Khuyến Khích Cá Nhân Thành Lập Doanh Nghiệp


đầu tư. DNV&N, nhất là các doanh nghiệp tư nhân giờ đây có thể tham gia một cách bình đẳng vào môi trường cạnh tranh quốc tế giống như các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài. Qua nhiều năm thực hiện, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập được khung pháp lý cho sự phát triển của DNV&N với nòng cốt là “Luật thúc đẩy phát triển DNV&N”.

Hệ thống luật hỗ trợ cho sự phát triển của các DNV&N có thể được chia thành các mặt hỗ trợ sau:

2.1. Hỗ trợ về thuế


Để thúc đẩy sự phát triển của các DNV&N, chính phủ Trung Quốc đã ban hành những chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp. Những cải cách về thuế năm 1994 và 1998 đều hướng về các DNV&N. Năm 1994, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 33%. Để khuyến khích các DNV&N, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 18% nếu như lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp ít hơn 30 000 NDT, và 27% nếu lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn 30 000 NDT nhưng ít hơn 100 000 NDT. Thêm vào đó, mức thuế giá trị gia tăng là 17% nhưng từ tháng 7 năm 1998, đối với các doanh nghiệp thương mại nhỏ có doanh thu hàng năm ít hơn 1.8 triệu NDT thì mức thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm đi từ 4% và có thể giảm hơn nữa theo quy định. Tuy nhiên, cải cách trong thuế giá trị gia tăng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Giá trị gia tăng của các DNV&N hoạt động trong các ngành công nghiệp bị tính thuế cao hơn giá trị gia tăng thực tế và họ không được hoàn thuế. Để giảm gánh nặng về thuế giá trị gia tăng đối với các DNV&N, cần chuyển từ thuế giá trị gia tăng trên cơ sở sản xuất sang thuế giá trị gia tăng được định hướng bởi hoạt động tiêu dùng.

Theo Điều 24, luật “Thúc đẩy phát triển các DNV&N” có hiệu lực từ đầu năm 2003, Chính phủ sẽ giảm thuế và miễn thuế trong một thời hạn nhất định cho các DNV&N: được thành lập bởi những người thất nghiệp, những


doanh nghiệp tạo việc làm cho những người thất nghiệp đạt tỷ lệ quy định, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thoả mãn chính sách hỗ trợ và phát triển của chính phủ, các doanh nghiệp thành lập ở những vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng kinh tế kém phát triển, các doanh nghiệp tạo việc làm cho những người tàn tật đạt tỷ lệ quy định. Chẳng hạn như các doanh nghiệp vừa mới bắt đầu hoạt động sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm nếu như các doanh nghiệp này tạo việc làm cho những người thất nghiệp và số lượng những người thất nghiệp được tạo việc làm chiếm hơn 60% tổng số công nhân của doanh nghiệp.

Các chính sách ưu đãi về thuế hiện hành cần được thực hiện một cách hiệu quả để có thể giúp các DNV&N Trung Quốc đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao vai trò trong nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời các loại thuế và phí liên quan đến DNV&N cần được xem xét lại và tiêu chuẩn hoá để giảm những khoản chi phí bất hợp lý và các chi phí trung gian, “lót tay”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.2. Hỗ trợ về tài chính


Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 9

Vấn đề chính đối với các DNV&N Trung Quốc là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhất là tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường tài chính một cách trực tiếp. Khi thành lập một DNV&N, hầu hết nguồn vốn ban đầu là do tự tích luỹ hoặc tự vay mượn, nguồn vốn này thường rất ít nên không hiệu quả để đầu tư cho sự phát triển và tăng trưởng hơn sau này. Vì thế họ thường tìm đến các khoản vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác nhưng đến 80% doanh nghiệp lại không thể vay được vốn do những quy định hạn chế được đặt ra bởi các ngân hàng thương mại nhà nước. Thêm vào đó, các dịch vụ tài chí hiện hành không đáp ứng được những yêu cầu về vốn của các DNV&N. Để giải quyết vấn đề này, năm 2001 Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi hệ thống tiếp cận tín dụng trên toàn quốc giành cho DNV&N. Mục đích của hệ thống này là lựa chọn, đánh giá và báo cáo tình hình tín dụng của các


DNV&N. Năm 2003, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ra thông báo yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại lớn trên cả nước cấp thêm các khoản vay để hỗ trợ các DNV&N. Cuối năm đó, Phòng DNV&N đã công bố bản dự thảo về những hoạt động thử nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển tài chính cho DNV&N và chỉ ra những vấn đề mà các DNV&N đang gặp phải. Tuy nhiên, những biện pháp này đã không mang lại hiệu quả trong việc đáp ứng những yêu cầu về vốn của các DNV&N Trung Quốc, đặc biệt là đối với các DNV&N ngoài quốc doanh.

