Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Của Các Doanh Nghiệp Còn Kém


Việc cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan Bộ, Sở đầu tư, UBND tỉnh, thành phố các cấp lại không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các đơn vị với cơ quan thuế, từ đó nhiều doanh nghiệp tuy có quyết định thành lập nhưng địa điểm và hoạt động ở đây, từ bao giờ, cơ quan thuế cũng như cơ quan ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp cũng không tìm ra. Đây là điều bất cập do những người hoạch định kết hợp thiếu chặt chẽ chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan.

Theo quy định, Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi của người gửi tiền (các doanh nghiệp) nên sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào Ngân sách nhà nước của đối tượng nộp thuế theo quy định cuả pháp luật chưa được thực hiện.

Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế - xã hội trong công tác quản lý thu thuế bị coi nhẹ dẫn đến các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được tình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương nên khi kiểm tra không so sánh đối chiếu được thực lực, khả năng nguồn hàng của địa phương cung cấp để từ đó có cơ sở đối chiếu, đấu tranh với các hành vi sai trái cũng như hoạch định chính sách kinh tế của địa phương.

3. Thiếu phương tiện công nghệ thông tin trợ giúp

Với cách ban hành và sử dụng hoá đơn như hiện nay thì công tác kiểm tra đối chiếu là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang đối chiếu theo phương pháp thủ công mà về nhân lực lại thiếu trầm trọng nên tình trạng bỏ sót phần lớn hoá đơn không được kiểm tra đối chiếu là chuyện dễ hiểu. Ngay cả khi, cơ quan thuế có thực hiện kiểm tra đối chiếu sẽ rất mất thời gian và công sức và đến khi phát hiện ra gian lận thì thời hạn thanh tra, kiểm tra đã hết, cơ quan thuế không có quyền phạt doanh nghiệp nữa.



Bán hàng Bán hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

DN1 (Thanh Hoá) DN2 ( HN)


Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 9

Bán hàng


HĐn

HĐ 1


DNn (TP HCM)

HĐ 2


……………


Với dãy các doanh nghiệp như trên, muốn đối chiếu hoá đơn thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp n (DNn), phải so sánh với thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp (n-1)Tương tự như vậy, hoá đơn GTGT đầu vào của doanh nghiệp sau là hoá đơn GTGT của doanh nghiệp trước. Muốn biết số thuế đầu vào của doanh nghiệp sau đã được thực nộp hay chưa thì cứ phải lần tìm đến doanh nghiệp đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp ở rất xa nhau về địa lý, mà lại đối chiếu chứng từ theo phương pháp thủ công thì sẽ mất một thời gian rất dài mới đối chiếu được hoá đơn GTGT một cách đầy đủ. Nhưng nếu có một hệ thống máy tính nối mạng internet ở tất cả các cơ quan thuế địa phương thì việc đối chiếu sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Hiện nay, các cơ quan thuế cũng đang bắt đầu sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác thu và quản lý thuế GTGT. Tuy nhiên, quy mô áp dụng còn rời rạc, không đồng nhất nên chưa mang lại hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin, mạng internet chỉ có hiệu quả thực sự khi nó được áp dụng đồng bộ ở tất cả các cơ quan thuế địa phương trên khắp cả nước vì khi đó mới có thể đối chiếu được thông tin từ các cục, chi cục thuế địa phương. Chắc chắn rằng sự áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thuế sẽ nâng cao cả số lượng và chất lượng của công tác thuế.

3. Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp còn kém


Nền kinh tế Việt Nam hiện nay dù đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của những tàn dư nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen với cách kinh doanh kiểu chộp giật, không tính đến cách làm ăn lâu dài mà chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. Vì thế mà họ tìm nhiều cách để trốn thuế, gian lận thuế chứ không đầu tư, nghiên cứu thị trường, tích luỹ kiến thức để làm ăn chân chính, phát triển dựa trên nguồn lực, sức mạnh của mình. Hơn nữa, trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó ưu tiên thành phần kinh tế tư nhân và thực tế ở sViệt Nam trong nhiều năm qua, thành phần kinh tế tư nhân mang lại sự thay đổi rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt của thành phần kinh tế tư nhân là kinh doanh thường với quy mô nhỏ, trình độ chuyên môn thấp, tự làm và hưởng phần lợi nhuận mà họ kiếm được, do vậy thành phần kinh tế này tiểm ẩn nhiều động cơ để thực hiện những hành vi gian lận, trốn thuế mà cơ quan thuế lại thường bỏ qua những doanh nghiệp tư nhân vì quy mô hoạt động nhỏ nhưng chính thành phần kinh tế này lại cần phải được quan tâm nhiều hơn, cần tuyên truyền, giáo dục cho họ nhận thức nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc nộp thuế. Ngoài ra, Nhà nước cần đổi mới các phương pháp giáo dục ý thức cho các doanh nghiệp.

4. Sự thoái hóa đạo đức của một số cán bộ chức năng

Trong số các vụ việc gian lận từ thuế GTGT bị phát hiện, có không ít các vụ việc được sự giúp đỡ từ phía các cán bộ nhà nước. Đặc biệt là các trường hợp chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước bằng cách lập hồ sơ xuất khẩu khống, chắc chắn là muốn lập được một bộ hồ sơ xuất khống thì doanh nghiệp phải được sự tiếp tay của các bộ Hải quan để làm thủ tục xuất hàng và có được giấy chứng nhận đã xuất hàng. Như vậy ngay chính cả các cán bộ nhà nước cũng vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các hành vi gian lận của doanh nghiệp thì nhà nước khó lòng kiểm soát được thực trạng gian lận của các doanh nghiệp.

5. Thói quen mua hàng không lấy hoá đơn của người tiêu dùng


Người tiêu dùng đôi khi vô ý tiếp tay cho doanh nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hoá đơn. Nếu là mua hàng để phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân thì họ càng không có động cơ để giữ hoá đơn vì họ sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Hơn nữa, nếu không lấy hoá đơn GTGT họ lại không phải trả thêm 10% tiền thuế GTGT. Vì thế mà thói quen và sự thiếu ý thức của người tiêu dùng cũng đã vô ý tiếp tay cho doanh nghiệp làm ăn gian dối. Cũng cần nói thêm rằng, để thay đổi thói quen của một tầng lớp người đông đảo trong xã hội không phải là chuyện đơn giản vì thói quen ấy gắn liền với đời sống văn hoá, xã hội truyền thống của cả dân tộc. Người dân Việt Nam từ bao đời nay quen đi mua sắm ở những chợ nhỏ, những hộ kinh doanh nhỏ và tất nhiên là ở những nơi như vậy thì họ không cần đến hoá đơn. Chỉ có một số bộ phận nhỏ tầng lớp dân cư thành thị gần đây mới có thói quen mua sắm ở các siêu thị hay đại siêu thị. Nhưng hầu hết phần lớn dân cư vẫn chưa hề có thói quen lấy hoá đơn GTGT khi đi mua sắm. Tuy nhiên, cũng cần nhận định rằng dù công tác tuyên truyền sâu rộng đến thế nào mà việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật không mang lại lợi ích cho các cá nhân thì việc nâng cao ý thức tự giác cho người dân cũng rất khó khăn. Vậy có nên chăng khi nhà nước ban hành quy định về giải thưởng cho những người tuân thủ đúng pháp luật thông qua hình thức vé số may mắn. Cụ thể là số hóa đơn được coi như con số may mắn và bất cứ người nào cũng có cơ hội trúng thưởng may mắn với số hóa đơn của mình.


