Góp Vốn Bằng Nhãn Hiệu Sông Đà Tại Các Doanh Nghiệp Mới Được Thành Lập

chức (định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trên http://vi.wikipedia.org). Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 4 Luật SHTT). Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Như vậy, sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu cần được quy định rõ trong pháp luật thực định.

2.2.2. Góp vốn bằng nhãn hiệu SÔNG ĐÀ tại các doanh nghiệp mới được thành lập

Nói đến việc "phát huy khả năng kinh tế của thương hiệu" như một luật sư gọi việc góp vốn bằng thương hiệu không thể không kể đến Tổng công ty Sông Đà. Kể từ khi được thành lập (năm 1960), Tổng Công ty Sông Đà đã được biết đến với việc xây dựng và đầu tư các dự án điện tại Việt Nam và trong 10 năm trở lại đây, Tổng Công ty đã và đang tiến hành đầu tư các dự án điện tại Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trong lĩnh vực xây dựng thủy điện, với vai trò là nhà thầu xây lắp, Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các dự án Thủy điện lớn tại Việt Nam, từ nhà máy Thủy điện Thác Bà đến các dự án Thủy điện: Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn - Sông Hinh... và hiện là Nhà máy Thủy điện Sơn La. Tổng Công ty đã thực hiện các dự án Thủy điện: Sêsan 3, Tuyên Quang theo hình thức Tổng thầu EPC. Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, các đơn vị tư vấn của Sông Đà đã tham gia tư vấn thiết kế hầu hết các dự án điện do Tổng công ty đầu tư và dự án điện khác ở trong nước. Ngoài ra, các công ty này còn tham gia các dịch vụ tư vấn như: Thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát cho các dự án điện và các dự án trong các lĩnh vực khác.

Với vai trò là chủ đầu tư các dự án điện, trong 15 năm trở lại đây, Tổng công ty Sông Đà chủ trì phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước đã và đang nghiên cứu thực hiện đầu tư 36 dự án Thủy điện vừa và nhỏ, với Tổng công suất 2.040 MW, tổng điện lượng 8.358 triệu KWH, tổng vốn đầu tư 21.980 tỷ đồng. Ngoài ra Tổng công ty Sông Đà còn liên doanh liên kết với các đối tác

trong nước để triển khai các dự án điện như: Dự án Thủy điện Nậm Mức, công suất 44 MW, Dakđring 125 MW, Luangprabang 1.400 MW và các dự án nhiệt điện: Nhơn Trạch 2, công suất 750 MW, Long Phú 2 công suất 1.200 MW.

Được biết đến là một Tổng công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng, trong những năm qua Tổng Công ty Sông Đà đã không ngừng khẳng định thương hiệu và vị thế của mình đối với khách hàng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nhiều thương hiệu như Satra của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (trong đó có thương hiệu Vissan, thực phẩm Cầu Tre)... lại chưa được tính đầy đủ khi cổ phần hóa, dù đây cũng là những thương hiệu nổi tiếng đã được xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước. Việc định giá "thương hiệu Sông Đà" của Tổng công ty Sông Đà được coi là cùng động thái xử lý như nhóm thương hiệu Satra của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn ở trên.

Tổng công ty Sông Đà đã ban hành "Quy chế Quản lý và sử dụng thương hiệu Sông Đà", theo đó các đơn vị thành viên đều phải có nghĩa vụ ký kết Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa Sông Đà với Tổng Công ty. Điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, là doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 26/TCT-HĐQT ngày 13/2/2007 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà, đăng ký kinh doanh số 0103016226 tại Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội. Vốn điều lệ một trăm tỷ đồng VN, trong đó, vốn bằng thương hiệu: 5.000.000.000 đồng (VN). Ngoài ra, có thể kể đến các Nghị quyết của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà (số 06/2007/TCT/HDQT, số 381/2007TCT/HDQT), "quy định giá trị thương hiệu Sông Đà là một phần vốn góp của Tổng công ty tương ứng 5% vốn điều lệ áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập mới như Công ty cổ phần thủy điện Cao Nguyên - Sông Đà; Công ty cổ phần Năng lượng Sông Đà" [29].

Các doanh nghiệp thành viên hoặc liên kết thuộc Tổng công ty Sông Đà khi ký hợp đồng sử dụng thương hiệu Sông Đà với Tổng công ty, đều phát hành hóa đơn, hạch toán như một khoản chi phí ra trước để sử dụng thương

hiệu và thực hiện phân bổ dần hàng năm và không hạch toán vào TSCĐ vô hình. Việc góp vốn bằng thương hiệu SÔNG ĐÀ đã gặp phải phản ánh từ một số nhà đầu tư rằng cùng là thương hiệu Sông Đà, nhưng tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau, vậy có hợp lý không? Việc áp giá trị này hoàn toàn mang tính chủ quan, mà theo ý kiến của các kiểm toán viên, đây là việc ghi nhận giá trị vô hình do nội bộ tạo ra là tài sản. Vậy thì ai là người có thể định giá chính xác được thương hiệu Sông Đà trong trường hợp này và tác dụng của việc "gắn mác" Sông Đà trên tên doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có những lợi ích cụ thể gì, định lượng bao nhiêu so với việc thiếu cái tên đó? Đáng lưu ý, trong thời gian tới, khi một loạt doanh nghiệp chuyển về dưới sự chủ quản của Tập đoàn Sông Đà, nếu họ chuyển tên để có "mác" Sông Đà thì có tính phần vốn góp bằng thương hiệu của Tập đoàn hay không? Giá trị là bao nhiêu?

