Giải Pháp Định Hướng Hành Vi Cho Sinh Viên


mỗi tháng 2 lần, vào ngày rằm và mồng một, dù bận rộn đến đâu, em cũng phải gắng lên chùa lễ Phật. Sau này, khi hiểu đúng Đức Phật là ai, Đức Phật không phải là đấng thần linh tối thượng có muôn ngàn phép thuật, khi nào thật rảnh rỗi, thảnh thơi, em mới lên chùa. Dâng lên bàn thờ Tam bảo một nén hương thơm, em cũng dâng lên ngài hương của Định, hương của Tâm, hương của Tuệ... do em tự chế tác

Niềm tin khi đi lễ chùa, nói đến việc đi lễ chùa thì em nghĩ ngay đến Đức Phật. không phải ngẫu nhiên mà có nhiều người tin tưởng vào Đức Phật. Chị Ngọc chia sẻ “Đọc các bài viết về các lời khuyên của Phật giáo trên các trang mạng xã hội, những bài viết đó rất giá trị, giúp con người có hiểu biết, nhìn thấu cuộc sống, co nhiều nghị lực để nỗ lực vươn lên”. Chị Ng là trường hợp rất hiếm khi đi lễ chùa nhưng chị vẫn cho rằng bản thân Đức Phật là nhận vật có khả năng siêu phàm và giáo lý của ngài là những bài học giá trị cho con người.

Hành động sắm lễ, mỗi lần đến chùa tôi thường chủ yếu đến với mục đích ngắm cảnh vật, cầu xin sự may mắn cho bản thân và gia đình. Nhưng tôi không có quan niệm là cần phải có lễ vật. Khi đến chùa tôi thường chuẩn bị ít tiền lẻ, đến ban nào thì tôi thường đặt một đồng lên đấy để xin, đến cuối buổi tôi sẽ xin lại một trong số đồng tôi đã đặt để lấy may mắn. Tôi nghĩ mình chưa đi làm, chưa có tiền, tiền mình chi tiêu chủ yếu là do mồ hôi công sức của bố mẹ nên Phật là người thấu hiều lòng người họ sẽ hiểu không trách gì tôi.

Hành động thực hành nghi lễ, mỗi lần đến chùa thì tôi không thực hành nghi lễ theo các trình tự như một số người tôi biết. Tôi cứ đến các ban thờ theo ngẫu hững của bản thân. Có khi có những lần tối đến nhưng tôi không lễ, tôi chỉ ngồi ngắm cảnh chút rồi tôi về. Với tôi việc thực hành nghi lễ thường có ở những người họ có những mục đích cầu xin cụ thể vì dị như dâng sao giản hạn, lễ đầu năm…còn với tôi, tôi rát ít đến chùa. Em còn được biết được biết lễ tạ là kiểu như sau khi dâng lễ vật lên ban thờ, chúng ta để cho bề trên ghi nhận thành tâm, ta đợi họ thụ lễ vật, thời gian chờ chĩnh là chỡ tạ lễ.

3.3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa


Định hướng giá trị, thực ra tôi vẫn chưa tìm thấy được ý nghĩa nhiều của việc đi lễ chùa. Có thể do tôi không có nhiều thời gian để nghĩ đến việc này. Ngoài thời gian học, tôi có rất nhiều các mỗi quan hệ xung quanh. Tôi cũng thường xuyên cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống nhưng những lúc như thế tôi chỉ toàn nằm nghe nhạc, rồi những công việc tiếp theo lại lôi cuốn tôi nên tôi không có nhiều thời gian để nghĩ tới, để cảm nhận việc đi lễ chùa.

Cảm xúc với Phật giáo, tôi rất thích giáo lý của đạo Phật. Tôi vẫn thường hay vào facebook, theo dõi các trang của Phật giáo, tôi thấy giáo lý của Phật rất thuyết phục, nó giúp tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm chân lý của cuộc sống. Tôi cũng tin cả ở sức mạnh của đức Phật, tin ở sự ảnh hưởng của lòng từ bi, sự đức độ của người, con người sẽ được ngài bao dung cho những lỗi lầm, có cơ hội để sửa lỗi, làm cho cuộc sống của con người đứng đắn hơn.

