Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 5


phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh, truyền hình đối với các chương trình được thực hiện dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định. Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, chống lại việc khai thác bất hợp pháp ở quy mô công nghiệp.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có tính mới; tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu sản phẩm hoặc quy trình không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng được có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Ngoài ra, các đối tượng sau sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; giống thực vật, giống động vật; quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công


nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: có tính mới; có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Bên cạnh đó, các đối tượng là hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm buộc phải có; hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện: (i) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; (ii) có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy của các nước; dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính các tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ,


tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chỉ dẫn địa lý là một khái niệm rộng hơn tên gọi xuất xứ hàng hóa, bao gồm cả dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh dùng để chỉ một khu vực địa lý, nơi hàng hóa xuất xứ tại đó có “đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác” chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: (i) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý: tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam; chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm; chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực hoặc một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của phân tử mạch và mối liên kết của các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện: có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 5


nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn; thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng. Để được bảo hộ tên thương mại nếu tên thương mại đó có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại: tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: (i) không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; (ii) khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Các thông tin bí mật không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh gồm: bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước; bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật khác liên quan đến kinh doanh.

Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được


với bất kỳ quần thể giống cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng là: (i) những tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn, tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; (ii) các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.

Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự, nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường.

1.2.1.3 Điểm đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ trong mối tương quan với các tài sản hữu hình có những điểm đặc trưng khác biệt do bản chất tài sản trí tuệ tạo nên.

Một là, tài sản trí tuệ mang đặc tính vô hình. Khác với các tài sản hữu hình thường được tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể mà chúng ta có thể


nhìn thấy và cầm, nắm được. Tài sản trí tuệ mang đặc tính của tài sản vô hình. Nó không tồn tại dưới một hình thái vật chất cụ thể, con người không thể cầm, nắm được. Nó không thể được nhìn thấy hay cảm nhận bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận được bằng trực giác của mình. Chính do đặc tính này mà tài sản trí tuệ khó kiểm soát hơn so với các tài sản hữu hình.

Hai là, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản trí tuệ có thể do nhiều người cùng chiếm hữu, sử dụng mà không làm giảm bớt đi giá trị của nó. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người và một người có thể sử dụng nhiều lần mà không phải trả thêm tiền. Đây là điểm khác biệt của tài sản trí tuệ so với các tài sản hữu hình do đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ tạo nên. Trong khi đó nếu tài sản hữu hình được nhiều người cùng chiếm hữu và sử dụng tài sản hữu hình sẽ không còn giữ nguyên được giá trị của nó.

Ba là, giá trị của tài sản trí tuệ chịu ảnh hưởng, chi phối của nhiều yếu tố khác biệt so với tài sản hữu hình. Nếu như giá trị của tài sản hữu hình được tạo ra bởi giá trị của các kết cấu vật chất hình thành nên tài sản đó hay giá trị của tài sản hữu hình tạo ra từ tính chất vật lý của nó và hoàn toàn phụ thuộc trên tính chất vật lý. Thì giá trị của tài sản trí tuệ lại phụ thuộc vào tính sáng tạo, tính bí mật, sự lôi cuốn, khả năng cạnh tranh của chủ thể nắm giữa tài sản trí tuệ đó và yếu tố tâm lý xã hội. Bởi tài sản trí tuệ tồn tại vô hình và không có tính chất vật lý, con người không thể cầm, nắm được, do đó việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ không thể xác định theo cách thông thường.

Bốn là, giá trị của tài sản trí tuệ có thể được nâng cao thông qua sự bảo hộ của nhà nước. Tài sản trí tuệ là một tài sản đặc biệt, quyền sở hữu của các chủ thể đối với các tài sản này được nhà nước bảo hộ. Khi được nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu tài sản trí tuệ sẽ có những đặc quyền kiểm soát đối với tài sản đó như kiểm soát khối lượng sản phẩm và thiết lập một mức giá độc quyền trong phạm


vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận được. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị của tài sản trí tuệ.

Xuất phát từ những đặc tính nêu trên của tài sản trí tuệ, nên trong mối tương quan với quyền sở hữu các tài sản hữu hình, quyền sở hữu trí tuệ có những điểm đặc trưng nhất định.

Một là, quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với một tài sản vô hình. Nếu đối tượng của quyền sở hữu các tài sản hữu hình đó là sản phẩm hay hiện vật, mà con người có thể cầm, nắm được thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ lại là các tài sản vô hình. Đó là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra và nó không tồn tại dưới dạng vật chất nhất định.

Hai là, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ khác với các tài sản hữu hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình là thời điểm chủ sở hữu xác lập việc chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ Luật dân sự căn cứ xác lập quyền sở hữu gồm: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do trộn lẫn, sáp nhập, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn dấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do pháp luật quy định [12, Điều 170]. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi trí tuệ của con người hoặc từ những hoạt động cảm hứng. Hoạt động như vậy là riêng biệt và có ý thức và sáng tạo. Do tiến trình sáng tạo là duy nhất, quyền sở hữu trí tuệ được đặt dưới sự bảo hộ của nhà nước. Do đó, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ hoặc nhận chuyển


nhượng, thừa kế từ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan; quyền đối với bí mật kinh doanh; quyền đối với tên thương mại việc phát sinh và xác lập quyền khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ.

Ba là, việc thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khác với các tài sản hữu hình. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu các tài sản hữu hình được thể hiện bằng việc các chủ sở hữu nắm giữ và quản lý các tài sản của mình. Và việc nắm giữ, quản lý này của chủ sở hữu sẽ loại trừ việc nắm giữ tài sản hữu hình đó của các chủ thể khác. Trong trường hợp, tài sản thuộc sở hữu chung của hai hay nhiều người thì việc chiếm hữu tài sản chung này phải được các chủ sở hữu thực hiện trên nguyên tắc nhất trí. Ngược lại đối với quyền sở hữu trí tuệ, việc chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình sẽ không loại trừ việc chiếm hữu của các chủ thể khác - trong trường hợp những chủ thể này được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc là các chủ sở hữu chung.

Bốn là, sự khác biệt trong việc thực hiện quyền năng sử dụng tài sản. Quyền sử dụng tài sản là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với tài sản hữu hình sẽ làm giảm tính tác dụng của nó đối với người khác. Nhưng đối với tài sản trí tuệ, việc chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng sẽ không làm thuyên giảm tính tác dụng của nó đối với các chủ thể khác. Điều này có nghĩa là tài sản trí tuệ có thể được nhiều người cùng sử dụng mà không làm tuyên giảm tính tác dụng của tài sản. Vấn đề này được minh chứng rất rõ trong trường hợp chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ li-xăng quyền sở hữu trí tuệ của

Ngày đăng: 12/05/2024