Việc góp vốn bằng thương hiệu và ghi nhận giá trị thương hiệu góp vốn là tài sản cố định vô hình phải đặt câu hỏi, giá trị thương hiệu này có được định giá hợp lý không? Ai xác minh được giá trị này? Nó mang lại lợi ích cụ thể gì cho doanh nghiệp? Nếu coi thương hiệu là giá trị tài sản góp vốn thì doanh nghiệp có thể nghĩ ra nhiều "chiêu" để lách thuế, như đẩy phần vốn góp bằng giá trị thương hiệu lên cao. Đến tận thời điểm này, chưa có văn bản nào quy định riêng về góp vốn bằng thương hiệu/nhãn hiệu nên việc này thường được lập hợp đồng như các hợp đồng góp vốn thông thường. Khó khăn xảy ra là các doanh nghiệp thực hiện góp vốn bằng thương hiệu/nhãn hiệu - trên thực tế chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là góp vốn bằng tiền. Hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; và có nhiều vướng mắc nếu doanh nghiệp góp vốn muốn rút vốn, hay doanh nghiệp nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Thực tế quá trình cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay cho thấy phần lớn cổ phần được sở hữu bởi các doanh nghiệp vốn là

thành viên của các tổng công ty trước đây. Giá trị thương hiệu trong các doanh nghiệp cổ phần hóa này thường được xác định bởi công ty mẹ (là cổ đông chi phối), do đó không phải là giá trị hợp lý (là giá trị được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá) để được coi là đáng tin cậy.

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 10

Việc góp vốn bằng thương hiệu/ nhãn hiệu là một hiện tượng đã và đang diễn ra, nhưng đến nay vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể việc định giá và ghi nhận giá trị này. Có lẽ vì thế mà mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty kiểm toán có cách nhìn, cách "ứng xử" khác nhau, tạo sự thiếu đồng bộ trong hoạt động này. Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn việc góp và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu để tháo gỡ được vướng mắc cho các doanh nghiệp này.

2.2.3. Góp vốn bằng công nghệ vào Công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị

Hiện nay, việc góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư diễn ra còn rất ít. Mặc dù, Việt Nam không ngừng đưa ra các chính sách, các quy định pháp luật để thu hút đầu tư nước ngoài. Cái khó là phải làm sao giúp các bên tìm đến nhau và ngồi lại bàn đàm phán và đi đến thống nhất. Luật chuyển giao công nghệ hiện quy định các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư là tiền đề pháp lý cơ bản nhất cho hoạt động này.

Tổng công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa, tiền thân là Nhà máy Phân Lân Hàm Rồng, một doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ lực của Thanh Hóa phục vụ cho ngành nông nghiệp. Năm 1998, Nhà máy Phân lân Hàm Rồng tiến hành cổ phần hóa. Đến nay đã hơn 10 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với 100% vốn đóng góp của cổ đông. Công ty đã đạt được kết quả ổn định trong sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm của Công ty như: Phân bón Hàm Rồng, gạch ngói Sơn Trang đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Năm 2007, Tổng công ty CP Hàm Rồng đã chọn đối tác Trung Quốc (Viện Nghiên cứu hóa chất Thượng Hải và Công ty Phân

bón Vân Nam) cũng liên doanh tham gia góp vốn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân NPK chất lượng cao, công nghệ tạo hạt bằng hơi nước, với công suất 100.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư là 4 triệu USD va dự tính Nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2009.

Dưới đây là một số nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón NPK chất lượng cao theo phương pháp tạo hạt bằng nước được giao kết giữa:

Bên giao: Viện nghiên cứu hóa chất Thượng Hải

Địa chỉ: 345 - Đường Yunling - Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc Bên nhận: Công ty TNHH Liên doanh phân bón Hữu Nghị (Liên

doanh giữa Tổng công ty CP Hàm Rồng, Viện Nghiên cứu hóa chất Thượng Hải và Công ty Phân bón Vân Nam). Địa chỉ: Khu công nghiệp và Đô thị Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, công nghệ được chuyển giao là toàn bộ các giải pháp để sản xuất ra sản phẩm phân bón NPK chất lượng cao tạo hạt bằng hơi nước, kèm theo các tài liệu, bao gồm:

a. Bản vẽ, sơ đồ và thiết kế kỹ thuật cho sản xuất và lắp đặt;

b. Các chỉ tiêu kỹ thuật;

c. Danh mục, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng;

d. Bảng tính toán tổng hợp (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, lao động...);

d.n Quy trình và số liệu cho kiểm tra va thử nghiệm, quy trình kiểm tra chất lượng Sản phẩm;

e. Quy trình sản xuất và lắp ráp;

g. Cẩm nang hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị;

h. Phần mềm máy tính;

