Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở… Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Chính từ sự xuất hiện của lao động đã làm xuất hiện mối quan hệ giữa “người lao động” và “người sử dụng lao động”. Thực tế người lao động có thể có đủ sức khỏe, khả năng lao động, điều kiện tham gia làm việc, lao động để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác… Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Bên cạnh việc người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền lương hàng tháng thì họ còn cần phải chi trả một khoản tiền khi người lao động ốm đau, tai nạn, qua đời... Nếu như người lao động không xảy ra vấn đề gì thì người sử dụng lao động sẽ không phải bỏ ra chi phí gì nhưng đôi khi lại xảy ra dồn dập dẫn đến việc người sử dụng lao động phải mất một khoản tiền rất lớn.

Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…, đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn


thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn…); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.

Có thể nói, qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa nhiều vấn đề của giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với trình độ chuyên môn và nhận thức về BHXH của người lao động ngày càng được nâng cao, cách thức chủ động khắc phục khi có những sự kiện hoặc không may gặp những rủi ro xảy ra ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: sự chia sẻ. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người.

BHXH thuộc lĩnh vực phân phối lại, là một bộ phận trong hệ thống tài chính của một quốc gia. BHXH là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của tất cả các nước trên thế giới, vì nó liên quan trực tiếp đến con người và sự an toàn xã hội của m i quốc gia. Ở nước ta, BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với công cuộc đổi mới đang diễn ra trên khắp các lĩnh vực, chính sách BHXH cũng từng bước được sửa đổi để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH là một vấn đề cấp bách và cơ bản không những của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, mà còn cả những người lao động với tư cách vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của chính sách BHXH.

Chính sách BHXH đang là một vấn đề bức thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo đang có sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


chênh lệch khá lớn, do đó, người lao động cần có sự tương trợ của cộng đồng, phát huy vai trò của cộng đồng để giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống do các rủi ro mang lại. Với nhu cầu này, chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu vì cuộc sống tốt đẹp của con người và văn minh của toàn xã hội.

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 2

Quận Thanh Xuân là quận nội thành của Thủ đô có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Là một trong những quận có số dân đông và địa bàn thuận lợi cho việc giao lực, phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, Thanh Xuân là quận được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tọa lạc. Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện tập trung nhiều doanh nghiệp, đa số là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thuộc khối xây dựng, thi công cơ giới, xây lắp, cầu đường... trước tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ BHXH đã diễn ra thường xuyên và ở mức cao. Việc nợ BHXH gần như xảy ra trên toàn bộ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ. Việc các doanh nghiệp trốn nộp, chậm nộp diễn ra gần như trong suốt quá trình kinh doanh. BHXH quận Thanh Xuân cũng đã thực thi những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội nhưng tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp vẫn chưa chấm dứt. Trong thời gian vừa qua tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH còn nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động, gây ra những hậu quả trực tiếp tới người lao động và ảnh hưởng tới quỹ BHXH. Nợ đọng BHXH tại BHXH quận Thanh Xuân là một vấn đề khó xử lý, nan giải của các nhà quản lý. Thực tế, đã có chế tài luật hình sự quy định về tội trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động (Điều 216 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017) tuy nhiên, trên thực tế, rất ít thậm chí là chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, qua nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn công tác, học viên lựa chọn đề tài: “Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)” làm luận văn.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến nội dung bảo hiểm xã hội và cơ chế, chính sách đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các đơn vị hiện nay, tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu như sau:

Đức là quốc gia đầu tiên thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). Năm 1881, Thủ tướng Đức Otto Von Bismarck (1815-1898) đã đề xướng thiết kế chính sách BHXH bắt buộc trên cơ sở các tổ chức tự phát của người lao động hoạt động tương trợ lẫn nhau. Văn bản pháp lý đầu tiên là Luật Bảo hiểm Y tế (1883), tiếp theo là Luật Bảo hiểm tai nạn lao động (1884) và Luật Bảo hiểm hưu trí (1889). Mặc dù tỷ lệ hưởng chỉ ở mức thấp, bằng khoảng 30-40% lương, nhưng lần đầu tiên chế độ BHXH được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I (1914-1918), khi nhiều lao động mất việc làm, tình trạng thất nghiệp nhiều, nhà nước mới lần đầu áp dụng đánh giá gia cảnh để h trợ thất nghiệp, kết quả là năm 1927, Luật Bảo hiểm thất nghiệp ra đời, dựa trên sự kết hợp các dịch vụ hướng nghiệp, sắp xếp việc làm và trả một phần nhỏ bảo hiểm thất nghiệp.

