 3 tháng 8

4. Giap Binh Nga and Pham Thi Thương (2019), Death and Dying: A Mediation Analysis of Fear, Cultural and Religious Studies

5. Trần Quốc Thành & Phạm Thị Thương (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam, số 6


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1.

Thái Văn Anh (2017), Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam, tr.146-147.

2.

Đặng Văn Bài (2012), Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, Báo

cáo khoa học tống kết đề tài, Bộ Khoa học và công nghệ - đề tài cấp nhà nước

3.

Ban tôn giáo chính phủ (2007), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn

giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, Tr.8-9

4.

C.Mác-Ph. Ăngghen toàn tập, tập 21, NXB.CTQG, H1995, tr449

5.

Võ Thị Minh Chí (2004), Lịch sử Tâm lý học, Nxb Giáo dục, tr.177

6.

Vũ Đức Chinh (2016), Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Đại học Quốc gia

Hà nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

7.

Pierre Daco (2004), Những thanh tựu lừng lẫy trong Tâm lý học hiện đại, Nxb

Thống kê, tr.148

8.

Phạm Văn Đại (2016), Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của khách du lịch

Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.23

9.

Phạm Ngọc Định (2000), Cơ sở Tâm lý học của việc hình thành hành vi lối

sống chuẩn mực ở học sinh lớp một theo quan điểm của Công nghệ giáo dục, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học Giáo dục, tr.4.

10.

Thích Thanh Duệ (2005), Tập tục và nghi lễ dâng hương, Nxb Dân tộc Hà Nội.

11.

Vũ Dũng (2004), Từ điển Tâm lý học, Nxb từ điển bách khoa Hà Nội.

12.

Vũ Dũng (2004), Những yếu tố tâm lý dân tộc ảnh hưởng đến sự ổn định và

phát triển ở Tây Nguyên hiện nay. Báo cáo tổng kết Dự án điều tra cơ bản, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 21


13.

Vũ Dũng (2005), “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc

độ của Tâm lý học”, Tâm lý học, Số 5(74).

14.

Vũ Dũng (2005), Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Nhà nước, Viện Khoa học xã

hội Việt Nam, Hà Nội.

15.

Vũ Dũng (2007), Từ điển Tâm lý học, Nxb từ điển bách khoa Hà Nội.

16.

Vũ Dũng (2014), Niềm tin của tín đồ công giáo vào đức chúa trời, Tạp chí

Tâm lý học, số 9, Tr.1-9

17.

Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, Tr.45

18.

Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ Văn hóa và phát

triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr.50

19.

Đặng Thị Phương Duyên (2013), Vai trò của Văn hóa truyền thống đối với việc hình thành văn hóa lối sống ở con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa

học Xã hội Việt Nam, số 11, tr72.

20.

Grant Evans (2001), Bức Khảm văn hóa Châu Á: tiếp cận nhân học, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội, Tr.362

21.

Nhóm EzPsychology (2015), Tâm lý học trong nháy mắt 1, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội

22.

Nhóm EzPsychology (2015), Tâm lý học trong nháy mắt 2, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội

23.

Nhóm EzPsychology (2015), Tâm lý học trong nháy mắt 3, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội

24.

S. Freud, C Jung, E Fromm, R Assagioli (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm

linh, NXB văn hóa thông tin, Tr.14-17

25.

Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội, Nxb Thế giới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024