Luật “Thúc đẩy phát triển DNV&N” (The SME Promotion Law) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 chỉ ra rằng vấn đề DNV&N sẽ được đưa vào ngân sách tài chính quốc gia và sẽ có các nguồn vốn đặc biệt được giành riêng cho việc hỗ trợ phát triển DNV&N. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc phân bổ 1 tỷ NDT mỗi năm như là nguồn vốn hỗ trợ cải tiến nhằm khuyến khích các DNV&N phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, kỹ thuật và thiết bị sản xuất hiện đại và đạt được tiến bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường; 500 triệu NDT như là quỹ phát triển thị trường để hỗ trợ và khuyến khích các DNV&N chủ động tiếp cận thị trường thế giới, tham gia cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường hợp tác và trao đổi kỹ thuật, công nghệ với nước ngoài.

Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Zhigang cho biết, chính phủ nước này đã dành 3 tỷ NDT (375 triệu USD) năm 2006 để hỗ trợ phát triển các DNV&N và hiện nay Bộ tài chính Trung Quốc đang xem xét thông qua chính sách ưu đãi thuế cho các DNV&N và tạo điều kiện thuận lợi cho họ huy động vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc9


9 Website Bộ công nghiệp http://www.moi.gov.vn


2.3. Về mặt đảm bảo tín dụng


Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến việc thiết lập hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N. Trong năm 2001, Trung Quốc đã thông qua một số luật và quy định, chẳng hạn như “Quy định tạm thời về hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N” và “Các phương pháp quản lý bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N”. Hiện nay hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N có 3 hình thức: Các tổ chức bảo lãnh tín dụng do chính phủ bảo trợ, Các quỹ bảo lãnh tín dụng do các DNV&N lập ra để tương trợ nhau và Các công ty bảo lãnh thương mại do tư nhân đầu tư. Trong đó hình thức đầu chiếm vai trò quan trọng nhất và chiếm tới 90% nguồn tín dụng được bảo lãnh, hai hình thức sau chỉ mang tính chất bổ sung. Cuối năm 2001, Trung Quốc đã có 528 tổ chức bảo lãnh tín dụng vừa và nhỏ, tăng tổng nguồn vốn lên 15.53 tỷ NDT và bảo lãnh cho 17 897 doanh nghiệp với khoản vốn được bảo lãnh là 39.3 tỷ NDT. Thông qua dịch vụ này, các doanh nghiệp được bảo lãnh đã tăng 2.7 tỷ NDT lợi nhuận trước thuế và 146

000 lao động mới, giảm nhẹ những khó khăn của DNV&N về tài chính ở một mức độ nhất định.10 Đến năm 2003, Trung Quốc đã thiết lập gần 1000 tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N với tổng nguồn vốn là 28.7 tỷ NDT (tương đương với 3.4 tỷ USD), cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho 50 000 DNV&N với tổng giá trị bảo lãnh lên gần 120 tỷ NDT (tương đương với 14.5

tỷ USD). Kết quả từ việc tăng cường hệ thống bảo lãnh là các DNV&N được bảo lãnh đã giải quyết được việc làm cho thêm 580 000 lao động và tổng doanh thu tăng lên thêm hơn 110 tỷ NDT (tương đương với 13 tỷ USD)11

Tuy nhiên, mặc dù hệ thống bảo lãnh tín dụng ở Trung Quốc đã khá phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được việc bảo lãnh cho tất cả các khoản vay của DNV&N. Để phân tán rủi ro cho các khoản vay từ các ngân hàng thương