Bên giao đồng ý chuyển giao cho Bên nhận (Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh phân bón Hữu Nghị) công nghệ mà Bên giao đã và đang sử dụng để sản xuất các sản phẩm phù hợp với các chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và bảo vệ môi trường nêu trong Phụ lục của Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Về phương thức thanh toán: "Hai Bên thỏa thuận đưa giá trị công nghệ được chuyển giao vào góp vốn của Bên giao công nghệ trong Dự án đầu tư của Bên nhận với giá trị là 64.410 USD" [29]; giá trị công nghệ được chuyển giao tính vào vốn góp của Bên giao công nghệ trong Dự án đầu tư của Bên nhận khi hoàn thành chạy thử kiểm tra, nghiệm thu, cấp Giấy chứng nhận sẵn sàng chạy thử kiểm tra, nghiệm thu, cấp Giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức.

Theo Luật Chuyển giao công nghệ (Điều 8, Điều 22 và Điều 43) và Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, chủ sở hữu công nghệ, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ; và tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư; giá trị góp vốn là giá chuyển giao công nghệ được thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp các bên có thỏa thuận góp vốn bằng công nghệ, sau khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và được các bên xác nhận thì giá trị công nghệ mới được tính vào vốn góp của bên giao công nghệ trong dự án đầu tư hoặc vốn góp của doanh nghiệp.

Chuyển giao công nghệ có hai dạng là chuyển giao quyền sở hữu công nghệ và chuyển giao quyền sử dụng công nghệ. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, bố trí mạch tích hợp bán dẫn,... thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hay chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Một trong những phương thức thanh toán trong hợp đồng chuyển

giao công nghệ là chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp. Nghĩa là trường hợp các bên có thỏa thuận góp vốn bằng công nghệ, sau khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và được các bên xác nhận thì giá trị công nghệ mới được tính vào vốn góp của bên giao công nghệ trong dự án đầu tư hoặc vốn góp của doanh nghiệp (Điều 3 Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ).

Đối với công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng. Đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ (Điều 17, Điều 18 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006).

Trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bên được quyền thỏa thuận giá công nghệ chuyển giao nhưng việc định giá công nghệ không phải là đơn giản, thậm chí còn phức tạp và tốn kém, bởi công nghệ cũng là tài sản vô hình. Hơn nữa, chi phí để tạo ra công nghệ chưa chắc đã phản ánh hoàn toàn đúng với giá trị của công nghệ. Việc định giá cộng nghệ vẫn còn rất mới mẻ đối với nước ta nên việc nghiên cứu phương pháp luận và tìm hiểu các phương pháp định giá là cấp thiết vì không những nó giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, mà còn tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài...

Một số phương pháp định giá công nghệ được sử dụng bao gồm phương pháp so sánh, cạnh tranh, quy tắc ngón tay cái, phân chia lợi nhuận, phương pháp chi phí, thị trường và phương pháp thu nhập. Mỗi phương pháp

đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và điều kiện áp dụng khác nhau. Để thúc đẩy hoạt động định giá công nghệ, nên sớm hình thành các tổ chức sự nghiệp chuyên sâu về định giá công nghệ, đặc biệt là tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ và cần có sự quản lý thống nhất trong toàn quốc về hoạt động định giá công nghệ để đảm bảo hoạt động này thực sự thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam trong tương lai. Các doanh nghiệp dù là bên mua hay bên bán cũng đều có nhu cầu về định giá công nghệ, định giá công nghệ bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nhanh chóng và thuận lợi. Định giá công nghệ là hoạt động phức tạp và tốn kém. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, để định giá một công nghệ trung bình, chi phí phải bỏ ra cỡ 20.000-30.000 USD. Như vậy không nên và không thể định giá tràn lan, phải có mục đích cụ thể và địa chỉ áp dụng cụ thể. Giá của công nghệ trong các hợp đồng chuyển giao nói chung là do bên mua và bên bán công nghệ thỏa thuận. Mặc dù vậy, cá nhân hoặc tổ chức tiến hành hoạt động định giá công nghệ phải định giá một cách khách quan, trung thực, dựa trên cơ sở khoa học và chịu trách nhiệm và kết quả hoạt động của mình. Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể cho phép các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước có thể chuyển giá trị công nghệ chuyển giao thành vốn góp đầu tư, kinh doanh.‌


2.3. PHÁP LUẬT GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY CÕN NHIỀU BẤT CẬP

2.3.1. Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật khác có liên quan

LDN năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của LDN năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024