Cơ chế tâm lý xã hội quả thật là nhiều khi tôi đi chùa là do từ bạn bè. Bạn bè cứ nói nếu mệt mỏi thì đến chùa vi khi đến đó có nhiều cảnh đẹp, chốn thanh tình mình sẽ cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn. Chị Ng cho rằng, nếu chơi với nhóm bạn mà trong nhóm đó có một số bạn thích đi lễ chùa thì nhóm cũng bị ảnh hưởng, và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Truyền thống văn hóa dân tộc, tôi vẫn biết đi lễ chùa là nét đẹp truyền thống từ xưa đến nay của cha ông chúng ta. Hiện nay các địa phương cũng quan tâm rất nhiều đến việc trung tu tái tạo lại các nét đẹp văn hóa trong đó có tín ngưỡng đạo Phật. Nhưng với tôi yếu tố này không ảnh hưởng nhiều vì tôi thường không thích tham gia vào những hoạt động chung đó.

Hoàn cảnh cá nhân, gia đình, hoàn cảnh của bản thân là yếu tố thúc đẩy tôi mỗi lần đến chùa. Cuộc sống đôi khi có những chuyện gia đình, bạn bè cũng không chia sẻ được tôi thường tự mình giả quyết những vấn đề cá nhân. Giờ tôi cũng đã là người trưởng thành, mỗi làn về nhà nhìn thấy bố mẹ già đi trông thấy, tôi xót xa lắm, mong sao bố mẹ luôn khỏe mạnh để mình mãi luôn có được chỗ dựa vững chắc. Tôi luôn cầu mong những thế lực siêu nhiên phù hộ cho mình, nhưng để đến chùa thì tôi lại ít khi nghĩ tới.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 20


Đặc điểm của ngôi chùa, khi đi lễ chùa, mặc dù hiếm khi đi lễ chùa, nhưng chị Ng vẫn nhận định với chị đặc điểm của ngôi chùa ảnh hưởng khá nhiều đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Chị cho rằng, thanh niên nhiều người đến chùa nhưng mấy ai hiểu rõ về chùa, nhất là thanh niên vì chị bảo như chị cũng vậy. Với lứa tuổi của các chị, các yếu tố gần với học tập và tình yêu, các mối quan hệ xung quanh đã chiếm rất nhiều thời gian, nên việc tìm hiểu các vấn đề lĩnh vực khác không được quan tâm đến nhiều. Nhưng việc ngắm nhìn một ngôi chùa, cũng như việc tìm kiếm một không gian mới, em nghĩ đây là đặc điểm ảnh hưởng nhiều đến thanh niên.

Nhận xét: Chị Hồ Bảo Ng là người hiếm khi đi lễ chùa. Những lần chị đi lễ chùa thì những yếu tố thuộc về bản thân chị thúc đầy chị đi lễ chùa ở mức độ cao hơn. Mặc dù chỉ đến chùa khi có dịp đi cũng bạn bè hoặc những lúc thực sự mệt mỏi và cô đơn nhưng chị vẫn biết chùa thờ Phật và đức Phật và người hoàn thiện để con người học tập noi theo, chính vì vậy chị rất tin vào đức Phật và giáo lý của đạo Phật. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của chị Th, thì yếu tố hoàn cảnh cá nhân và gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi đi lễ chùa của chị, trong khi đó yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc ít ảnh hưởng đến chị.

