chiều hướng gia tăng. Đây là chỉ báo tích cực để tôn giáo thực sự phát huy những giá trị tốt đẹp của mình trong đời sống xã hội. Các nhân với các đặc điểm xã hội khác nhau với việc tham gia vào đám đông đã tạo ra một dạng tinh thần tập thể, buộc họ suy nghĩ, hành động khác với lúc cá nhân đó đứng tách riêng. Bởi một số tư tưởng và tình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hành động khi người ta tụ tập vào đám đông. Đám đông tâm lý là một cơ thể lâm thời, được tạo ra từ những thành phần khác nhau, nhất thời gắn kết đó tạo ra một thực thể mới có những tính chất hoàn toàn khác với tính chất của các tế bào riêng lẻ. Hành vi tôn giáo cá nhân do vậy, chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý đám đông. Sinh viên đi lễ chùa có mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xu thế chung của xã hội, bạn bè đến việc thực hiện hành vi tôn giáo cao hơn so với sinh viên không tôn giáo
3.2.2.4. Truyền thống văn hóa dân tộc
Đối với người Việt Nam, lễ chùa vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Theo truyền thống nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc
ĐTB | ĐLC | TH | |
1. Sự hài hòa trong thờ cúng Phật giáo với tín ngưỡng văn hóa dân gian | 3,02 | 1,11 | 3 |
2. Sự quan tâm của chính quyền, địa phương đoàn thể cùng với các quan điểm chính sách của đảng và nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo | 2,88 | 1,15 | 4 |
3. Quan điểm, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam | 3,27 | 1,04 | 5 |
4. Ý thức giữ gìn giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc trong ngôi chùa của người Việt | 3,39 | 1,12 | 1 |
5. Sự tương quan giữa những giá trị nhân văn trong giáo lý của Đạo Phật và truyền thống Văn hóa Dân tộc Việt Nam | 3,37 | 1,12 | 2 |
Trung bình | 3,18 | 0,88 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Quan Giữa Các Mặt Biểu Hiện Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên
- Sức Lôi Cuốn Của Phật Giáo Đối Với Sinh Viên Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa
- Tần Suất Xuất Hiện Các Thành Tố Động Cơ Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Đi Lễ Chùa
- Giải Pháp Định Hướng Hành Vi Cho Sinh Viên
- Với Lãnh Đạo Nhà Trường Đại Học
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Các yếu tố thuộc truyền thống văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên, yếu tố ý thức giữ gìn giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc trong ngôi chùa của người Việt xếp thứ hạng cao nhất với ĐTB là 3,39; ĐLC là 1,12. Đây là kết quả đáng mừng đối với thanh niên, thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Yếu tố xếp hạng thứ hai là sự tương quan giữa những giá trị nhân văn trong giáo lý của Đạo Phật và truyền thống Văn hóa Dân tộc Việt Nam. Thực tế cho thất, nội dung trong giáo lý của Đạo Phật rất phù hợp với suy nghĩ, mong muốn của nhiều người, giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống và cũng có giá trị giúp con người vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Truyền thống là toàn bộ những hoạt động sống được hình thành trong quá trình lịch sử có tính chất ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện. Phong tục là tập quán xã hội tương đối bền vững và thống nhất.
Truyền thống văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên ở mức độ cao. Điều này cho chứng tỏ thanh niên Việt Nam hiện nay quan tâm nhiều đến truyền thống văn hóa dân tộc. Kết quả này rất có ý nghĩa, giúp đề xuất các giải pháp xây dựng truyền thống văn hóa tích cực nhằm tác động, điều chỉnh hành vi tích cực cho TN. Truyền thống văn hóa dân tộc, tập quán là một yếu tố hình thành những cơ chế phi chính thức áp chế hành động cá nhân ở mọi lĩnh vực trong đó có tôn giáo.
3.2.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội
Khi xã hội chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, thì người đi chùa lễ Phật còn hạn chế, chủ yếu để vãn cảnh chùa và cầu bình an, sức khỏe cho tâm hồn thanh thản…Không hề có chuyện đốt vàng mã, cúng Phật, Thánh mâm cao, cỗ đầy…Nay nhờ công cuộc đổi mới và kinh tế phát triển, nhiều người nhiều nhà
giàu lên thì việc đi lễ chùa lại khác xưa: Rất nhiều người đi lễ chùa (phần lớn chưa phải là phật tử), cách thức lễ lạy khác nhau (người đứng, người quỳ, người chắp tay trước ngực, người trước trán), dâng lễ mâm cao, cỗ đầy, đốt rất nhiều vàng mã và cầu xin với nhiều nội dung khác nhau.