Mặc dù nhà nước ban hành các quyết định cơ bản nhưng các quy tắc bổ sung lại do các tổ chức BHXH thông qua đại diện của người lao động, các tổ chức sử dụng lao động và các đại biểu quốc gia tự phổ cập và quản lý. Kế hoạch triển khai sẽ do các cá nhân, tổ chức, đơn vị đóng góp có liên quan, các thành viên là công nhân và người lao động có đủ điều kiện hưởng lợi. Nguyên tắc cơ bản là "phát huy công bằng xã hội", nghĩa là chính sách bảo hiểm dựa vào sự tương ứng quyền lợi bảo hiểm và quá trình đóng góp, và nguyên tắc này, sau đó đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Đức "mô hình nhà nước xã hội".

Mô hình Nhà nước phúc lợi của Lord Beveridge của Anh là mô hình ASXH tiêu biểu có cách tiếp cận khác được phát triển ở Anh vào năm 1942 trong Chiến tranh Thế giới thứ II với tên gọi là Báo cáo Beveridge. William Beveridge, một nhà lãnh đạo Ủy ban cải cách ASXH của Anh có nhiệm vụ cải cách hệ thống ASXH còn nhiều khiếm khuyết, thiếu hụt ở Anh. Bản báo cáo này không chỉ tham vọng có thể


giảm nghèo mà còn áp dụng nhằm cải cách và tái cấu trúc hệ thống ASXH, với nguyên tắc cải cách hệ thống bao gồm: thống nhất, phổ cập và toàn diện (Liam Byrne, 2012).

Thống nhất bao gồm hợp nhất các chi nhánh/tổ chức BHXH đang hoạt động thành một tổ chức tập trung trong tay Nhà nước. Mọi đóng góp phải được thanh toán vào một quỹ xã hội duy nhất và tất cả các lợi ích phải được thanh toán từ quỹ này. Theo nguyên tắc thống nhất này, Nhà nước phải thực hiện chính sách bảo hiểm cho tất cả các rủi ro xã hội (không chỉ cho người lao động như trong trường phái của Bismarck) đối với tất cả các thành viên của xã hội. Phổ cập được hiểu là mức độ các lợi ích xã hội được đảm bảo để chống lại mọi rủi ro, nhưng chỉ trên mức vừa đủ, nhằm kích thích n lực cá nhân bổ sung thêm từ các nguồn khác. Toàn diện được hiểu là hệ thống BHXH cần được áp dụng rộng rãi đối với mọi người dân Anh, giúp đáp ứng các nhu cầu của họ và họ được tự do đóng góp bảo hiểm ở mức độ tối thiểu (xã hội chấp nhận) nhưng không bị giới hạn về thời gian hưởng và không phải tương ứng với mức đóng góp cũng như mức thu nhập của cá nhân.

Đề xuất cải cách của Beveridge đã được chấp thuận và trở thành một trong những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm quốc gia năm 1946, thực hiện chức năng phòng ngừa các rủi ro về thất nghiệp, bệnh tật hoặc tuổi già, làm mất thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mặc dù ý tưởng về một hệ thống "bảo hiểm quốc gia" cho toàn dân là rất hấp dẫn, tuy nhiên trong thực tiễn không thực sự hiệu quả, do sự quản lý tập trung của Nhà nước về BHXH khiến cho hệ thống này bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương do các quyết định chính trị của Chính phủ. Hơn nữa, quyền lợi bảo hiểm như nhau, đòi hỏi mức phúc lợi phải thấp để không vượt quá mức tiền lương thấp nhất và thường quá thấp để h trợ gia đình.

Ý tưởng của William Henry Beveridge là ASXH phải bao phủ toàn dân, phải bao phủ các rủi ro và phải được sự h trợ của Nhà nước, nền tảng cho khái niệm Nhà nước phúc lợi mà các nước xã hội chủ nghĩa mong muốn. Ngược lại với Beveridge, mục tiêu của Bismarck cho rằng BHXH chỉ bao phủ những người lao động chính thức, có khả năng tham gia vào hệ thống bắt buộc đối với những rủi ro


đã được xác định rõ. Nói cách khác, mô hình Nhà nước xã hội của Bismarckian không thực sự nhằm vào người nghèo, mà hướng tới tầng lớp trung lưu và nhân viên văn phòng với số lượng ngày càng tăng trong xã hội.

Mô hình sàn an sinh xã hội (ILO 2012) được triển khai năm 2009 theo sáng kiến của Liên hiệp quốc với mục đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người được quốc tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Theo mô hình này hệ thống an sinh xã hội có ba tầng cơ bản như sau. Tầng thứ nhất là bảo đảm y tế tối thiểu (chăm sóc sức khỏe cơ bản và tham gia bảo hiểm y tế); Tầng thứ hai là thu nhập tối thiểu cho người nghèo, người thất nghiệp, người già và trẻ em và các đối tượng đặc biệt khác; Tầng thứ ba là bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng nhất định. Nguồn tài chính của tầng an sinh xã hội thứ nhất do nhà nước đảm bảo là chính thông qua nguồn thu từ thuế; Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các hình thức an sinh khác có đóng góp của người dân (hướng tới mọi đối tượng). Nguồn tài chính của tầng hai do doanh nghiệp và người lao động đóng góp là chính, nhà nước có thể h trợ một phần cho một số đối tượng. Nguồn tài chính của tầng ba do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước h trợ thông qua chính sách thuế thu nhập (Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự 2010).

“Report on International social security (Báo cáo An sinh xã hội thế giới 2014/2015)” của ILO đã khẳng định các chính sách ASXH đóng một vai trò thiết yếu trong việc thực hiện các quyền được BHXH cho mọi người, giảm đói nghèo – bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện. Bởi vì, các chính sách ASXH thúc đẩy tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất, thúc đẩy nhu cầu trong nước và tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, các quyền cơ bản của tất cả mọi người về an sinh xã hội vẫn còn là một khoảng cách xa với thực tế đối với một bộ phận lớn dân số thế giới, mặc dù sự cần thiết về đảm bảo ASXH đã được công nhận rộng rãi. Chỉ có 27% dân số thế giới có thể tiếp cận được hệ thống bảo hiểm xã hội một cách toàn diện, trong khi 73% chỉ


hưởng một phần bảo hiểm xã hội hoặc không được hưởng.

Báo cáo “Dự báo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý” do ILO thực hiện tại Việt Nam là một báo cáo nhấn mạnh đến sự bền vững về khía cạnh tài chính của Quỹ bảo hiểm xã hội. Theo nghiên cứu này, hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã bao phủ khoảng 20% lực lượng lao động ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra những rủi ro của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam: tuổi nghỉ hưu sớm trong khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa, chế độ chi trả hào phóng, chỉ có 47% doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (năm 2010). Nghiên cứu cũng dự báo rằng, nếu không thay đổi chính sách, đến năm 2021, Quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu thâm hụt và cạn kiệt vào năm 2034. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp: tăng tuổi về hưu, tính lại công thức đóng và hưởng, thay đổi cách thức đầu tư sinh lời của nguồn quỹ, tăng cường việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động có đủ điều kiện….

Đề án khoa học: “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”, Chủ nhiệm, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu - BHXH Việt Nam.

Đề án đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nợ BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và công tác quản lý thu nợ BHXH, BHYT trong thời gian 03 năm 2010-2012. Xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm chống thất thu, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng tiền đóng và giảm nợ đọng BHXH, BHYT như:

- Hoàn thiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan, giao thẩm quyền thanh tra về thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH, BHYT...

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo


hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội”, mã số CT 2007- 01- 02, chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Đ Nhật Tân.

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận, phương pháp luận các yếu tố tác động đến thu, chi và tăng trưởng quỹ BHXH; đánh giá thực trạng quỹ BHXH và khả năng cân đối của quỹ trong dài hạn thông qua việc phân tích các tác động từ những quy định mới về chế độ, chính sách BHXH theo Luật BHXH và những tác động mới của việc điều chỉnh tiền lương, tiền công của Nhà nước; Làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát quản lý hoạt động thu, chi và sử dụng quỹ BHXH; đề xuất các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH khi thực hiện Luật BHXH.

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng: đề cập đến quản lý thu, chi và tăng trưởng quỹ cho nên đề tài chưa đề cập sâu đến một số vấn đề liên quan đến hoạt động thu BHXH như: Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu BHXH.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”, mã số: KX.02.02/06-10, Chủ nhiệm đề tài, GS.TS Mai Ngọc Cường.

Trên cơ sở tổng quan về những công trình nghiên cứu, đồng thời xuất phát từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khu vực trong việc xây dựng hệ thống chính sách An sinh xã hội, đề tài làm rõ những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường;

Đề tài đánh giá thực trạng của hệ thống an sinh xã hội và việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, những thuận lợi và khó khăn, những thách thức đặt ra đối với hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay;

Phân tích xu hướng đổi mới hệ thống an sinh xã hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội của thế giới và những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội trong những năm tới để làm rõ các yêu cầu đặt ra đối với các vấn đề an sinh xã hội Việt Nam, đề xuất các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023