Về khía cạnh nhận thức của việc thanh niên khi đi lễ chùa, đa phần thanh niên khi đến với Phật giáo họ đều hiểu chùa là nơi thờ Phật. Đa phần thanh niên cho rằng Đức Phật là một vị thần linh. Chính vì sự nhận thức như vậy nên rất nhiều thanh niên đến chùa với múc đích chỉ là để cầu xin trước những nhu cầu những mong muốn của họ trong cuộc sống. Tuy nhiên số thanh niên hiểu được về nguồn gốc của Đức Phật là Thái tử sau thời gian tu hành, giác ngộ thành Phật hay Đức Phật là người chuyên dạy về phương pháp tập tu cho những ai hữu duyên gặp ngài hay là người có nhân cách siêu phàm cũng có mức độ lựa chọn mức khá. Nhưng qua thực trạng thì chúng ta cần quan tâm nhiều trong việc điều chỉnh nhận thức của thanh niên; Về khía cạnh niềm tin, thanh niên đi lễ chùa họ có niềm tin vào sức mạnh của Đức Phật và niềm tin vào bản thân trong quá trình đi lễ chùa. Sở dĩ họ tin như vậy vì họ hiểu được vai trò to lớn về sự hiện diện của Đức


Phật đối với nhân loại vì ngài là một nhân vật có thật, nhân vật lịch sử. Về khía cạnh hành động của thanh niên khi đi lễ chùa, đa số thanh niên không biết về quy trình hành lễ này. Họ đến chùa chỉ để thực hiện mục đích có sẵn của mình đó là cầu xin ở chư Phật phù hộ cho những mong cầu của cá nhân được thành hiện thực; Về động cơ thúc đẩy thanh niên khi đi lễ chùa, động cơ thuộc về bản thân thanh niên hay nói cách khác đấy chính là động lực thúc đẩy từ những mong muốn bên trong, sự thúc đẩy từ chính những suy nghĩ của bản thân họ. Động cơ bên ngoài chính là sự hấp dẫn lôi cuốn, động lực từ những giá trị của Phật giáo được thể hiện ở di sản đó chính là tại các ngôi chùa. Cho dù đó là sự thôi thức bởi những yếu tố bên trong hay bên ngoài thì nó đều là những động lực quan trọng là biểu hiện của hành vi.

3.4. Giải pháp định hướng hành vi cho sinh viên

Dựa trên đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên có hàm chứa hai nhóm đặc điểm: Vừa mang tính chất là nhóm có nhận thức cao, trình độ tri thức đã đạt được ở mức độ nhất định trong xã hội; vừa là nhóm có những trải nghiệm nhất định tuy còn chưa nhiều và về tâm sinh lý vẫn chưa đạt mức độ ổn định. Vì vậy, những giải pháp nhằm định hướng hành vi cho sinh viên cần phải dựa trên những đặc điểm đó, kết hợp với sự kết nối giữa lý luận và phân tích thực trạng các biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên để đưa ra những giải pháp nhằm định hướng hành vi cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể đề xuất một số các giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức đi lễ chùa cho sinh viên qua nhiều kênh khác nhau, chú trọng đến những kênh thông tin hiện đại - phù hợp xu hướng sử dụng thông tin của giới trẻ như các trang thông tin điện tử chính thống liên quan đến đi lễ chùa. Xây dựng hệ thống thông tin về mạng lưới chùa tại Việt Nam và các tư liệu điện tử và thiết lập theo cổng thông tin điện tử tập trung, trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng vai trò làm trung tâm điều phối, đồng bộ hóa dữ liệu của các thành viên để đảm bảo tính xác thực của thông tin trong hệ thống. Để sinh viên nhận thức rõ là chùa thờ Phật mà hiểu về Đức Phật là ai họ cũng phải có hiểu biết đúng đề có những hành động phù hợp khi đi lễ chùa.


Thứ hai: Đồng hành với việc xây dựng hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử, thì xây dựng các định hướng chỉ đạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đối với sinh viên và cần thiết phải định hướng từ cấp chiến lược cho đến các đơn vị thực hiện trực tiếp, chú ý trong đổi mới khung chương trình đào tạo đối với những nội dung này và có những văn bản hướng dẫn chỉ đạo đối với các cơ sở đào tạo. Đưa vào nội dung tìm hiểu về lễ Chùa trong các chương trình sinh hoạt bổ trợ, hoặc kết hợp các hình thức nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến thanh niên sinh viên qua các hình thức như: thi tìm hiểu, diễn đàn, tọa đàm,...giúp sinh viên có niềm tin tích cực, phù hợp khi họ thực hiện các hoạt động khi lễ chùa để có cuộc sống tốt hơn.

