Khái Niệm Và Đặc Trưng Của Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


mình cho người khác sử dụng. Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ đem lại cho các cá nhân đặc quyền kiểm soát đối với một đối tượng nào đó. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép người chủ sở hữu loại trừ những người khác, kiểm soát khối lượng sản phẩm và thiết lập một mức giá độc quyền trong phạm vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận. Do vậy mọi người muốn thực hiện ý tưởng của người khác thì phải được sự cho phép của người có bản quyền và phải trả tiền.

Năm là, khác biệt trong việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản. Đối với các tài sản hữu hình, khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thông qua các hình tức bán, tặng cho, thừa kế... thì mọi sự liên hệ đối với tài sản của chủ sỡ hữu sẽ chấm dứt từ thời điểm chuyển giao. Ngược lại chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện quyền năng định đoạt tài sản của mình, trong một số trường hợp do pháp luật quy định chủ thể nắm giữ quyền vẫn có thể dõi theo tài sản của mình thông qua các quyền nhân thân đối với tài sản trí tuệ. Đối với một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo hộ quyền nhân thân của tác giả sáng tạo ra các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Và đây là những quyền nhân thân và không được chuyển giao. Điều này, sẽ giúp cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp có thể dõi theo tài sản của mình mặc dù đã chuyển giao tài sản đó.

Sáu là, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ chối quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định. Cũng giống như quyền sở hữu tài sản thông thường


quyền sở hữu trí tuệ cũng đều được phát sinh và chấm dứt dựa trên những căn cứ nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu tài sản thông thường thường được phát sinh và chấm dứt gắn liền với sự tồn tại của tài sản. Còn quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt theo thời hạn bảo hộ của Nhà nước đối với các tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được nhà nước bảo hộ trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cân bằng hài hòa lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích chung của toàn xã hội.

Bảy là, một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được xác lập theo thủ tục đăng ký bảo hộ bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ và thời hạn bảo hộ. Hay nói cách khác quyền sở hữu trí tuệ là quyền có tính chất lãnh thổ. Điều này là điểm khác biệt của quyền sở hữu trí tuệ so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình là quyền tuyệt đối và nó không bị giới hạn bởi lãnh thổ và thời hạn bảo hộ. Chủ sở hữu tài sản hữu hình luôn được ghi nhận là chủ sở hữu đối với tài sản dù họ ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Còn đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nêu trên chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ mà họ tiến hành đăng ký và trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật của quốc gia mà họ tiến hành đăng ký bảo hộ.

Tám là, đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Trong đó, quyền nhân thân của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là quyền gắn liền với nhân thân của tác giả và không được chuyển giao. Còn đối với các tài sản hữu hình, sẽ không xuất hiện quyền nhân thân của chủ sở hữu.

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

1.2.2.1 Khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản. Nó có đầy đủ những đặc tính của quyền tài sản đó là có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Nghĩa là, nó có thể được sử dụng để góp vốn, mua, bán, tặng cho... Quyền sở hữu trí tuệ đã mang lại cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ những quyền như đối với các tài sản khác, trong đó có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp. Và việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2005 lại quy định: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.” [15, Khoản 4, Điều 4]. Theo khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu đối tượng dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đó chính là “giá trị quyền sở hữu trí tuệ”. Theo đó, giá trị quyền sở hữu trí tuệ là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được xác định trong thời hạn được bảo hộ. Ở đây, dường như có sự mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, sẽ có sự chuyển dịch về tài sản góp vốn từ bên góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn “Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây” [13, Điều 29]. Do đó, một trong những điều kiện để một tài sản có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đó phải là tài sản có thể được đưa vào trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu sử dụng khái niệm “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp thì sẽ không thể hiện được sự chuyển dịch tài sản từ bên góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn bởi giá trị quyền sở hữu trí tuệ không phải là một tài

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 6


sản và nó không thể chuyển dịch trong giao lưu dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy vậy, trong Bộ Luật dân sự năm 2005, lại coi “quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.” [12, Điều 181]. Ngoài ra, giá trị quyền sở hữu trí tuệ lại rất khó để xác định. Việc xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi tiến hành xác lập quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Và khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, đối tượng các bên quan tâm và hướng tới đó là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, còn xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ đó có thể do các chủ thể tự thỏa thuận. Dường như ở đây đang có sự không thống nhất về tính chất của việc góp vốn có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định này của luật còn chưa cụ thể gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ buộc người góp vốn phải bảo đảm cho doanh nghiệp khai thác tài sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó. Ngược lại người góp vốn có quyền lợi tương ứng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, do tài sản trí tuệ là yếu tố rất rộng, nên việc góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào thỏa thuận của các thành viên và bị điều tiết bởi Luật sở hữu trí tuệ. Từ việc tìm hiểu khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp như đã nêu trên, ta có thể rút ra định nghĩa: “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền chuyển giao


quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp.”