Điều kiện kinh tế ảnh hướng đến hành vi đi lễ chùa ở mức ĐTB 2,42 (mức trung bình), điều này chứng tỏ điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không cao. Như đã phân tích ở trên, thanh niên đi lễ chùa, họ là những người có tư duy thực tế và khá nhạy bén. Họ hiểu được rằng đến chùa là đến với Phật và điều quan trong hơn đa phần họ cho rằng Phật là thần linh, thần linh thì đã có đủ mọi phéo màu và quyền lực. Nếu như người già thường đề cao việc lễ vật để dâng lên đấng quyền lực thì với thanh niên có lẽ họ không nghĩ thế. Phật là đáng thần linh nên những vẫn đề liên quan đến vật chất của cuộc sống trần tục không ảnh hưởng đến họ. Cũng chính vì thề điều kiến kinh tế của bản thân và gia đình thanh niên ảnh hưởng đến việc đi lễ chùa của họ không nhiều.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế cá nhân và gia đình
ĐTB | ĐLC | TH | |
1. Mức độ thu nhập | 2,66 | 1,164 | 2 |
2. Số tiền tích lũy | 2,30 | 1,059 | 3 |
3. Tài sản của cá nhân, gia đình | 2,22 | 1,056 | 4 |
4. Khả năng vay mượn của cá nhân | 2,09 | 1,132 | 5 |
5. Quan điểm của cá nhân đối với việc chi tiêu | 2,87 | 1,305 | 1 |
Trung bình | 2,42 | 1.154 |
Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0
Quan điểm của cá nhân đối với việc chi tiêu có mực độ lựa chọn cao nhất với ĐTB là 2,87 và ĐLC là 1,30. Dù có điều kiện kinh tế tốt hay không thì quan điểm của cá nhân trong việc chi tiêu luôn là yếu tố quyết định đến các vấn đề liên quan đến chi
tiêu. Có người cho rằng chi tiêu sẽ đen lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống thì chắc chắn những người đó họ sẽ chi tiêu nhiều. Và ngược lại có những người cho rằng việc tiết kiệm chi tiêu mới đem lại cho họ niềm vui thì họ sẽ có cách chi tiêu phù hợp với nhu cầu và quan điểm đó của họ. Sức khoẻ tâm thần và nguy cơ của các rối loạn tâm thần trong một cộng đồng có ảnh hưởng tốt hơn hay xấu đi là do các điều kiện kinh tế xã hội. Sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ kết hợp với sự tăng lên các mức độ sang chấn tâm lý tới rất nhiều người trong khu vực. Thêm vào đó, sự mất ổn định về kinh tế và xã hội là hiển nhiên ở nhiều quốc gia, một số có liên quan đến “Hội chứng toàn cầu hoá” của nền kinh tế thế giới và tiếp tục hoặc phát triển sự bần cùng hoá của người dân vùng nông thôn hoặc những người văn hoá thấp. Mặc dù vậy, biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên bị chi phối nhiều nhất vẫn là quan điểm của cá nhân trong việc chi tiêu trong quá trình họ đi lễ tại chùa.
3.2.2.6. Đặc điểm của ngôi chùa
Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt, do vậy số lượng chùa chiền ở Việt Nam khá nhiều: “mỗi làng có một ngôi chùa thờ Phật, có làng to thì lập đến hai, ba ngôi chùa”. Kể từ khi Đổi Mới đến nay, có thể quan sát thấy khắp đất nước, người ta xây dựng, trùng tu chùa chiền. Hiện nay, cả nước có tới 14.775 tu viện, trong đó có 13.665 ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc Tông, 570 ngôi chùa thuộc Phật giáo Nam Tông, 540 ngôi chùa thuộc phái Khất sĩ. Riêng Hà Nội có tới gần 600 ngôi chùa. Mặc dù những hoạt động tôn giáo diễn ra trong ngôi chùa chỉ là một trong những biểu hiện về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, song các ngôi chùa hiện đang ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân. Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác. Đặc điểm của ngôi chùa ảnh hưởng
đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên với kết quả kháo sát sau:
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của đặc điểm ngôi chùa
ĐTB | ĐLC | TH | |
1. Ngôi chùa có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện | 2,77 | 1,16 | 7 |
2. Chùa mới, với phong cách hiện đại đọc đáo | 2,73 | 1,18 | 8 |
3. Chùa cổ, có bề dày lịch sử, nét đẹp cổ kính, uy nghi | 3,33 | 1,17 | 2 |
4. Sự đa dạng về các loại hình nghi lễ, thờ cúng, các dịch vụ phục vụ lễ chùa | 3,09 | 1,22 | 3 |
5. Chùa có sư chủ trì là một tu sĩ chuẩn mực, uy tín | 2,81 | 1,17 | 5 |
6. Sự nổi tiếng về sự linh thiêng của ngôi chùa | 3,62 | 1,16 | 1 |
7. Sự đầy đủ của cơ sở vật chất về nội thất, vật phẩm, các đồ thờ tự phục vụ lễ chùa | 2,79 | 1,15 | 6 |
8. Giá trị của hệ thống kinh sách, văn bia còn lưu giữ ở chùa | 2,95 | 1,2 | 4 |
Trung bình | 3,01 | 0,76 |
Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0
Bảng số liệu trên cho thấy ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm ngôi chùa đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên có mức độ thừa nhận cao với ĐTB là 3,01; ĐLC là 0,67 (độ phân tán thấp). Điều này chứng tỏ yếu tố đặc điểm ngôi chùa ảnh hưởng ở mức độ khá nhiều đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ cho mục đích tín ngưỡng, chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng ni sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng Đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay không theo đạo nào thì đều có thể thăm viếng, nghe giảng kinh hoặc thực hành các nghi lễ Tôn giáo mà cụ thể ở đây là Phật Giáo.
Yếu tố sự nổi tiếng về sự linh thiêng của ngôi chùa; chùa cổ, có bề dày lịch sử, nét đẹp cổ kính, uy nghi; sự đa dạng về các loại hình nghi lễ, thờ cúng, các dịch vụ phục vụ lễ chùa được thừa nhận ở mức độ cao. Trong đó, yếu tố sự nổi tiếng về sự linh thiêng
của ngôi chùa xếp hạng cao nhất với ĐTB là 3,62; ĐLC là 1,16. Trên thực tế các ngôi chùa đều gắn liền với những quan niệm ví dụ như đến chùa Hà để cầu duyên, chùa Phúc Khánh cầu lộc…Sự nổi tiếng với sự linh thiêng về một lĩnh vực nào đó là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Điều này rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của họ, lứa tuổi thích khám phá, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Như khi được hỏi Anh Hoàng Xuân N trả lời: Tôi nghĩ đặc điểm của ngôi chùa sẽ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Vì khi đến bất kỳ chùa nào, trừ những ngôi chùa gần chỗ ở cho tiện, chúng tôi đều có sự tìm hiểu sơ qua về ngôi chùa đó. Nếu biết một ngôi chùa nào đó nổi tiếng thiêng liêng, có nhiều người khen thì chúng tôi sẽ đến cầu nguyện thử vận may cho bản thân”.
Xếp thứ hạng thứ hai là yếu tố chùa cổ, có bề dày lịch sử, nét đẹp cổ kính, uy nghi có ĐTB là 33,3 (mức độ cao); ĐLC là 1,17 (độ phân tán trung bình). Với tỷ lệ của các mức là: không ảnh hưởng: 5,8%; ảnh hưởng ít là 19,2%; ảnh hưởng khá nhiều là 31,7%; ảnh hưởng nhiều là 21,9%; rất ảnh hưởng là 21,5%. Với vè đẹp thâm nghiêm thanh tịnh của các ngôi chùa cổ, đem đến cho con người cảm giác chiều sâu trong cuộc sống. Thanh niên với phong cách hiện đại nhưng khi đến với tâm linh thì họ lại hướng về sự cổ kính, uy nghi. Xếp hạng thứ ba là yếu tố sự đa dạng về các loại hình nghi lễ, thờ cúng, các dịch vụ phục vụ lễ chùa, có ĐTB là 3,09; ĐLC là 1,22. Với tỷ lệ của các mức là: không ảnh hưởng: 10,0%; ảnh hưởng ít là 23,5%; ảnh hưởng khá nhiều là 30,6%; ảnh hưởng nhiều là 18,3%; rất ảnh hưởng là 17,5%
Mức độ lựa chọn thấp nhất với yếu tố ngôi chùa có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện có ĐTB là 27,7; ĐLC là 1,16. Với tỷ lệ của các mức là: không ảnh hưởng: 15,0%; ảnh hưởng ít là 27,9%; ảnh hưởng khá nhiều là 30,4%; ảnh hưởng nhiều là 18,3%; rất ảnh hưởng là 8,3%. Yếu tố chùa mới, với phong cách hiện đại đọc đáo ít ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên có ĐTB là 27,3; ĐLC là 1,18. Với tỷ lệ của các mức là: không ảnh hưởng: 17,5%; ảnh hưởng ít là 28,3%; ảnh hưởng khá nhiều là 22,9%; ảnh hưởng nhiều là 25,4%; rất ảnh hưởng là 5,8%.