Thứ ba: Tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng của con người gửi gắm vào Đức phật, vào những biểu tượng thần bí mà các cộng đồng nhân loại sáng tạo ra trong cuộc sống của mình. Vì thế, thực hành tín ngưỡng là hành động thực tế của con người để cụ thể hóa thành các biểu hiện của hành vi. Tuy nhiên, sinh viên cần phải có những hành động phù hợp nơi thiêng liêng này. Đi lễ chùa nên xác định rõ mục đích và những việc sẽ làm. Vừa hành lễ, vừa hiểu biết thêm các giá trị lịch sử văn hóa của những nơi đó là điều đáng khích lệ, đáng mừng. Cầu và xin là mong muốn, ước nguyện chung của người đi lễ. Song có cầu và xin được hay không thì không hẳn, vì nhiều người cầu xin không đúng chỗ. Với cá nhân sinh viên, sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng Phật giáo, về chùa chưa đúng đang làm méo mó, biến dạng các biểu hiện của sinh viên trong các hoạt động gắn với chùa chiền.

Thứ tư: Cá nhân sinh viên cần đặt ra một số nguyên tắc sống cho mình tránh các hiện tượng mê tín dị đoan. Tập trung vào nhiệm vụ chính với những động cơ động lực chủ đạo của lứa tuổi và mục tiêu lý tưởng: Xác định học tập và xây dựng kỹ năng nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn này; Tự thân tìm hiểu kỹ từ những kênh chính thống về các biểu hiện của mê tín, dị đoan và hướng tới những điều thiện của giáo lý đạo phật; Khi gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống, tìm đến những giải pháp bằng những con đường dựa trên nguyên tắc khoa học. Để tránh được


mê tín dị đoan, bản thân mỗi sinh viên cần phải đọc và đúc kết từ tài liệu và thực tiễn thông qua các bài học kinh nghiệm từ trải nghiệm cuộc sống.

Thứ năm: Bên cạnh những giải pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến. Cần xây dựng những chế tài phù hợp - dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng để điều chỉnh vừa đủ sức răn đe đối với những hành vi không phù hợp. Đi Chùa Lễ Phật là một nét đẹp văn hóa xuyên suốt quá trình lịch sử, tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đã có những hành vi lệch chuẩn giá trị truyền thống và tác động rất mạnh vào giới trẻ như: trang phục, hành vi khi sắm lễ, thực hiện nghi lễ và thậm chí có ảnh hưởng tiêu cực như mê tín dị đoan. Vì vậy, cơ quan quản lý cần quy định rõ rệt về những hình thức xử lý đối với từng mức độ hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, có cách thức xây dựng hệ thống những điều có ý nghĩa tích cực khi đi lễ chùa nếu sinh viên thực hiện chuẩn mực, để họ có động lực học hỏi, phần đấu thực hiện.

Như vậy, định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên cần đảm bảo phát huy được giá trị văn hóa truyền thống đáng tự hào của dân tộc, không chỉ có ý nghĩa để phát huy truyền thống đó, mà còn là những yếu tố giá trị làm tăng thêm giá trị của cuộc sống hiện tại đối với dân tộc, đối với các thành viên trong xã hội. Góp phần phát huy và đẩy mạnh thêm những giá trị tích cực trong cuộc sống, hạn chế bớt những tác động ngược chiều trong quá trình phát triển văn hóa tín ngưỡng mà bất cứ một quốc gia, dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn phát triển hiện nay.


