Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh


kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến hoạt động của trung gian thương mại.

-Ở thị trường nước ngoài

Chính phủ với tư cách là người định hướng, dẫn đường và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân Việt Nam trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực để mở rộng thị trường cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài còn rất hạn chế và chậm. Nhà nước cần công khai hóa các cam kết quốc tế như cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế theo qui định của AFTA, APEC và các hiệp định thương mại song phương với lộ trình cụ thể để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế làm căn cứ hoạch định chiến lược kinh doanh của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.

c. Chậm đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ trong thương mại.

Trong 20 năm vừa qua, cơ chế quản lý hoạt động trung gian thương mại dần dần được hình thành, vai trò định hướng và quản lý bằng hệ thống chính sách vĩ mô đã phát huy có hiệu quả, quyết định trực tiếp đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo ngành dọc với ngành ngang, ở cả Trung ương và địa phương trong kiểm tra, thanh tra thương mại, gây phiền hà hoặc hình sự hóa những tranh chấp dân sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp trung gian thương mại.

2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh

Từ đầu năm 2000 đến tháng 7 năm 2003, cả nước có 71.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và 15.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Tuy nhiên việc đăng ký hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc. Cụ thể:

2.1. Các văn bản hướng dẫn còn chưa đồng bộ


- Điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp cũng như việc quản lý các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Luật Doanh nghiệp tuy có phù hợp với điều 16 của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên còn có trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có qui định điều kiện kinh doanh nên dẫn đến cách hành cách xử khác nhau của cơ quan Nhà nước.

- Một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng sự thông thoáng của luật pháp để kê khai không chính xác nội dung đăng ký kinh doanh. Trong khi đó các công cụ tài chính, pháp lý cho việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đăng ký kinh doanh nói riêng và trong suốt quá trình kinh doanh nói chung còn thiếu đồng bộ. Nội dung khai báo tài chính gửi đến các cơ quan đăng ký kinh doanh còn mang tính hình thức, thiếu tính thuyết phục, không đáp ứng được yêu cầu hoạch định chính sách.

- Để xử lý vi phạm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003, nhưng tính khả thi của Nghị định còn nhiều hạn chế vì người được giao quyền xử phạt lại không có điều kiện trực tiếp lập biên bản và ra quyết định.

Hoạt động trung gian thương mại trong nhiều lĩnh vực (xuất nhập khẩu, giao nhận, vận tải, bảo hiểm, khai báo hải quan, mua bán ở Sở giao dịch…) vẫn còn chưa có một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ.

2.2. Chưa hình thành hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất từ Trung ương đến địa phương

Ở các Tỉnh và Thành phố mới chỉ có các cơ quan đăng ký cấp tỉnh, thành phố. Trong khi cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan đăng ký cấp quận, huyện lại chưa được tổ chức tương xứng với nhiệm vụ luật định. Do thiếu cơ quan đăng ký từ Trung ương đến địa phương nên nhiều vấn đề nghiệp vụ trong lĩnh vực đăng ký chưa được thống nhất như: đăng ký tên doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty con. Nhiều tranh chấp phát sinh nhưng lại thiếu cơ quan có thẩm quyền và cơ sở pháp lý để giải quyết. Nhiều hoạt động trung gian thương mại còn mang tính tự phát, chưa được đăng ký và quản lý bằng một cơ quan chuyên trách, đặc biệt là hoạt động của những người môi giới.


2.3. Quản lý hoạt động của trung gian thương mại ở Việt Nam

Kể từ khi có Luật Doanh nghiệp đến nay, vấn đề quản lý doanh nghiệp đã được quan tâm nhiều, nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống trước yêu cầu chuyển đổi từ quản lý theo cấp phép sang phương pháp kiểm tra giám sát việc chấp hành luật pháp.

Theo điều 115 Luật Doanh nghiệp: “Chính phủ qui định việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”, nhưng trên thực tế khi doanh nghiệp có vi phạm pháp luật chuyên ngành thì lại có sự đùn đẩy giữa cơ quan cấp giấy phép và cơ quan đề xuất xử lý. Quan hệ hai chiều giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp còn thiếu sự rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời còn thiếu nhất quán trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật định.


Chương 3.‌‌

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO HOA KỲ


I. NHU CẦU SỬ DỤNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những lĩnh vực có liên quan đến năm 2010

Trong đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 Bộ Thương mại đã trình và được Chính phủ thông qua, Việt Nam sẽ tập trung vào đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

Cũng trong đề án này, định hướng phát triển nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong số các ngành được đánh giá là có tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ là 820 triệu USD trong năm 2007 và tăng lên 1.500 triệu USD vào năm 2010 (gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD). Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng gốm sứ dự kiến là 44%; mây tre, cói, lá thảm khoảng 30% và 26% là đá, kim loại quý.

Để tiến tới đạt được mục tiêu trên, Bộ Thương mại xác định các thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ trong kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam của Hoa Kỳ lên 3% - đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ


USD và trên 26,67% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này. Với thị trường EU, phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt trên 0,6 tỷ USD, đạt trên 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành và chiếm 6,4% kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường này. Còn thị trường Nhật Bản, dự kiến năm 2010, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường này đạt 0,15 tỷ USD, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu ngành và trên 4% kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản.