1.2.2.2 Đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ Do những nét đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với

quyền sở hữu các tài sản hữu hình, đã tạo nên những đặc điểm khác biệt của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ với các việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các tài sản hữu hình.

Một là, về chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nếu chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình là chủ sở hữu các tài sản đó. Thì chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ phải là chủ sở hữu của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó. Khi doanh nghiệp bị phá sản thì quyền sở hữu trí tuệ đó được xử lý theo quy định của pháp luật để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Hai là, trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Để hoàn tất thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp. Đối với các tài sản hữu hình, việc chuyển giao tài sản có thể là bàn giao tài sản cho doanh nghiệp. Trong những trường hợp theo quy định của pháp luật tài sản chuyển giao phải tiến hành thủ tục đăng ký thì việc chuyển giao tài sản được coi hoàn tất khi các bên hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khác với những tài sản hữu hình, việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng của tài sản trí tuệ ngoài việc tuân theo những quy


định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung còn phải tuân theo các quy định riêng về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ba là, về thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn do các bên góp vốn tự thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, các bên phải xem xét đến yếu tố thời hạn bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ. Thời hạn bảo hộ là khoảng thời gian nhà nước dành cho chủ sở hữu những độc quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình. Mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ và lợi ích của cộng đồng. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và hiệp ước quốc tế mà nước đó tham gia. Do đó, thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, các bên nên cân nhắc đến yếu tố này để đảm bảo cho quyền lợi của doanh nghiệp.

Bốn là, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu chỉ có thể góp vốn bằng quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ mà không được sử dụng quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ để góp vốn. Quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng giống như quyền nhân thân quy định tại Điều 24 Bộ Luật dân sự đó là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình, chủ sở hữu sẽ phải chuyển giao tài sản cùng toàn bộ quyền đối với tài sản đó.

Do đó, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản hữu hình, người góp vốn sẽ phải chuyển giao tài sản góp vốn cho doanh nghiệp. Từ thời điểm chuyển giao, tài sản đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh đối với tài sản sau khi nhận chuyển giao. Cũng từ thời


điểm chuyển giao tài sản chủ sở hữu tài sản sẽ chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với tài sản. Ngược lại khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, chủ thể quyền vẫn giữ lại cho mình những quyền nhân thân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và họ vẫn có quyền dõi theo các tài sản trí tuệ này.

Năm là, việc xác định giá trị của tài sản góp vốn. Khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản, các bên tham gia góp vốn phải tiến hành việc định giá tài sản góp vốn. Nếu việc xác định giá trị tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu các tài sản hữu hình chính là giá trị của các tài sản hữu hình căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản đó và giá của tài sản tương ứng trên thì trường. Tuy nhiên, việc định giá đối với tài sản trí tuệ lại khó hơn rất nhiều và không áp dụng được các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên, giá trị của quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp do các chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp tự thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm về thỏa thuận đó.

1.3 Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945

Trong giai đoạn này, xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do đó, khái niệm quyền sở hữu trí tuệ chưa được hình thành và chưa được quan tâm trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó ở thời kỳ này, chính sách “bế quan tỏa cảng” được duy trì một thời gian dài đã cản trở hoạt động thương mại, góp vốn kinh doanh của các thương nhân, vì chưa được pháp luật quan tâm điều chỉnh mà nó chỉ được xem xét như những yếu tố mang tính phong tục, tập quán, thông lệ. Đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp


luật về doanh nghiệp ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Luật Thương mại Pháp. Lần đầu tiên ở Việt Nam, góp vốn thành lập doanh nghiệp được điều chỉnh trong “Dân luật thi hành tại Nam án Bắc Kỳ” năm 1931, Chương IX nói về khế ước lập hội, tiết V nói về hội buôn.

Từ năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời, Nhà nước ta xây dựng hệ thống pháp luật kiểu mới của nhà nước dân chủ nhân dân. Song chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó ngay với sự quay trở lại của Thực dân Pháp, nên chưa thể xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong thực tế vẫn áp dụng luật lệ cũ với nguyên tắc không trái với quyền lợi của nhân dân và nhà nước. Đó là “những quyền dân sự đều được bảo vệ khi người ta chỉ sử dụng nó đúng với quyền lợi của nhân dân”; “người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật chất thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân” hoặc “khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch nhau thì kế ước coi như vô hiệu” [Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950].

1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước năm 1995

Sau năm 1954, đất nước ta bị chia làm hai miền, ở miền Bắc bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa. Ở miền Nam, dưới chế độ Việt nam cộng hòa phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp được hoạt động trên cơ sở Bộ Luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam cộng hòa. Ở miền Bắc, Nhà nước ta tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (kế hoạch 3 năm 1957 - 1960). Cũng trong giai đoạn này, chúng ta mới bắt đầu quan tâm và có những quy định sơ khai về sở hữu trí tuệ. Miền Nam ban hành Luật Thương hiệu vào năm 1957 và năm 1958, Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ban hành “Thể lệ về thương phẩm và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị pháp lý

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024