Tiểu kết chương 3

Sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội đi lễ chùa khá thường xuyên. Hành vi này được biểu hiện khá rõ nét ở cả 3 mặt: nhận thức, niềm tin và hành động. Các biểu hiện này khá cân bằng nhau và đều ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong đó, khía cạnh nhận thức biểu hiện rõ nhất và thấp nhất là biểu hiện ở khía cạnh hành động. Bên cạnh đó, hành vi đi lễ chùa của thanh niên có sự thúc đẩy của yếu tố động cơ có mức độ biểu hiện mức độ cao

Giữa các thành tố biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên có mối tương quan vừa thuận vừa chặt. Trong đó mối quan hệ tương quan giữa thành tố nhận thức và thành tố niềm tin có mức độ tương quan thuận và chặt nhất hơn hẳn so với các thành tố còn lại. Dự bảo trong tương lai, thành tố nhận thức sẽ tác động nhiều nhất đến thành tố hành động đi lễ chùa của thanh niên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên đều ở mức cao. Trong đó, cảm xúc với Phật giáo có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi đi lễ chùa của họ. Xếp thứ hai là yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc. Xếp thư ba là yếu tố định hướng giá trị. Xếp thứ tư là yếu tố cơ chế tâm lý xã hội. Xếp thứ năm đặc điểm của ngôi chùa và xếp thứ hạng ảnh hướng thấp nhất là yếu tố điều kiện kinh tế. Các biến số giới tính, đi làm thêm hay không là yếu tố cũng có ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa, các yếu tố khác như quê quán, gia đình có theo đạo hay không ít ảnh hưởng đến các biểu hiện hành vi trong quá trình đi lễ chùa của thanh niên.

Qua nghiên cứu ba trường hợp điển hình, cho thấy các yếu tố như định hướng giá trị, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc điểm của ngôi chùa…ảnh hưởng nhiều hơn đến việc đi lễ chùa. Kể cả những người thưởng xuyên, thỉnh thoảng hay hiếm khi thì họ cũng có nhận thức đúng về đức Phật, tuy nhiên Đức Phật là ai thì họ nhận thức chưa đúng. Các khía cạnh động cơ, niềm tin, hành động có mức độ biểu hiện trung bình. Đa số thanh niên ngày đi lễ của họ chủ yếu tập trung vào ngày rằm mồng một hàng tháng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về hành vi đi lễ chùa của sinh viên tại 3 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, hành vi đi lễ chùa là biểu hiện hoạt động tôn giáo của con người trong quá trình đi lễ tại chùa. Họ tham gia trực tiếp vào các nghi lễ Phật giáo nhằm biểu đạt, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, tập thể tới Đức Phật để cầu mong được sự trợ giúp về sức khỏe, tinh thần và vật chất. Hoạt động tôn giáo đó tại các cơ sở thờ tự được thể hiện chủ yếu theo ba bước: chuẩn bị hành lễ; thực hiện nghi lễ và kết thúc nghi lễ. Ở mỗi bước tùy thuộc vào niềm tin, tình cảm với Phật giáo mà mỗi người sẽ có các cách thức thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, các bước đó có mối quan hệ tác động qua lại và phản ảnh rõ nét về biểu hiện của các yếu tố tâm lý của con người trong quá trình thực hiện các hoạt động tôn giáo tại chùa.

Thứ hai, hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bà Hà Nội được biểu hiện thông qua ba khía cạnh: nhận thức, niềm tin, hành động và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ bên trong. Việc phân chia các biểu hiện mang tính chất tương đối nhưng nó đã phán ánh rõ nét về hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Các biểu hiện hành vi này của sinh viên có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhận thức chính là sơ sở để hình thành nên các biểu hiện niềm tin và hành động thực hành nghi lễ khi sinh viên khi họ đến chùa và chính những niềm tin, hành động đó sẽ phản ảnh, củng cố về nhận thức cho họ. Bên cạnh đó, các biểu hiện của hành vi khi đi lễ chùa chịu sự thúc đẩy và lôi cuốn bởi các thành tố của động cơ, làm cho các biểu hiện hành vi của sinh viên được biểu hiện rõ hơn.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội được thể hiện với các mức độ khác nhau ở từng khía cạnh. Nhìn chung, tần suất đi lễ chùa của thanh niên có mức độ thỉnh thoảng. Tỷ lệ thanh niên không đi lễ chùa bao giờ chỉ chiếm 3,5% trên tổng số 480 sinh viên chọn trong khảo sát chính thức. Các khía cạnh nhận thức, niềm tin, hành động và yếu tố động cơ thúc đẩy trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024