10 http://www.apecsmesa.org

11 http://englishpeopledaily.com.cn


mại, Trung Quốc cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa các tổ chức và hoạt động bảo lãnh được chuyên môn hoá. Khi khuyến khích thành lập các tổ chức bảo lãnh đặc biệt cho các DNV&N, chính quyền trung ương và địa phương cần phải giảm bớt sự can thiệp của mình để những tổ chức này có thể hoạt động dưới sự điều chỉnh của thị trường. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại chính phủ cần hỗ trợ về mặt tài chính một cách thích hợp như giảm thuế, miễn thuế thu nhập từ các hoạt động bảo lãnh trong vòng 3 năm cho các tổ chức mang tính chất thử nghiệm và giám sát việc quản lý các tổ chức này. Thêm vào đó, số lượng của các tổ chức tái bảo lãnh ở Trung Quốc còn rất ít nên rất khó để phân tán và giải quyết các rủi ro của các tổ chức bảo lãnh.

2.4. Về dịch vụ xã hội


Trung Quốc tập trung vào thành lập hệ thống dịch vụ công cho các DNV&N bằng cách tổ chức các nguồn lực xã hội để xây dựng nên một hệ thống dịch vụ phong phú.

Trung Quốc đang phát triển một chương trình về việc thành lập các DNV&N tập trung. Năm 2003, khu tập trung đầu tiên giành cho các DNV&N đã được thiết lập ở Thiên Tân. Khu tập trung này là một sự mở rộng và bổ sung cho Khu Kinh tế và Công nghệ Thiên Tân vì nó thu hút các DNV&N cung cấp các bộ phận, linh kiện và các dịch vụ cho các công ty đa quốc gia đóng ở vùng này. Cũng trong năm 2003, Bộ Tài chính Trung Quốc đã tổ chức một loạt chương trình đào tạo, tập trung vào những kiến thức cơ bản về quản lý kinh doanh với sự tham gia của 22 000 nhà quản lý của các DNV&N. Đồng thời, Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Trung Quốc (Chinese Economy&Trade Commission) đã ban hành một văn kiện đặc biệt về tăng cường hệ thống dịch vụ được xã hội hoá cho các DNV&N. Tuy nhiên, sự quan liêu cố hữu trong các cơ quan quản lý và các tổ chức trung gian giành cho các DNV&N vẫn còn phổ biến ở một số vùng đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Tây Trung


Quốc, cần phải đơn giản hoá và minh bạch hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh với chi phí và vốn đăng ký thấp hơn. Hơn nữa, cần phải có các chương trình đào tạo giành cho DNV&N không những trên phạm vi cả nước mà còn đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn. Các biện pháp này cần phải bao hàm được việc cung cấp các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho DNV&N, chẳng hạn như về quản lý kinh doanh, hệ thống tín dụng, thông tin và mạng lưới công nghệ, phát triển công nghiệp. Trung Quốc không những cần các chính sách khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian, các trường đại học và các viện nghiên cứu cung cấp các dịch vụ chuyên môn cần thiết cho các DNV&N mà còn cần các chính sách nhằm thúc đẩy việc thành lập các tổ chức dịch vụ trung gian và các hiệp hội công nghiệp cho DNV&N. Việc thành lập các trung tâm dịch vụ giành cho các DNV&N ở các địa phương với sự trợ giúp về tài chính và các chính sách ưu đãi của chính phủ là một cách hiệu quả để đẩy mạnh sự phát triển của DNV&N ở Trung Quốc. Việc thành lập một hệ thống dịch vụ cung cấp thông tin đặc biệt cho các DNV&N để giúp các doanh nghiệp tiếp cận một cách nhanh chóng với các chính sách, chương trình và các cơ hội liên quan có thể là một công cụ có giá trị để tận dụng hết những ưu đãi của chính phủ.

Trong năm 2003, chính phủ Trung Quốc đã phân bổ các nguồn quỹ đặc biệt để phát triển DNV&N, cung cấp dịch vụ đào tạo cho hơn 20 000 chủ doanh nghiệp, thành lập 1 hệ thống đánh giá mức độ tín dụng cho hơn 4 000 DNV&N ở 5 thành phố lớn bao gồm Bắc Kinh, và giúp đỡ gần 10 000 DNV&N ở các thành phố lớn khác như Thượng Hải và Trùng Khánh bắt đầu kinh doanh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các DNV&N, thành lập hệ thống dịch vụ công cộng, kết hợp các dự án, hướng dẫn và đào tạo những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, chính phủ đã phân bổ 50 tỷ NDT trong


năm 2005 để trợ cấp cho các chương trình dịch vụ như đào tạo DNV&N và các cơ quan quản lý, dịch vụ lựa chọn và đánh giá thông tin tín dụng.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều mạng lưới dịch vụ khác mà hầu hết là giành cho DNV&N. Tính đến năm 2005, Uỷ ban Cải cách và Phát triển chính phủ đã có 46 trang web cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho DNV&N và gần 100 trang web cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật.12