Sự dung hòa của đạo Phật với văn hóa, tín ngưỡng bản địa còn thể hiện ở một số điểm như có quan điểm coi Phật cũng như vị thần, hiện diện ở mọi nơi, thấu hiểu được mọi tâm tư, nguyện vọng và hành vi của con người. Hay kiến trúc các ngôi chùa thường được bố trí theo kiểu “Tiền Phật, hậu Thần”, tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa Phật và Thần trong một không gian thờ cúng. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng có ảnh hưởng tới tập tục cúng lễ, tang ma của người Việt. Chính vì vậy, ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là nơi để người dân tới lễ Phật mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân. Như vậy, những ngôi chùa cổ, nổi tiếng về sự linh thiêng sẽ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.
3.2.3. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên
Kết quả tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên bảng 6 (phụ lục) cho thấy các số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig .000), các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên có tương quan với nhau. Mức độ tương quan của các yếu tố tương đối chặt. Trong đó, cảm xúc với Phật giáo với cơ chế tâm lý xã hội có mức độ tương quan chặt hơn với 0.601**. Điều này có nghĩa là cảm xúc khi thanh niên đi lễ chùa càng nhiều thì các cơ chế tâm lý xã hội khi thanh niên đi lễ chùa các được thể hiện rõ. Điều này hoàn toàn có lý vì cảm xúc chính là những rung động của thanh niên, cho dù là những cảm xúc âm tính hay dương tính thì nó cũng là cơ sở tạo nên một hiệu ứng tâm lý, hình thành cơ chế tâm lý chung tác động đến tinh thần của thanh niên khi họ thực hành các nghi lễ tại chùa. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên. Khi việc đi lễ chùa trở thành một cơ chế xã hội, một xu hướng chung của nhiều người trong xã hội, thì với tâm lý đám đông, sự ảnh hưởng đó sẽ tác động đến thanh niên và làm cho cảm xúc của họ đối với Phật giáo càng mạnh mẽ hơn. Mức độ tương quan chặt chẽ xếp thứ hạng sau là giữa yếu tố đặc điểm của ngôi chùa và yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc với chỉ số tương quan (0,599) đặc điểm của ngôi chùa bị chi phối nhiều bới truyền thống văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy,
ngôi chùa chính là di sản văn hóa dân tộc, là sự phản ánh các giá trị văn hóa của dân tộc nói chung, chính vì vậy cũng với sự phát triển sự biến đổi của các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc thì đặc điểm của ngôi chùa cũng có sự biến đổi cả về mặt hình thức và các quan niệm của con người.
Mối tương quan xếp thứ hạng lỏng nhất là giữa yếu tố điều kiện kinh tế xã hội và định hướng giá trị, với chỉ số tương quan (0,268). Thực tế cho thấy, những giá trị mà thanh niên đến với Phật giáo thiên nhiều về các giá trị tâm linh, giá trị tinh thần. Chính vì vậy, điều kiện kinh tế xã hội cũng có mối tương quan đến sự nhìn nhận, sự cảm nhận các giá trị, sự ý nghĩa đối với cuộc sống của thanh niên. Tuy nhiên, sự tác động đó không nhiều so với các yếu tố khác.
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội tại 3 trường Đại học có tương quan ở mức độ tương đối cao. Điều này chứng tỏ, nếu tác động lên yếu tố này sẽ có sự ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố còn lại. Chính vì thể, khi muốn tác động điều chỉnh hành vi đi lễ chùa của sinh viên cần quan tâm đến sự điều chính cho phù hợp đối với tất cả các yếu tố ảnh hưởng.
3.3. Kết quả nghiên cứu các trường hợp điển hình
Chúng tôi khảo sát 03 trường hợp điển hình để minh họa rõ hơn kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Trong đó chúng tôi lựa chọn 01 người đi lễ chùa ở mức thường xuyên; 01 người đi lễ chùa ở mức thỉnh thoảng; 01 người đi lễ chùa ở mức hiếm khi.
3.3.1. Người có mức độ đi lễ chùa thường xuyên
3.3.1.1. Thông tin về người được phỏng vấn
Nguyễn Hoàng D, là một trong những sinh viên có mức độ đi lễ chùa thường xuyên. Sinh năm 1996, hiện chị đang là SV năm thứ 4 của Trường Đại học Nội vụ Hà nội. Tình trạng sức khỏe tốt, chị D cho rằng mình là người rất vui vẻ, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, chị có rất nhiều bạn bè. Nơi sinh thành phố thái Bình; mức sống gia đình khá; hàng tháng chị có đi làm thêm với mức thu nhập từ 1-2 triệu; trong gia đình không