có ai theo đạo
3.3.1.2. Biểu hiện hành vi đi lễ chùa
Khi được hỏi, chị bắt đầu đi lễ chùa từ bao giờ, chị Nguyễn Hoàng D nói chị không nhớ rõ lắm, chị chỉ nhớ ngày nhỏ mẹ chị bảo chị rất khó nuôi nên tôi đã được bán khoán tại chùa. Từ đó mẹ chị tháng nào cũng theo hội để kêu cầu. Khi chị lớn lên được mẹ cho đi theo và việc đi chùa đã trở thành việc làm thường xuyên của chị. Và chị D cũng chia sẻ, khi tôi lớn lên, chính vì sự mặc cảm của bệnh viêm gan B mãn tính, sức khỏe của tôi không tốt, tôi không xinh đẹp để có nhiều người yêu quý và người yêu như bạn bè. Chị D cho rằng: “Động cơ chính của việc lên chùa của là do bế tắc trong cuộc sống, muốn tìm kiếm một suy nghĩ tích cực, cách nghĩ để bản thân như được giải thoát”. Ngoài ra chị đến chùa để cầu xin bản thân sẽ gặp điều mắn và bố mẹ người thân luôn khỏe mạnh. Đi lễ chùa để được hướng đến Phật, được học tấm gương và những lời dạy của ngài, để bản thân được hỷ xả. Như chị đã chia sẻ, cuộc sống có quá nhiều áp lực nặng nề, em cần một sự giải toả. Cứ mỗi khi em cảm thấy chơi vơi không lối thoát em lại lên chùa cầu Phật. Cầu Phật xong, ít nhất tâm em thanh thản. Nhờ vậy mà có lúc em thấy mình thông minh hơn để giải quyết những rắc rối của mình.
Nhận thức khi đi lễ chùa, chị Nguyễn Hoàng D nhận định “Chùa là nơi thờ Phật, chị đi lễ chùa, thường trò chuyện với các sư và nghe giảng đạo, học hỏi những bài học quý giá mà Đức Phật để lại cho chúng ta”. Thời gian tôi đến chùa thì không xác định, vì tôi còn phải đi học và đi làm thêm nữa. Bất kỳ lúc nào rảnh tôi đến chùa, ngày rằm mồng 1 thì cố định, rất ít khi tôi không đến. Còn các ngày lễ của Phật thì tôi không nắm được vì tôi chưa nghiên cứu kỹ về các quy định của Phật. Khi được hỏi, Đức Phật là ai chị D trả lời: “Đã từng đọc cuốn về lịch sử Đức Phật, Đức Phật là người thực, là vị thái tử, cũng kết hôn và có một con trai, nhưng ngài đã từ bỏ danh thế đi tìm con đường giác ngộ, và ngài đã tu luyện thành Phật”. Chị D cũng lý giải thêm rằng, vì vai trò của những tư tưởng tích cực của Phật giáo nói chung với chị là vô cùng to lớn. Nên với chị Đức Phật như người có phép màu, đem đến cho chị niềm tin và nghị lực lớn lao, vượt qua mọi khó khan trong
cuộc sống.
Niềm tin khi đi lễ chùa, tôi rất tin ở đức phật, vì với tôi ngài là đấng thần linh, có khả năng đem đến cho con người nhiều điều tốt đẹp. Mỗi lần nhìn lên đức Phật tôi thấy nhẹ người lắm vì tôi có cảm giác như người hiểu tôi và tiếp thêm sức mạnh cho tôi để tôi vượt lên trên bệnh tất, để tôi vẫn tìm kiếm được những thứ phù hợp với tôi trong cuộc sống. Chị D nói: “Tin vào sức mạnh của Đức Phât và sự ảnh hưởng của ngài tới mọi người, một người có nhân cách siêu phàm, có thể đem đến cho con người sự chuyển biến mạnh mẽ về tinh thần như có phép màu”. Người đi lễ chùa coi sức mạnh của Đức Phật, một con người bằng da bằng thịt nhưng có sức mạnh phi thường như phép thần thông. Còn với giáo lý thì chị D khẳng định: “Tôi thấy những lời dạy trong giáo lý của Phật đều rất sâu sắc, rất đúng”. Nhiều người cho rằng giáo lý của Phật như một công trình nghiên cứu khoa học, rất chặt chẽ, lô gic và có ý nghĩ thực tiễn lớn lao.
Về hành động khi đi lễ chùa, khi được hỏi, mỗi lần lên chùa chị thường sắm lễ gì chị Nguyễn Hoàng D trả lời: “Ngày lên chùa không cố định và mỗi lần lên chùa cũng không cố định sẽ mua gì, thường sẽ mua hoa và quả, cũng có lần đến nhưng không mua lễ gì, chỉ vái lạy”. Chị D giải thích cho điều này: Thứ nhất, em nghĩ lễ Phật là thành tâm nên tôi không nặng nề là tôi cần phải mua đủ đồ lễ như các bà các chị; Thứ hai tôi cũng không có điều kiện để làm điều đó. Hoa tươi và quả gì đó là thứ đồ bày tỏ lòng thành kính của tôi với đức Phật. Sau khi lễ xong hoa em cắm lại vào lọ của chùa, còn quả thì tôi biểu sư một nửa, em đem về một nửa. Nếu có sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi, tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện. Hành động thực hành nghi lễ, chị D nói: “Trong khi hành lễ thường thắp hương và luôn lưu ý không đứng ngay chính giữa điện, trước tượng Phật hoặc Tam bảo, mà nên đứng chếch sang một bên, thể hiện sự tôn kính của người hành lễ đối với Phật tổ và các vị thánh thần”. Chị D cũng chia sẻ với chúng tôi các bước chị thường làm khi lễ chùa. Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông. Sau khi đặt lễ ở ban Đức
Có thể bạn quan tâm!
- Sức Lôi Cuốn Của Phật Giáo Đối Với Sinh Viên Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa
- Tần Suất Xuất Hiện Các Thành Tố Động Cơ Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên
- Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Kinh Tế Cá Nhân Và Gia Đình
- Giải Pháp Định Hướng Hành Vi Cho Sinh Viên
- Với Lãnh Đạo Nhà Trường Đại Học
- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 22
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3.3.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa
Chị Nguyễn Hoàng D cho rằng, ngay từ nhỏ, em vẫn con nhớ, mỗi lần đến chùa em luôn đặt rất nhiều sự hy vọng vào đấng thần linh, mặc dù chưa ý thức được chùa là nơi thờ Phật, hay thần thánh. Mẹ em vẫn thường nói, con cứ mong muốn điều gì, con cầu xin, rồi con sẽ đạt được. Chính vì vậy, ở quê tôi lúc bầy giờ có các hội, hàng tháng sẽ đi đến lễ ở nhiều chùa khác nhau, em không sót buổi nào. Trước các kỳ thi, em đều cầu xin, em luôn duy trì điều này vì kết quả học tập của tôi luôn tốt. Việc đi lễ chùa rất có giá trị với chị, đây là một việc hỗ trợ cho tôi rất nhiều cho mảng tinh thần trong cuộc sống của chị và chị luôn mong muốn làm việc này. Chị nói: “Mỗi lần lễ chùa, thấy mình thanh thản, đầu óc thông thoáng hơn rất nhiều và em biết mình cần phải làm gì để cuộc sống có ý nghĩa hơn”. Mọi người trong gia đình và bạn bè rất ủng hộ em và bản thân em thấy đi lễ chùa có ý nghĩa rất quan trọng.
Cảm xúc với Phật giáo, em rất ngưỡng mộ đức Phật, em tin tưởng những nôi dung trong giáo lý và rất gay tìm đọc các bài viết về lời dạy của Phật, em rất tôn trọng, kính nể các vị tu sĩ. Theo em đạo Phật là tư tưởng tiến bộ và rất phù hợp với lối suy nghĩ của con người đặc biệt là người Việt Nam.
Cơ chế tâm lý xã hội, tôi đi lễ chùa không theo tâm lý đám đông. Bản thân đức Phật đã là mẫu mực để tôi luôn hướng tới. Những gì tôi có được như ngày hôm nay cũng là nhờ tôi tim đến được với ngài, ngài soi lỗi chỉ đường cho tôi để tôi có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.
Truyền thống văn hóa dân tộc, việc thờ cúng phật rất phù hợp với truyền thống của dân tộc. Ở nhà tôi, bố mẹ vẫn thờ cúng tổ tiên và lễ cả Phật. Tôi nghĩ đây là một nét đẹp văn hóa mà chúng ta cần giữ gìn
Hoàn cảnh cá nhân, gia đình, có lẽ yếu tố thôi thúc tôi đến với Phật là từ hoàn cảnh cá nhân và gia đình. Từ việc đi cùng mẹ, theo sự hướng dẫn của mẹ. Đến việc học tập
cũng như cuộc sống của tôi không có nhiều sự may mắn như nhiều người. Tôi thường phải tự mình làm tất cả mọi việc, nên đến với Phật tôi được che chở. Đức Phật luôn là hình ảnh mẫu mực, luôn bên tôi dẫn đường chỉ lỗi cho tôi, tiếp thêm sức mạnh cho tôi.
Đặc điểm của ngôi chùa, đặc điểm của chùa không ảnh hưởng đến việc đi lễ chùa của tôi. Miễn đó là một ngôi chùa thờ Phật. Vì tôi đến lễ chùa là tôi đến với đức phật, tôi đến để tìm kiềm sự an yên trong cuộc sống từ chính ngôi chùa của Phật chứ tôi không quan tâm nhiều đến việc bày trí thờ tự hay sự độc đáo của ngôi chùa.
Nhận xét: Chị Nguyễn Hoàng D là người có động cơ, nhận thức, niềm tin và hành động ở mức độ cao với việc đi lễ chùa. Động cơ thôi thúc chị đi lễ chùa cũng là những yếu tố thuộc về bản thân chị, do sự kém may mắn ở cuộc sống hiện tại. Chị có nhận thức rất đúng đắn về việc đi lễ chùa và có niềm tin sâu sắc với đức phật, giáo lý của đọa phật và các tu sĩ của chùa. Hành động lễ chùa chùa của chị rất chuẩn mực, thực hiện theo đúng những quy định của chùa. Đối với chị D, yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất đối với việc đi chùa của chị là từ truyền thống của gia đình. Từ mẹ là người thường xuyên đi lễ chùa nên việc đến chùa và hướng những suy nghĩ của bản thân đền với Phật Giáo đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, thôi thúc việc đi lễ chùa của chị.
3.3.2. Người có mức độ đi lễ chùa thỉnh thoảng
3.3.2.1. Thông tin về người được phỏng vấn
Một trong những sinh viên có hành vi đi lễ chùa ở mức độ thỉnh thoảng, là anh Hoàng Xuân Ng, giới tính nam, năm sinh 1997, tình trang sức khỏe bình thường, tính cách rất năng động, vui vẻ, thân thiện và hòa đồng cùng mọi người. Anh là người khá sôi nổi, mặc dù vậy nhưng tỏ ra rất chu đáo nhẹ nhàng và biết quan tâm đến những người xung quanh. Nơi sinh Phúc Yên, Vĩnh Phúc, đã có người yêu được hơn 2 năm. Bố mẹ đều là công chức nhà nước, gia đình có 4 người, mức sống gia đình thuộc khá, trong gia đình không có ai theo đạo.
3.3.2.2. Biểu hiện hành vi đi lễ chùa
Động cơ khi đi lễ chùa, thỉnh thoảng tôi đi lễ chùa, tôi chủ yếu đi cùng người yêu,
chúng tôi đến là để cùng nhau thư giãn và cầu xin sự phụ hộ của đức Phật. Cả hai chúng tôi đều là sinh viên năm thứ 3, chỉ còn hơn 1 năm nữa là chúng tôi ra trường. Chúng tôi đến để cầu xin cho tình yêu của chúng tôi có thể duy trì bền lâu, ra trường cả hai sẽ tìm được công việc với mức thu nhập khá chút để cuộc sống đỡ vất vả. ngoài ra a Ng chia sẻ: “Cảm giác có một sự thôi thúc tự hướng mình đến chùa đền những nơi tâm linh. Không đi chùa thường xuyên, nhưng bản thân luôn có suy nghĩ hướng đến một thế lực siêu nhiên, tin là có thật để trấn an bản thân mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống”. Anh Ng từ khi có bạn gái thì số lần đi lễ chùa của anh nhiều hơn, do cả hai cũng tin vào Đức Phật và cùng cầu nguyện và mong muốn đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống đặc biệt là trong việc học, công việc và tinh yêu.
Nhận thức khi đi lễ chùa, chùa là nơi thờ Phật là nơi để con người có thể đến để tĩnh tâm hoặc học theo giáo lý của đạo Phật. Em và bạn thường đi lễ chùa vào ngày mồng 1 hàng tháng, còn những ngày khác thì tùy theo điều kiện, có thể là khi rảnh rỗi hoặc ngẫu hứng. Anh Ng chia sẻ: “Chùa thờ Phật, Đức Phật là người chuyên chỉ bảo cho con người về con đường giái thoát, đến với kiếp sau hưởng lạc. Nhưng một người mà có thể hiểu, phát hiện và làm được những điều kỳ diệu như vậy thì chắc sẽ có phép màu. Nhận thưc của anh Ng cũng như đại đa số đông của những người đi lễ chùa, nhận thức đúng và chùa thờ Phật những Đức Phật là ai thì hiều chưa đầy đủ.
Niềm tin khi đi lễ chùa, luôn tin đức Phật là người soi đường chỉ lối cho con người. Ngài sẽ luôn dõi theo và giúp chúng em vượt qua những khó khăn. em rất tin vào quy luật nhân quả của đạo Phật nên bản thân luôn cố gắng sống chuẩn mực, sống tốt để hy vọng bản thân gặp điều may và để lại đức phúc cho các thế hệ sau. Đức Phật không phải là đấng thần linh nên Ngài không bắt buộc chúng sinh phải tin vào Ngài một cách tuyệt đối. Ngược lại, Đức Phật dạy chúng sinh phải tư duy quán chiếu, suy nghiệm những lời Phật dạy một cách khách quan, đứng đắn thì mới có lợi ích cho mình. Đức Phật muốn chúng sinh thấu hiểu chánh pháp để thấy biết đúng, suy nghĩ đúng mà có cuộc sống thanh bình an lạc thì lúc đó con người đâu còn tin vào tà kiến, mê tín dị đoan.
Hành động chuẩn bị hành lễ của anh Ng, a chia sẻ “Lễ chùa chủ yếu bằng sự thành tâm với Đức Phật. Có thể mua mua lễ, những những hành động như: chen nhau để nhét tiền vào tay tượng, xoa bụng, xoa chân tay, xoa đầu tượng rồi xoa lên mặt mũi mình để mong cầu may mắn, đó là hành động rất phản cảm”. Hành động đó thể hiện sự bất kính và sai trái nhất. Tôi nghĩ đồ lễ không quan trọng, chủ yếu là thành tâm. Có những hôm tôi không mua gì chỉ đến chắp tay vái lạy ngài thôi. Mua đồ lễ thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu có điều kiện nhiều thì cung tiến cho chùa hoặc mua lễ vật nhưng cái đó vẫn là thể hiện tấm lòng của mình thôi. “Mặc quần dài, áo phông hay sơ mi…nói chung là cần có sự chuẩn bị về đồ mặc, nếu đến chùa mà ăn mực không nghiêm trang, đối nghịch lại với khung cảnh, điều đó không phù hợp”
Hành động thực hành nghi lễ, anh Hoàng Xuân Ng chìa sẻ: “Đã đến chùa thì phải thể hiện thái độ tích cực, sự tôn kính đối với kể cả những người xung quanh và cảnh vật, vì đây là chốn linh thiêng”. Thời gian đầu lễ chùa em có quan sát một số người lễ chùa tôi thấy mọi người thực hành nghi lễ không giống nhau. Còn với em thì cũng tùy từng hôm, nhưng tôi không nặng nề việc này. Thường thì em vẫn đi theo trình tự lần lượt các ban, nhưng em không cố định cứ phải ban nào trước ban nào sau. Hành động thực hành nghi lễ thì anh Ng thực hiện theo ngẫu hứng, vì a cho rằng lễ Phật là tùy tâm, nên mình cứ làm những điều mà mình cho là đúng, phù hợp. Mình cố gắng không làm sai điều gì thì Đức Phật sẽ thấu hiểu.
3.3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa
Định hướng giá trị, việc đi lễ chùa có ý nghĩa với tôi, quan niệm của tôi là có thờ có thiêng nên những lúc có thời gian tôi vẫn đến lễ chùa. Tôi nghĩ đây là một hành động rất giá trị vì nó không khó mà đem lại cho con người những ý nghĩa to lớn, giúp cân bằng cuộc sông, giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi.
Cảm xúc với Phật giáo, tôi đi lễ chùa chủ yếu là để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi và cầu mong cho người thân luôn khỏe mạnh, đặc biệt là bố mẹ tôi.
Cơ chế tâm lý xã hội, xã hội hiện đại đi lễ chùa cũng trở thành một thói quen, mọi
người cứ rủ nhau đi chùa. Lớp tôi cũng vậy, đầu năm cũng rủ nhau đi chùa nọ chùa kia linh thiêng để cầu may mắn trong học hành thi cử và sau này khi ra trường nhanh có công việc như ý.
Truyền thống văn hóa dân tộc, tôi thấy các chùa hiện nay có rất nhiều các lễ hội phong phú, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc đang là điều được quan tâm. Tôi nghĩ nó phù hợp với xu hướng của nhiều người nên mới được mọi người ủng hộ như thế.
Hoàn cảnh cá nhân, gia đình, nhà tôi không có ai theo Phật nhưng từ ông bà, bố mẹ đều đi lễ chùa theo các hội. Chính điều đó cũng khiến tôi có niềm tin sâu sắc hơn với việc đi lễ chùa. Mẹ tôi luôn cầu mỗi khi anh em chúng tôi thi cứ, tôi thấy quả thật là tôi cũng có những may mắn nhất định. Và giờ tôi vẫn thường cầu xin, mặc dù nhiều khi tôi không đến chùa.
Đặc điểm của ngôi chùa, với mỗi ngôi chùa làng và giờ ngay cả ở chốn đô thi này, tôi thấy vai trò của sư rất quan trọng. Chùa phát triển có mạnh không phụ thuộc rât snhieeuf vào sư chủ trì. Nếu sư chủ trì khéo léo, biết nói chuyện để đem đến sự an vui, thỏa mãn được nhu cầu của mỗi người khi đến chùa thì chùa đấy sẽ thu hút được nhiều người thường xuyên tới lễ. Mỗi chùa có những đặc trưng riêng và khi đến em thường dành nhiều thời gian để ngắm những cảnh vật xung quanh chùa. Anh Ng không tiếp cận với các sư khi đến chùa nhưng cảnh vật của chùa là cái mà để lại cho anh nhiều sự ấn tượng nhất.
Nhận xét: Anh Hoàng Xuân Ng là người thỉnh thoảng mới đi lễ chùa. Cái yếu tố thôi thúc anh đến lễ chùa chủ yếu thuộc về bản thân. Mặc dù đi lễ chùa không nhiều nhưng anh nhật thức rất rõ chùa là nơi thờ Phật. A Ng đến lễ chùa chủ yếu vào ngày mồng một và các ngày khác khi có thời gian rảnh. Các biểu hiện trong hành động lễ chùa của anhcác biểu hiện đều ở mức độ trung bình. Định hướng giá trị và hoàn cảnh của bản thân và gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với anh trong quá trình đi lễ tại chùa.
3.3.3. Người đi lễ chùa ở mức độ hiếm khi
3.3.3.1. Thông tin về người được phỏng vấn
Một trong những sinh viên có hành vi đi lễ chùa ở mức hiếm khi là chị Hồ Bảo Ng, giới tính nữ, năm sinh 1998, sinh viên năm thứ nhất, tình trang sức khỏe bình thường, thích được vui chơi cùng một số bạn bè thân thiết, ước mơ sau này có công việc ổn định có cuộc sống bình an. Chị là người hơi trầm, sống khá nội tâm, luôn biết nghĩ cho gia đình và người thân. Nơi sinh: huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đã có người yêu được hơn 2 năm. Bố mẹ là công nhân, gia đình có 4 người, mức sống gia đình thuộc trung bình, trong gia đình không có ai theo đạo.
3.3.3.2. Biểu hiện hành vi đi lễ chùa
Động cơ khi đi lễ chùa, chị Hồ Bảo Ng là người rất hiếm khi đi lễ chùa. Mặc dù trong suy nghĩ của chị, chùa là chốn rất linh thiêng. Theo chị có rất nhiều lý do để con người đến chùa “Đến chùa có thể đến để học hỏi, đến để cầu xin hoặc để tĩnh tâm”. Với chị, nhiều khi mệt mỏi chị thường nghĩ đến việc đi lễ chùa để giải tỏa nhưng do động lực thúc đẩy chưa mạnh nên chị đã chưa thực hiện được ý định của mình nhiều lần. Những lần chị nghĩ đến việc đi lễ chùa chủ yếu là lúc tâm trạng không tốt và chị có đến chùa một lần. Chị cũng chia sẻ thêm, ở vùng nhà em không gần chùa nhưng mỗi lần lo sợ, đặc biệt với em là trong học hành thi cử. Em thường hay ra một chỗ cách nhà em không xa lắm dưới một gốc cây cổ thụ già rất to, em cầu nguyện và em thấy mỗi lần làm vậy như có một thế lực hỗ trợ em, em tin mình sẽ làm được việc và quả thực em đã làm được. Đợt thi Đại học vừa rồi em cũng thường xuyên cầu nguyện. Mặc dù rất hiếm khi đi lễ chùa nhưng chị Ng cho rằng: “Sinh viên đi lễ chùa chủ yếu là do mong muốn của bản thân”. Lý giải cho điều này chị Ng cho rằng, động cơ từ chính bản thân mình sẽ là động lực mạnh mẽ và bền hơn đẻ thúc đầy hoạt động của thanh niên
Nhận thức khi đi lễ chùa, khi được hỏi chùa thờ ai, chị Hồ Bảo Ng đã trả lời đúng là chùa thờ Phật. Chị đi lễ chùa không có ngày cố định, thường lúc chị cảm thấy thật áp lực, bế tắc trong cuộc sống thì chị đến chùa, chủ yếu là để tìm kiếm sự bình yên. Chị cho rẳng đức Phật là nhân vật huyền thoại, không biết có thật không. Ngày trước, khi chưa hiểu đúng Đức Phật là ai, cứ tưởng Đức Phật là vị thần linh có phép thuật muôn màu,