Nội Dung Các Quy Định Pháp Luật Hiện Hành Về Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


CHƯƠNG 2‌

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đó là “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân”. Để cụ thể hóa mục tiêu, chủ trương trên tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2002) của Nhà nước ta đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt.” Đồng thời Hiến pháp cũng quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh”. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật trong nhân dân: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.

Những nguyên tắc hiến định trên đây, đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh, một trong những quyền cơ bản của công dân khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để cụ thể hóa các quy định có tính chất hiến định và làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình, Nhà nước ta đã ban hành các đạo luật để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu


phát triển của xã hội và cũng chính những nguyên tắc hiến định đó đã chi phối sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Nội dung của những quy định đó đã thể hiện việc nhà nước chính thức thừa nhận các lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu khi họ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời nhà nước cũng ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ và những biện pháp bảo vệ quyền lợi của những người tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tổng thể những quy định về thành lập doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn, phương thức góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn, thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn, hợp đồng góp vốn... bằng quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ và nhiều các đạo luật khác. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Điều này thể hiện tính chất phức tạp của quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Liên quan đến nội dung các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, cũng giống như các hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các tài sản hữu hình. Nó cũng bao gồm các quy định về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp như: chủ thể góp vốn, đối tượng góp vốn, điều kiện góp vốn, hình thức góp vốn, định giá tài sản góp vốn, thủ tục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


góp vốn... Trước tiên, khi nói đến hoạt động góp vốn chúng ta thường đề cập đến chủ thể góp vốn.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 8

2.1.1 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1.1 Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn. Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân có các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở Việt Nam hiện nay bao gồm: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Do đó, để các tổ chức, cá nhân có thể xác lập được quyền sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, tùy thuộc vào từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải tuân theo những căn cứ xác lập riêng, trên cơ sở những quy định của pháp luật.

a, Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, một số đối tượng quyền sở các đối tượng sở hữu trí tuệ được xác lập theo cơ chế tự động, không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký gồm quyền tác giả và quyền liên quan. Quyền tác giả là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình trực tiếp sáng tạo hoặc đầu tư vào quá trình sáng tạo. Chủ sở hữu quyền tác giả là các tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể: (i) là tác giả nếu tác giả sử dụng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; (ii) là các đồng tác giả nếu các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; (iii) là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác


giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; (iv) là tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật; (v) tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc một phần quyền nhân thân; (vi) là Nhà nước đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho Nhà nước. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan đã là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đây là các cá nhân, tổ chức không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm gốc, nhưng lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, hoặc chuyển tải tác phẩm đến với công chúng. Chủ sở hữu quyền liên quan là người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng. Cũng giống quyền tác giả, quyền liên quan được phát sinh từ thời điểm đối tượng quyền liên quan được định hình dưới một hình thức nhất định, bất kể chúng đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nếu tác giả đồng thời là chủ đầu tư sáng tạo ra tác phẩm thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư sáng tạo ra tác phẩm thì tác giả có các quyền nhân thân và chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền liên quan có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các


quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng có các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng. Tuy nhiên, đối với quyền nhân thân của tác giả, trừ quyền công bố tác phẩm và quyền nhân thân của người biểu diễn là quyền gắn liền với nhân thân của người đó và nó không được chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng cho người khác. Việc chuyển giao quyền chỉ có thể được các chủ sở hữu thực hiện đối với quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan có thể sử dụng quyền này để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng quyền tài sản của quyền tác giả và quyền liên quan.

b, Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập quyền theo thủ tục đăng ký bảo hộ

Quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng để được xác lập phải tiến thủ tục đăng ký để xác lập quyền. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể được độc quyền sử dụng và định đoạt các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ có một số đặc quyền trong một thời hạn nhất định. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; để thừa kế; tặng cho quyền sở hữu công nghiệp...

Theo đó, tuỳ thuộc mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp, việc xác lập quyền của chủ sở hữu sẽ tuân theo những quy định của pháp luật. Cụ thể:


(i) Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng. Để được bảo hộ chủ sở hữu nhãn hiệu phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bằng bảo hộ được gọi là: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” - đây là một chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.

(ii) Sáng chế (patent): là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các giải pháp này phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Các giải pháp kỹ thuật sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu nó đáp ứng được các điều kiện: có tính mới; có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Trong trường hợp, các giải pháp kỹ thuật nếu không phải là các hiểu biết thông thường, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ sở


hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế. Việc công nhận danh hiệu sáng chế được thực hiện thông qua việc cấp văn bằng. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế có thể là: tác giả sáng tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

(iii) Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cũng giống như đối với quyền sở hữu sáng chế và nhãn hiệu dựa trên việc tiến hành thủ tục đăng ký. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế có thể là: tác giả sáng tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

(iv) Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký.


(v) Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể tạo ưu thế cho người nắm giữa bí mật kinh doanh với những chủ thể khác. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

(vi) Thiết kế bố trí. Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện: có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại. Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí. Việc công nhận danh hiệu thiết kế bố trí được thực hiện thông qua việc cấp văn bằng. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thiết kế bố trí có thể là: tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí bằng chính công sức và chi phí của mình hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

(vii) Quyền đối với giống cây trồng. Giống cây trồng và vật liệu nhân giống đã trở thành đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ theo Công ước về giống cây trồng năm 1961. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất. Quần thể này đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. Quyền đối với giống cây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024