Định Giá Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Dùng Để Góp Vốn


dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Do đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ không phải là đối tượng được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Khi các chủ thể muốn sử dụng quyền đối với tên thương mại của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp thì phải chuyển giao cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và mọi hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại bởi quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu với chủ thể chuyển nhượng; quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Ba là, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được sử dụng để góp vốn phải còn trong thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể: văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn; bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn; bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp mỗi lần không quá năm năm; giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm; giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn hoặc kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc kết thúc mười năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.


2.1.3.3 Quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

Quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khai thác hoặc cho phép người khác khai thác lợi ích từ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của mình. Trong đó, (i) đối với sáng chế, quyền sử dụng sáng chế bao gồm các hành vi: sản xuất sản phẩm được bảo hộ, áp dụng quy trình được bảo hộ, khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ, lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ và nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ. (ii) sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi: sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. (iii) sử dụng thiết kế bố trí là hành vi: sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ; bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ; nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ. (iv) hành vi sử dụng bí mật kinh doanh là các hành vi: áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh. (v) sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được


bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. (vi) sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. Quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp là một phân quyền độc lập với quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Nó cũng có thể được chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân khác cùng sử dụng mà không làm mất đi giá trị của quyền sở hữu trí tuệ. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Do đó, về nguyên tắc thì quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng giống như việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng, để quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp ngoài việc các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp còn trong thời hạn bảo hộ và chỉ được góp vốn trong phạm vi được bảo hộ, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dụng còn cần tuân theo các hạn chế: quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao; quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó; bên được nhượng quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

chuyển quyền cho phép; bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu; bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

2.1.4 Định giá quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 10

Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản, khi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp chúng ta phải tiến hành xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, để xác định giá trị vốn điều lệ dự định đăng ký của doanh nghiệp sẽ được thành lập, cũng như để xác định quyền lợi của chủ thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp trong doanh nghiệp sẽ được thành lập. Về vấn đề này, pháp luật nước ta cũng đã có quy định: “Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.” [13, Điều 4]

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá [13, Điều 30].

Theo nguyên tắc trên, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được tiến hành định giá. Việc định giá này có thể do một tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện hoặc do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu quyền sở hữu trí tuệ được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên/cổ


đống sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó, nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai. Giống như việc định giá tài sản hữu hình, việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu như: so sánh, chi phí, thu nhập và thặng dư. Tuy nhiên, việc định giá tài sản trí tuệ khó khăn và có nhiều khác biệt so với tài sản vô hình. Để thẩm định giá trị tài sản vô hình, việc đầu tiên nhà định giá cần làm là xác định về mặt số lượng các dòng thu nhập hoặc lợi tức mà tài sản vô hình đã tạo ra. Theo hướng dẫn số 4 của Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, có ba loại phương pháp để thẩm định giá tài sản vô hình mà ta có thể áp dụng để định giá tài sản trí tuệ. Cụ thể là: phương pháp chi phí; phương pháp thu nhập và phương pháp thị trường.

Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập. Phương pháp định giá này dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức thu nhập/dòng tiền) mà tài sản sẽ mang lại trong tương lai.

Pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thực hiện bằng cách so sánh đối tượng định giá với các tài sản vô hình tương tự, hay các lợi ích sở hữu tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở.

Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí được tìm ra dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó. Trong khi thực hiện phương pháp chi


phí, chi phí của từng bước tạo ra tài sản phải được xác định, có sử dụng những lý thuyết và kiến thức được biết vào thời điểm định giá. Có hai phương pháp định giá dựa trên chi phí của tài sản vô hình đó là: Phương pháp dựa trên chi phí quá khứ và phương pháp dựa trên chi phí thay thế, chế tạo.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đối với mỗi lĩnh vực có thể sử dụng những phương pháp định giá khác nhau.

Một là, đối với các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật nói chung bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ sau: sáng chế, bí mật thương mại, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật như phần mềm máy tính. Đối với tài sản vô hình kỹ thuật, tất cả ba phương pháp thẩm định giá nói chung đều được áp dụng. Tuy nhiên, các chỉ số kết quả về giá trị của mỗi phương pháp thường được đánh giá khác nhau trong việc đi đến một kết luận giá trị, dựa trên số lượng và chất lượng của tài liệu trợ giúp được sử dụng trong mỗi phương pháp.