2.5. Về hỗ trợ kỹ thuật

Từ năm 1997 Trung Quốc đã thiết lập được các trung tâm kỹ thuật địa phương hoặc trung tâm chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho DNV&N ở Thanh Đảo, Hà Bắc, Liêu Châu và các thành phố khác, và đồng thời tiếp tục cải cách hệ thống KT-XH. Trung Quốc cũng đồng thời thiết lập và nâng cấp các chi nhánh dịch vụ hỗ trợ cải tiến kỹ thuật. Từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã trích quỹ 1 tỷ NDT và khoản vốn trị giá 2 tỷ NDT để hỗ trợ các hoạt động đổi mới và cải tiến kỹ thuật cho các DNV&N trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong năm 1999, Chương trình quỹ cải tiến cho các DNV&N lần thứ 3 đã cấp 2.12 triệu NDT cho 277 dự án cải tiến liên quan đến DNV&N. Thêm vào đó, năm 2002, “Chính sách công nghệ công nghiệp quốc gia” đã được công bố rộng rãi với mục tiêu là hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao tăng nguồn vốn trên thị trường chứng khoán và tăng cường khả năng công nghệ cho các DNV&N bằng các biện pháp tài chính chẳng hạn như các ưu đãi về dịch vụ công cộng và thuế. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ này vẫn tương đối ít ỏi so với nhu cầu tài chính của các DNV&N trong việc cải tiến công nghệ. Trong vòng 5 năm từ 2000-2005, Uỷ ban Kinh tế và Thương mại nhà nước đã cấp khoảng 3.7 tỷ NDT cho hoạt động cải tiến công nghệ, hỗ trợ

khoảng 12 500 dự án cải tiến công nghệ 13. Để thúc đẩy một cách toàn diện

các hoạt động cải tiến công nghệ cho DNV&N cần phải tiến hành thử nghiệm


12 www.apecsmesa.org.cn


việc thành lập các trung tâm đổi mới công nghệ, các khu tập trung DNV&N công nghiệp sẽ là một mô hình. Những cải tiến công nghệ của các DNV&N có chất lượng cần được nghiên cứu và phổ biến. Hơn thế nữa, các trường đại học và các viện nghiên cứu cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động cải tiến công nghệ và hoạt động R&D của các DNV&N. Thêm vào đó cần có các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ với nguồn vốn lớn để có thể giúp điều chỉnh cơ cấu cải tiến của các DNV&N.

Điều 30, Luật “Thúc đẩy phát triển DNV&N” chỉ rõ các cơ quan chức năng liên quan sẽ phải thiết lập các chính sách hỗ trợ các DNV&N về lập kế hoạch, sử dụng đất, về tài chính và thuế để thúc đẩy việc thành lập các tổ chức dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật, thành lập các trung tâm xúc tiến sản xuất và tạo cơ sở nhằm thành lập các doanh nghiệp định hướng khoa học và công nghệ để cung cấp các dịch vụ liên quan đến thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao, các dịch vụ phát triển sản phẩm và công nghệ cho các DNV&N, và thúc đẩy sự chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao công nghệ cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp.

Cho đến 2005 Trung Quốc đã có 40 trung tâm hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, 500 trung tâm hỗ trợ tăng năng suất lao động và hơn 100 trung tâm công nghệ cao14. Những trung tâm này đã hỗ trợ cho các DNV&N cải tiến kỹ thuật một cách mạnh mẽ.

2.6. Khuyến khích cá nhân thành lập doanh nghiệp

Chính phủ Trung Quốc hiện đang đối mặt với thách thức lớn về vấn đề định hướng việc làm. Cùng với việc tăng cường cải cách và tái cơ cấu kinh tế, lao động cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Để giảm sức ép việc làm, phải phát triển kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Điều cần thiết là phải có những hành động mạnh mẽ để thúc đẩy các DNV&N phát triển hơn nữa, nhất là các ngành


Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí