Giai Đoạn Từ Năm 1995 Đến Trước Năm 2005


của những văn bản pháp lý này cũng chưa cao. Từ năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, miền Bắc bắt đầu xây dựng một nền kinh tế tập trung – kế hoạch hóa với hai thành phần chủ yếu là quốc doanh và tập thể, trong đó quốc doanh giữ vai trò then chốt, chi phối các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu mọi tư liệu sản xuất và vốn đã đề ra hệ thống chỉ tiêu bắt buộc trong tất cả các khâu: sản xuất, lưu thông, phân phối... Năm 1976, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO). Ngày 14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HĐBT ban hành “Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các quan hệ liên kết, góp vốn không có điều kiện để phát triển và trong hệ thống pháp luật cũng không có quy định về quyền sở hữu trí tuệ, do đó việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ không được pháp luật ghi nhận.

Việc góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định số 115-CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ. Đến năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời đã có đề cập đến việc góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh của bên Việt Nam và bên nước ngoài bằng một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể: bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật (Điều 7, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987). Quy định này, tuy mới sơ khai nhưng đã ghi nhận quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.


Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước tiến hành đổi mới kinh tế, thực hiện mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế cũ, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự đổi mới này đã tạo tiền đề cho kinh tế tư nhân phát triển. Đảng và Nhà nước ta không những thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân mà còn khuyến khích nó phát triển và khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân là: khách quan, lâu dài và tích cực. Nội dung quyền tự do kinh doanh của công dân bao gồm: Thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, lựa chọn quy mô kinh doanh, tổ chức quản lý kinh doanh, từ chối các yêu cầu trái pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cũng đến giai đoạn này, Luật sở hữu trí tuệ mới thực sự phát huy tác dụng. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra và được thể chế hóa tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.”

Trên thực tế, ngay từ trước năm 1992, một loạt các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ đã ra đời, tạo tiền đề phát triển cho công cuộc đổi mới, đó là Điều lệ Nhãn hiệu hàng hóa ngày 14/02/1982; Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp ngày 13/05/1988; Pháp lệnh chuyển giao công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam ngày 05/12/1988; Nghị định 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh bảo hộ quyền Sở hữu Công nghiệp ngày 11/02/1989; Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.


1.3.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005

Cùng với nhiều chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mới, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã đặt vấn đề “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ..., phát động phong trào quần chúng tiến sâu vào khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của sản xuất và đời sống; có biện pháp phát hiện kịp thời ngăn chặn và đình chỉ việc sản xuất, lưu thông hàng giả”. Trên tinh thần đó, chương trình hành động của Chính phủ năm 1997-2000 đã đề ra: “Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thực hiện thể chế bảo hộ sở hữu công nghiệp theo các tiêu chuẩn của tổ chức Thương mại Thế giới (Hiệp định TRIPS của WTO)”. Từ nhận thức và chủ trương như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, quan hệ sở hữu trí tuệ đã và đang được hình thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Vào đầu năm 1995, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta còn vận hành chủ yếu trên cơ sở các văn bản “dưới luật”, đó là Pháp lệnh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp (số 131-LCT/HĐNN ngày 11/02/1989) và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994. Ngày 28/10/1995 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Dân sự năm 1995, trong đã có Phần IV nói về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm 61 Điều luật về sở hữu trí tuệ. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vào trong Bộ luật dân sự là ở chỗ lần đầu tiên trong lịch sử của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước thừa nhận như một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản, và sự thừa nhận đã được thực hiện bởi cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc hội, chứ không phải là cơ quan quyền lực cấp dưới như trước đây. Tuy nhiên, trong phạm vi điều chỉnh của mình Bộ luật dân


Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 7

sự 1995 mới chỉ đề cập đến những đối tượng đã được nêu trong hai Pháp lệnh: Pháp lệnh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp (số 131-LCT/HĐNN ngày 11/02/1989) và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994. Còn một số đối tượng khác như: thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp chưa được đề cập tương ứng trong Bộ luật dân sự 1995. Để bổ sung văn bản bảo hộ các đối tượng nêu trên Chính phủ đã lần lượt ban hành các văn bản nhằm điều chỉnh những đối tượng nêu trên.