Bảng 9.

Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2010

Đơn vị: Tỷ USD


Thị trường

Kim ngạch XK (tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

Hoa Kỳ

0,4

26,67

EU

0,6

40

Nhật Bản

0,15

10

Các thị trường khác

0,35

23,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 12


Đối với ngành hàng vận tải biển và dịch vụ cảng, giao nhận: kim ngạch xuất khẩu của ngành vận tải biển ước đạt trên dưới 500 triệu USD vào năm 2010.

Các ngành dịch vụ khác như ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, giáo dục…, dự kiến, kim ngạch nhóm hàng này tăng khoảng 10%/năm thời kỳ 2005 - 2010, đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2010.

2. Dự báo xu hướng sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ

Với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đến năm 2010, trong thời gian tới hoạt động của


trung gian thương mại vẫn diễn ra nhộn nhịp với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Nguyên nhân chính của những vấn đề này là:

2.1. Sự phân công lao động xã hội ngày một diễn ra sâu rộng hơn

Lợi ích của thương mại quốc tế thu được là do thực hiện phân công lao động. Điều này đã được Adam Smith (1723 - 1790) phát hiện và chứng minh. Nguyên tắc phân công theo Adam Smith sẽ tạo ra lợi thế tuyệt đối cho những ai tham gia vào các ngành sản xuất mà họ có lợi thế, cho phép họ sản xuất ra sản phẩm có chi phí thấp hơn của người khác. Điều đó đồng nghĩa với lợi nhuận của họ cũng cao hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, ngoài các ngành nghề truyền thống (giám định, thuê tàu, mua bảo hiểm…) nhiều ngành nghề mới cũng sẽ ra đời, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu (khai thuê hải quan, quảng bá sản phẩm…).

2.2. Do tự do hóa thương mại nên ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ mới ra đời ở Việt Nam ngày càng nhiều, với tốc độ cao nhưng đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh không nhiều. Và điều tất yếu xảy ra là các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn khi tác nghiệp thậm chí có không ít các doanh nghiệp đã thất bại trên thương trường.

Để tránh những tổn thất, giảm thiểu rủi ro họ phải tìm đến các nhà trung gian thương mại có trình độ chuyên môn, có uy tín và kinh nghiệm.

2.3. Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ làm cho thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng mở rộng hơn

Việt Nam đã và đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội


mở thị trường mới…”. Tinh thần đó đã được thể hiện trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 do Bộ Thương mại chủ trì và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi tham gia WTO, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở rộng các thị trường mới như: Mỹ, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi…”.

Việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mối quan hệ đã đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phải giải quyết hàng loạt các vấn đề:

- Phải am hiểu hệ thống kinh tế - chính trị, hệ thống luật pháp của các nước có liên quan đến xuất nhập khẩu.

- Nắm vững phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng.

- Nắm vững quan hệ cung cầu, giá cả hàng hóa.

- Am hiểu điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết…

- Hiểu biết thật đầy đủ, cặn kẽ về đối tác…

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ càng cần chú ý tới các vấn đề trên bởi tính phức tạp, đa dạng trong hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh cũng như nhu cầu sản phẩm của Hoa Kỳ.

Tất cả những vấn đề trên không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình đảm nhận được, phần lớn các doanh nghiệp đều phải dựa vào những người trung gian khi tác nghiệp. Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: nền kinh tế thị trường là miền đất tốt để cho hoạt động của trung gian thương mại phát triển. Sự chuyển dịch nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước sẽ làm cho trung gian thương mại ở Việt Nam nói chung và trung gian thương mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ nói riêng ngày một phát triển.


II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI

Trung gian thương mại sẽ ngày càng có vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Để sử dụng trung gian thương mại có hiệu quả cần có những giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Giải pháp về phía Nhà nước

1.1. Hoàn thiện các qui định về trung gian thương mại trong luật Việt Nam

Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan đến trung gian thương mại hiện còn thiếu tính hệ thống, tản mạn, chắp vá. Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động của trung gian thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa; Luật Hàng hải điều chỉnh mối quan hệ giữa người trung gian với người ủy thác liên quan đến thuê tàu, vận chuyển hàng hóa; Luật Bảo hiểm điều chỉnh mối quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm… Việc chia cắt này có mặt tích cực là thúc đẩy quá trình hoạt động thương mại dần đi vào thế ổn định và phát triển, nhưng nó lại làm cản trở quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, vì vậy trong tương lai cần phải có một bộ luật thương mại thống nhất để điều chỉnh chung. Việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp thực sự là một phần quan trọng của quá trình cải cách. Đây là một đòi hỏi bức xúc, cấp bách đối với các nhà làm luật Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt khi chưa thể thống nhất thành một đạo luật, chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tản mạn, chia cắt của hệ thống luật pháp Việt Nam. Để giúp cho hoạt động của trung gian thương mại và việc thuê trung gian thương mại dần đi vào nề nếp và phát triển, chúng ta phải xây dựng các văn kiện luật và dưới luật một cách kịp thời, đồng bộ. Để làm được việc đó, ở tầm vĩ mô cần:

- Nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành Luật Thương mại mới theo dạng mở.

- Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn.

- Xem xét lại các đạo luật có liên quan để tránh chồng chéo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022