Khái Niệm, Nội Dung Và Vai Trò Của Bảo Hiểm Xã Hội


giải pháp xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015;

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng cho nên đề tài chưa đề cập sâu đến hoạt động thu BHXH như: Các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Luận văn đưa ra giải pháp áp dụng các chế tài xử phạt nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội, chế tài xử phạt nợ đọng BHXH đối với doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng thực thi các chế tài xử phạt nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt.

4. Phạm vi nghiên cứu

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 3

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu lấy dữ liệu, số liệu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019.

Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào tìm ra nguyên nhân từ việc thực thi các chế tài xử phạt nhưng vẫn dẫn đến nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.

5. Câu hỏi nghiên cứu

5.1. Câu hỏi chủ đạo


Cần tiến hành giải pháp áp dụng các chế tài xử phạt như thế nào nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp?

5.2. Các câu hỏi cụ thể

- Quận Thanh Xuân đã thực thi các hình thức xử phạt nhằm giảm tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa chấm dứt?

- Áp dụng các chế tài xử phạt như thế nào để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp?

6. Giả thuyết nghiên cứu

6.1. Luận điểm chủ đạo

Để hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, cần tiến hành giải pháp áp dụng các chế tài xử phạt phân ra thành nhóm đối với thủ tục hành chính, đối với cơ quan BHXH, đối với trách nhiệm của các bên liên quan, đối với người sử dụng lao động.

6.2. Luận điểm cụ thể

- BHXH quận Thanh Xuân đã áp dụng một số biện pháp đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH như: thực hiện tính lãi chậm đóng, thực hiện việc đôn đốc thu nợ, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra giám sát nhưng tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp vẫn chưa chấm dứt do vướng mắc trong việc thực hiện các chế tài xử phạt, áp dụng các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

- Áp dụng chế tài xử phạt nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp thông qua xử lý hình sự.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu liên quan đến BHXH, thực trạng nợ đọng BHXH, áp dụng các chế tài xử phạt nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.

Cụ thể: Tác giả đã nghiên cứu Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Báo bảo hiểm xã hội, các bài viết liên quan đến Bảo hiểm xã hội và nợ đọng BHXH, Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, các báo cáo tài chính của BHXH quận Thanh Xuân từ năm 2014 đến năm 2019, báo cáo


tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2014 đến năm 2019 của BHXH thành phố Hà Nội.

- Tổng hợp phân tích số liệu, xử lý thông tin: Phân tích số liệu nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 8 người, bao gồm: 2 cán bộ BHXH thành phố Hà Nội, 2 cán bộ BHXH quận Thanh Xuân, 2 chủ doanh nghiệp nợ đóng BHXH, và 2 người lao động.

8. Luận cứ

8.1. Luận cứ lý thuyết

Các khái niệm: bảo hiểm xã hội là gì?, Nợ đọng BHXH là gì?, Doanh nghiệp là gì? Chế tài xử phạt nợ đọng BHXH là gì?

8.2. Luận cứ thực tế

Áp dụng nghiêm minh các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH giúp nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về chính sách BHXH, từ đó hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.

9. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội, và chế tài xử phạt.

Chương 2. Thực trạng thực thi chế tài xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Chương 3. Giải pháp và một số khuyến nghị hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHẾ TÀI XỬ PHẠT‌


1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội

Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (the Atlantic Charter of 1941). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây là mốc quan trọng ghi nhận giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trên toàn thế giới. [41]

Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì thuật ngữ này được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. Nói cách khác, nó góp phần giúp các thành viên trong xã hội và gia đình khắc phục sự suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập thực tế do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, và tử tuất; đồng thời cung cấp về dịch vụ y tế, trợ cấp gia đình có con nhỏ.

Theo D. Pieters bảo hiểm xã hội được hiểu với tư cách là một tổ chức được hình thành với mục đích h tương giữa người với người để đối phó với sự thiếu hụt thu nhập (chẳng hạn như thu nhập từ tiền công lao động), hoặc những tổn thất cụ thể khác. [41]

Sinfield thì đề nghị BHXH nên được định nghĩa là một cơ chế bảo đảm an toàn toàn diện cho con người chống lại sự mất mát về vật chất. Quan điểm của


Berghman cũng tương tự như thế, Berghman quan niệm rằng BHXH là một cơ chế bảo hộ toàn diện cho con người chống lại những tổn thất vật chất.