Hai là, Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nghệ thuật tài sản vô hình bản quyền. Tất cả ba phương pháp thẩm định giá đều có khả năng áp dụng đối với việc định giá bản quyền. Trong đó, phương pháp chi phí sử dụng phổ biến hơn phương pháp thu nhập và phương pháp thị trường. Do quyền bản quyền sẽ bảo hộ cho chủ sở hữu tác phẩm từ khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, mặc dù có đăng ký hay không đăng ký. Do đó, việc định giá bản quyền có thể căn cứ trên chi phí, công sức mà tác giả đã tạo ra sáng chế.

Ba là, Các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến marketing. Loại tài sản vô hình được coi là tài sản vô hình marketing bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại và các tài sản vô hình tương tự khác. Phương pháp thích hợp cho việc thẩm định giá cá tài sản vô hình marketing bao gồm ba phương pháp đó là phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập và phương pháp thị trường.


Bốn là, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến xử lý dữ kiện. Các tài sản trí tuệ liên quan đến xử lý dữ kiện bao gồm phần mềm máy tính và dự trữ số liệu trong máy tính điện tử. Sự bảo vệ tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đó dưới dạng bản quyền, phát minh, nhãn hiệu hoặc bí mật thương mại. Người ta có thể sử dụng một số phương pháp thích hợp để định giá các tài sản là quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến xử lý dữ kiện. Các loại phương pháp đó cũng nằm trong ba phương pháp chung đó là phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập và phương pháp thị trường.

Năm là, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật ứng dụng công nghệ. Tài sản vô hình quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật ứng dụng công nghệ bao gồm: kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại. Cũng như hầu hết các tài sản vô hình khác, tất cả ba phương pháp thẩm định giá đều có thể sử dụng trong phân tích quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, trong số những phương pháp này, phương pháp chi phí ít được sử dụng nhất; phương pháp thị trường được sử dụng trong một số trường hợp và phương pháp thu nhập được sử dụng phổ biến nhất.

Trên thực tế, chưa có một cơ quan nào có thẩm quyền quản lý và xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ. Điều này, đã tạo ra sự tự do rất lớn của các bên tham gia quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2005 và xu hướng chung của các các nước trên thế giới; tạo một không gian pháp lý thông thoáng cần thiết cho các bên thỏa thuận về giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, việc cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ lại không phải nộp thuế nên trên thực thế, để hướng tới việc khuếch trương thanh thế của doanh nghiệp, các bên trong quan hệ góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ thường nâng


cao giá trị quyền sở hữu trí tuệ lên nhiều lần so với giá trị thực tế. Việc đó có tác hại rất lớn, dễ tạo ra sự nhầm tưởng cho các đối tác về thực lực của doanh nghiệp có vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ và trên thực tế đã có nhiều trường hợp do có “uy tín ảo” nên doanh nghiệp không thực hiện những hợp đồng đã giao kết, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, cần tạo ra cơ chế bắt buộc để hạn chế việc các bên trong quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nâng cao gia trị của quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng là vốn góp vào doanh nghiệp.

2.1.5 Các thủ tục liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Góp vốn là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình thành lập doanh nghiệp, việc góp vốn được thực hiện song song với với việc thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Cam kết hoặc thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Trước khi tiến hành thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ các bên phải cam kết hoặc có thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên trong đó phải có các điều khoản chủ yếu: (i) chủ thể góp vốn; (ii) đối tượng và điều kiện quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn; (iii) thời hạn góp vốn; (iv) định giá quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn; (v) phương thức chuyển giao vốn góp; (vi) thời điểm góp vốn;

(vii) phương thức xử lý tài sản góp vốn khi hết thời hạn góp vốn hoặc khi doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.

Bước 2: Thông qua điều lệ Doanh nghiệp trong đó có ghi nhận tỷ lệ vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024