Tiểu kết


Trong chương 2 vừa rồi, người viết đã cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin về thực trạng thực thi Luật thuế GTGT ở Việt Nam mà trong đó đáng lưu ý là thực trạng vi phạm của các doanh nghiệp. Từ đó cho thấy rằng, việc cải cách Luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay là vấn đề rất cấp bách. Để đưa ra được những giải pháp thực sự hiệu quả thì phải tìm những nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng thuế GTGT

như hiện nay. Vì vậy mà người viết cũng đã cố gắng đưa ra những phân tích sâu sắc nhưng dễ hiểu về các nguyên nhân của tình trạng gian lận và trốn thuế tràn lan ở


Việt Nam hiện nay. Trong chương 3, người viết đề xuất một số giải pháp để khắc phục được tình trạng như hiện nay.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH GIAN LẬN VÀ TRỐN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Trước tình hình gian lận và trốn thuế GTGT như hiện nay, buộc các nhà quản lý phải tìm ra những giải pháp để hạn chế và ngăn chặn tình hình gian lận và trốn thuế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đã có rất nhiều cuộc họp, cuộc hội thảo và các công trình nghiên cứu nhằm phân tích một cách sâu sắc nguyên nhân của thực trạng thực thi luật thuế GTGT ở Việt Nam để đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề bất cập đang tồn tại. Những nhận định và đề xuất này cũng được đưa ra trên nhiều góc độ quan điểm khác nhau. Người viết đã tổng hợp các ý kiến này và có những nhận định chủ quan của mình để cùng đưa ra một số giải pháp cho thực trạng gian lận và trốn thuế GTGT như hiện nay. Trong giới hạn của luận văn này, người viết xin đề xuất các giải pháp để khắc phục thực trạng gian lận và trốn thuế GTGT bao gồm: cải cách một số nội dung của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật doanh nghiệp; áp dụng chế độ tự kê khai, tự nộp thuế; hiện đại hóa phương thức thanh toán; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế; nâng cao ý thức của người dân.

I. Cải cách một số nội dung của Luật thuế Giá trị gia tăng

Mặc dù bước đầu thực hiện luật thuế GTGT vẫn có những thiếu sót, vướng mắc cần sửa chữa nhưng bản chất thuế GTGT là một sắc thuế tiến bộ được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đã áp dụng rất thành công. Vì vậy nhà nước ta phải quán triệt thực thực thi luật thuế GTGT, chống lại những tư tưởng tả khuynh, bàn lùi, phủ nhận mọi vai trò của thuế GTGT. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tình trạng các cơ quan pháp luật “đánh trống bỏ dùi” là chuyện thường thấy, điều này tạo ra những tiền lệ không tốt, khiến dân chúng không cảm thấy rằng pháp luật là nghiêm khắc và phải tuân theo pháp luật. Hơn nữa, việc thay đổi chính sách liên tục gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp vì mỗi lần thay đổi chính sách là các doanh nghiệp lại phải đầu tư cho công tác đào tạo cho nhân viên để tiếp thu những tư tưởng và cách làm mới phù hợp với các chính sách được ban hành. Nếu


các chính sách cứ ban hành được một thời gian, áp dụng thực tế không thấy hiệu quả lại bỏ đi và thay thế bằng các chính sách mới thì các doanh nghiệp sẽ rất vất vả trong việc thực hiện các chính sách đó. Để tránh được những hạn chế đó thì những người đưa ra chính sách phải phân tích những đặc điểm, tính chất của sắc thuế GTGT để nhận thấy thuế GTGT có những ưu điểm và hạn chế gì, những điều kiện của Việt Nam hiện nay đã phù hợp để thực thi luật thuế GTGT hay chưa, nếu áp dụng luật thuế GTGT thì gặp phải những vấn đề gì từ đó đưa ra giải pháp đón đầu để phòng trừ những hậu quả tiêu cực của việc thực thi luật thuế GTGT. Đó là những hoạt động để dự báo tác động của chính sách, nhưng công tác này ở Việt Nam thực hiện chưa tốt. Hơn nữa, chính sách của nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Do đó, mỗi sự thay đổi về chính sách của nhà nước đều có thể gây ra những phản ứng khác nhau từ phía doanh nghiệp. Do nhà nước và doanh nghiệp đứng trên hai phương diện trái ngược nhau, nhà nước thì tìm cách làm sao thu được càng nhiều thuế từ các doanh nghiệp càng tốt, còn các doanh nghiệp thì ngược lại, tối thiểu hoá các khoản chi là mục tiêu của họ nên việc dự báo tác động của việc thay đổi chính sách là rất cần thiết.

Vì vậy, những người làm chính sách cần lưu ý đến công tác dự báo tác động của các chính sách sắp đưa ra để có những chuẩn bị tốt hơn về cơ sở vật chất, nhân lực và tuyên truyền giáo dục cộng đồng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Cụ thể về các nội dung của thuế GTGT, người viết xin đưa ra một số góp ý như sau:

1. Chuyển các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ sang áp dụng hình thức thu thuế đơn giản theo tỷ lệ % trên doanh thu như hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện

Sở dĩ phải thực hiện như vậy là vì do đặc điểm kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, lại khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân, cá thể nên có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ. Doanh thu của các doanh nghiệp này


nhỏ, nếu lại áp dụng theo luật thuế GTGT thì khối lượng công việc cho các cán bộ thuế kiểm tra, thanh tra là rất lớn trong khi nước ta đang thiếu cán bộ thuế, đặc biệt là các cán bộ có chuyên môn vững chắc. Do vậy, việc áp dụng luật thuế GTGT một cách đại trà như hiện nay là không hợp lý. Nhà nước nên quy định một ngưỡng doanh thu cho các doanh nghiệp để quyết định doanh nghiệp đó áp dụng luật thuế GTGT hay áp dụng luật thuế thu nhập như trước đây để vừa đơn giản hoá việc thu thuế, vừa nâng cao chất lượng thanh tra đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT.

2. Thu hẹp các mức thuế suất

Để đơn giản hoá công tác thu và quản lý thuế GTGT, nhà nước cũng nên tiếp tục thu hẹp mức thuế suất xuống chỉ còn 2 mức thuế suất là 0% và 10%. Nhà nước ta đã điều chỉnh từ 4 mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất như hiện nay, nhưng về lâu dài, việc tiếp tục thu hẹp mức thuế suất thuế GTGT là cần thiết để đảm bảo cho một hệ thống thuế đơn giản, minh bạch, chặt chẽ trong quản lý, không phiền hà về thủ tục hành chính. Việc hướng tới áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế, theo phương pháp khấu trừ cũng là điều kiện để đơn giản hệ thống thuế GTGT. Vì hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và phương pháp tính thuế GTGT gián tiếp, vì thế mà cũng tồn tại hai hệ thống hoá đơn thuế GTGT. Theo lý thuyết, thuế GTGT tính theo phương pháp gián tiếp sẽ chặt chẽ hơn vì người ở khâu trước đã nộp thuế GTGT cho người ở khâu sau nên sẽ giảm được tình trạng thất thu thuế. Vì vậy, khi hệ thống quản lý của Việt Nam đã được đảm bảo tốt về cả mặt nhân sự và phương tiện hỗ trợ thì việc sử dụng thống nhất 1 phương pháp tính thuế là tất yếu.

3. Loại bỏ quy định khấu trừ cho các loại bảng kê

Thuế GTGT được quản lý hoàn toàn bằng hoá đơn đầu ra và đầu vào. Dựa vào những số liệu trên các hoá đơn này mà nhà nước có cơ sở để khấu trừ thuế, hoàn thuế và thu thuế. Thế nhưng hiện nay lại vẫn tồn tại những quy định về một số trường hợp mua bán hàng hoá không có hoá đơn mà vẫn được khấu trừ và hoàn thuế. Đó là các trường hợp mua bán hàng hoá nông, lâm, hải, thuỷ sản của nông dân

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*