Theo Giancarlo Perone bảo hiểm xã hội là một hệ thống bao gồm những lợi ích và dịch vụ cung cấp cho công dân khi cần thiết, bất kể công dân đó làm công việc gì. [41]

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể xác định khái niệm BHXH như sau:

Dưới góc độ kinh tế: bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

Dưới góc độ pháp lý, Bảo hiểm xã hội là một chế định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình quân do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động hoặc khi chết.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. [42]

Ở Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. [27]

Cần phân biệt bảo hiểm xã hội với một số khái niệm có nội dung gần với nó như: bảo hiểm thương mại, an sinh xã hội, cứu tế xã hội v.v. . . .Khái niệm an sinh


xã hội có phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, những chế định cơ bản của hệ thống an toàn xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, trợ cấp gia đình, trợ cấp do các quỹ công cộng tài trợ, quỹ dự phòng và sự bảo vệ được giới chủ và các tổ chức xã hội cung cấp. Còn bảo hiểm thương mại chủ yếu mang tính chất tự nguyện, quan hệ bảo hiểm xuất hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm, phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm nhà nước rộng hơn so với bảo hiểm xã hội (gồm mọi cá nhân, tổ chức), mức hưởng bảo hiểm được đề xuất trên cơ sở mức tham gia bảo hiểm và hậu quả xảy ra.

Như vậy, có thể khái quát về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

1.1.2. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm xã hội

BHXH là một hệ thống đa dạng và phức tạp với những nội dung khác nhau.

Tuy nhiên, có thể tập trung vào 4 nhóm nội dung cơ bản sau [31]:

1.1.2.1. Đối tượng BHXH

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động. Mục đích của BHXH góp phần cân bằng thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng.

Mục đích, bảo đảm của BHXH là người lao động và gia đình họ theo quy định của pháp luật BHXH.

1.1.2.2. Các chế độ BHXH

Chế độ BHXH là những quy định về mức hưởng, điều kiện hưởng, và thời hạn hưởng cho người lao động. Tùy theo quan điểm tiếp cận của m i quốc gia sẽ quy định các chế độ BHXH khác nhau. Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ trợ


cấp cho những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm đau); chế độ BHXH cho lao động nữ khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản); chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ & BNN); chế độ chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử tuất); chế độ bảo hiểm tuổi già (gọi tắt là chế độ hưu trí).

Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lao động khi họ tham gia BHXH.

Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.

1.1.2.3. Quỹ BHXH

Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, được sử dụng để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm hoặc bị chết.

Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, dự phòng; vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Quỹ BHXH tạo ra khả năng giải quyết những “rủi ro xã hội” cho những người tham gia BHXH, giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí cho cả ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình.

Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn: (i) Nguồn đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước, đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất của quỹ. (ii) Từ nguồn tăng thêm do bộ phận nhàn r i tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi. (iii) Nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH. Ngoài các nguồn trên, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật của m i nước quy định.


Quỹ BHXH sử dụng để chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất); chi cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp (tiền lương, đào tạo…) và chi bảo đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác.

1.1.2.4. Tổ chức quản lý BHXH

Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế.

Quản lý BHXH cho thấy phương thức quản lý BHXH và các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý BHXH (bao gồm quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH).

Do điều kiện kinh tế – xã hội và chính trị của m i nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước được xây dựng khác nhau và vì vậy không có mô hình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước. Có một số nước giao cho một cơ quan Chính phủ đảm nhận cả chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ BHXH. Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu – chi BHXH) được giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý. Tuy nhiên, dù có tổ chức thế nào thì vẫn có hai nội dung quan trọng, đó là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH.

Quản lý Nhà nước về BHXH:

Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về BHXH bao gồm:

Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc gia:

Các quốc gia đều có sự quản lý thống nhất các hoạt động BHXH. Việc quản lý thống nhất là chỉ có Nhà nước mới ban hành luật pháp, chính sách định hướng hoạt động của hệ thống BHXH. Nhà nước định ra các chế độ BHXH, các nội dung cơ bản của BHXH; các chính sách BHXH đối với các nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023