Trong đó, phải kể đến những văn bản đó là Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 về Sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001) quy định chi tiết về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Văn bản này một mặt cụ thể hóa các quy định nêu trong Chương 2 Phần VI Bộ luật dân sự; mặt khác quy định thêm về những thủ tục, trình tự hành chính, nhất là thủ tục đăng ký quyền đối với các đối tượng nói trên.

Ngày 03/10/2000 Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định 54/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Sau đó, ngày 20/04/2001 Nghị định số 13/2001/NĐ-CP về việc bảo hộ giống cây trồng mới lại ra đời. Về quyền tác giả, quyền liên quan, ngày 29/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/CP với nội dung hướng dẫn, giải thích các quy định nêu trong Chương I phần VI của Bộ luật dân sự. Tiếp đó ngày 2/5/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Tuy trong giai đoạn này, quyền sở hữu trí tuệ đã được


Nhà nước ta thừa nhận như một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu các tài sản khác.

Cũng tại kỳ họp thứ VIII, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII đã thông qua Luật Doanh nghiệp, ngày 21 tháng 12 năm 1990. Đây là mốc quan trọng trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ từ sau khi luật này được ban hành thì các công ty tư nhân mới được thành lập nhiều ở Việt Nam. Và cũng trong Luật doanh nghiệp, lần đầu tiên việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã được Nhà nước ta thừa nhận.

Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ đã được coi là một loại tài sản được dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Việc góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định số 115-CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ. Nhưng quyền này chỉ được dành cho các các nhà đầu tư nước ngoài còn phía Việt Nam không được ghi nhận quyền này. Chỉ đến Luật doanh nghiệp 1999, quyền sở hữu trí tuệ mới được ghi nhận là tài sản góp vốn đối với các nhà đầu tư trong nước. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Luật doanh nghiệp 1999 có quy định: "Góp vốn" là việc đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. Tài sản để góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp. Tại đây, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp và đã liệt kê các loại tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ đã được Nhà nước ta thừa nhận là một loại quyền dân sự đã được chủ sở hữu sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp.


Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời trên cơ sở rút kinh nghiệm sau nhiều năm thực hiện Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Doanh nghiệp thực sự tạo ra một bước cải cách mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong nước trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Sau 5 năm thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các quy định của pháp luật doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều hạn chế, vẫn còn những quy định mang tính chất phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và một số Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương đã khẳng định chủ trương xây dựng Luật thống nhất về doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999. Luật doanh nghiệp năm 2005 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, được đánh giá là bước tiến bộ trong hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Cùng với đó, trong Bộ Luật Dân sự 2005 được Quốc Hội khóa XI, thông qua ngày 14/06/2005, thay thế Bộ Luật Dân sự năm 1995. Trong Bộ Luật Dân sự 2005, những quy định về sở hữu trí tuệ đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền sở hữu trí tuệ về


bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính chất riêng.

Cũng trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ và đã được thẩm định trong thực tiễn. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các yếu tố có liên quan, các hiệp định song phương bảo đảm thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ được ban hành ở cấp cao nhất. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với Bộ Luật Dân sự 1995. Nếu Bộ Luật Dân sự 1995 chỉ mang tính chất là một loại luật nội dung, điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản, thì Luật Sở hữu trí tuệ vừa là luật nội dung và là luật hình thức. Luật Sở hữu trí tuệ vừa quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, vừa quy định các trình tự và thủ tục để xác lập quyền, vừa quy định các cách thức để thực thi quyền. Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Chính phủ đã ban hành 2 chỉ thị, 5 nghị định; các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 4 thông tư và 4 quyết định. Hệ thống pháp luật hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo kết tinh tại các tài sản trí tuệ. Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đi vào cuộc sống và phát huy vai trò của nó. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ thể đã có bước tiến bộ đáng kể.

Sau 3 năm thực thi, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn một số tồn tại thể hiện ở những điều, khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế và bộc lộ những hạn


chế, bất cập từ thực tiễn thực thi trong những năm qua. Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với thực tiễn; tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, góp phần tạo ra chuyển biến tích cực, có hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia và hội nhập quốc tế.

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã được ghi nhận và ngày càng hoàn thiện.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024