Bảng 2.40. Nguyên nhân DNNVV gặp khó khăn huy động vốn
Nguyên nhân DN gặp khó khăn | |
Huy động từ NHTM,TCTC | TSĐB, tính minh bạch, báo cáo TC, kết quả SXKD |
Huy động từ TTCK | Quy mô vốn nhỏ, lãi cao, báo cáo tài chính |
Huy động từ thuê tài sản | Lãi cao |
Huy động từ các Quỹ | Quy định của Quỹ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Vốn Dnnvv Trên Địa Bàn Hà Nội Huy Động Từ Các Quỹ
- Số Dnnvv Hà Nội Phân Theo Quy Mô, Loại Hình Hoạt Động
- Vòng Quay Của Vốn, Hệ Số Nợ, Hệ Số Vốn Chủ Sở Hữu Của Dnnvv
- Định Hướng Huy Động Vốn Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội.
- Giải Pháp Hoàn Thiện Huy Động Vốn Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Hà Nội
- Giải Pháp Hoàn Thiện Huy Động Nợ Phải Trả Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Hà Nội.
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát DNNVV của NCS, phụ lục 3
Hạn chế trong huy động vốn để phát triển DNNVV thể hiện trên các mặt: Thứ nhất, Quy mô tổng nguồn vốn huy động để phát triển DNNVV hạn chế Giai đoạn 2010 - 2019, quy mô tổng nguồn vốn của DNNVV còn thấp so với
nhu cầu vốn để phát triển DNNVV. Trong đó 75,25 % số DNNVV trên địa bàn Hà Nội thiếu vốn và khó khăn trong huy động vốn, 88,1% DN có nhu cầu vay vốn để hoạt động [Bảng 2.39]. Theo đánh giá của Sở Tài chính Hà Nội: “Khó khăn về vốn là bài toán nan giải của hầu hết DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, trong tổng nguồn vốn của DNNVV thì khoảng 25 - 30% là VCĐ, 70 - 75% là VLĐ. Để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, DNNVV phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn. Song hiện chỉ có 24,75% DNNVV đủ vốn đảm bảo cho hoạt động SXKD, 75,25% DN thiếu vốn” [86], [88], [19], [Bảng 2.41]
Thứ hai, Khả năng huy động vốn của nhiều DNNVV trên địa bàn Hà Nội từ NHTM, TCTC gặp khó khăn. Giai đoạn 2010 - 2019, tỷ lệ DNNVV trên địa bàn Hà Nội huy động được vốn từ NHTM,TCTD chỉ đạt 37,6%, còn 62,4% DN không tiếp cận được nguồn vốn này do chưa đáp ứng được yêu cầu TSĐB, chưa minh bạch trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh hạn chế [Bảng 2.39 và 2.40]. Như vậy, khả năng huy động vốn từ NHTM, TCTC để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn xuất phát từ chính DNNVV.
Thứ ba, Khả năng huy động vốn từ TTCK của DNNVV trên địa bàn Hà Nội thấp. Giai đoạn 2010 - 2019 chỉ có 21,68% số DNNVV (chủ yếu các DN vừa) trên địa bàn Hà Nội huy động vốn từ TTCK, 78,32% DN chưa huy động vốn qua TTCK. Thực trạng này xuất phát từ đa số DNNVV trên địa bàn Hà Nội là DN nhỏ và DN siêu nhỏ (giai đoạn 2010 - 2018, DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm 62,32% tổng số
DNNVV; năm 2019 số DN nhỏ và DN siêu nhỏ chiếm 66,32%). Như vậy, quy mô vốn nhỏ và lãi cao là nguyên nhân hạn chế năng lực huy động vốn trên TTCK nhằm tăng quy mô vốn để phát triển DNNVV.
Thứ tư, Huy động vốn từ thuê tài sản chưa phải là kênh hấp dẫn với DNNVV
Giai đoạn 2010 - 2019, chỉ 14,4% DNNVV trên địa bàn Hà Nội sử dụng huy động vốn từ thuê tài sản. Những năm gần đây, mặc dù các công ty CTTC đang trở thành kênh cung ứng vốn tín dụng trung và dài hạn cho DN, song các DNNVV chưa sử dụng hình thức này, nguyên nhân do lãi từ thuê tài sản cao hơn lãi vay NHTM, TCTC nên các DNNVV chưa lựa chọn kênh huy động vốn này.
Thứ năm, DNNVV hạn chế về khả năng tiếp cận và huy ôộng vốn từ các Quỹ hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố.
Chính phủ và thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng và các Quỹ hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ 8,9% DNNVV được thụ hưởng nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ. Thực trạng này bắt nguồn từ cả hai phía: DNNVV chưa có đủ thông tin về các Quỹ, chưa đủ điều kiện để thụ hưởng các chính sách từ các Quỹ trợ cấp dành cho DNNVV; Việc tuyền truyền, phổ biến các thông tin chính sách ưu đãi dành cho DNNVV của Chính phủ, Thành phố chưa kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, điều kiện để DNNVV được thụ hưởng chính sách ưu đãi chưa phù hợp với DNNVV. Mặt khác, DNNVV trên địa bàn Hà Nội huy động vốn từ vay người thân và vay ngân hàng hợp tác xã để tăng quy mô vốn cũng bị hạn chế. Bởi, trong nền KTTT, mọi hành vi của các chủ thể kinh tế đang dần được “luật hóa”. Cơ chế thị trường “len lỏi” mọi “ngõ ngách” của đời sống xã hội đòi hỏi “độ phủ kín” của luật pháp trong các quan hệ xã hội, khiến nguồn tiền của mỗi chủ sở hữu được sử dụng “theo kế hoạch”, mỗi đồng vốn phải sinh lợi nên DNNVV không dễ dàng huy động từ vay người thân như trước đây.
Thứ sáu, DNNVV phát triển chưa bền vững: Giai đoạn 2010 - 2019, số lượng DNNVV tăng, song số DNNVV giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động cũng cao. Quy mô tổng nguồn vốn, quy mô nợ phải trả tăng trong khi nhiều DNNVV thiếu vốn và
khó khăn trong huy động vốn. Điều này chứng tỏ DNNVV chưa khai thác tốt các nguồn tài trợ để tăng quy mô vốn nợ, tăng tổng nguồn vốn để hoạt động, phát triển. Thứ bảy, Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Hà Nội không cao (ROE < 5%) đòi hỏi DNNVV cần khai thác tốt hơn các nguồn vốn hiện có để
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ tám, Khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của DNNVV chưa cao. Hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản của DNNVV thấp:
1,5 < ROS < 3,7, DNNVV cần nâng cao năng lực quản lý và tiết kiệm chi phí để kinh doanh có lãi và tăng chỉ tiêu ROS.
0,9 < ROA < 2,5, phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản của DNNVV không cao. DN cần áp dụng các biện pháp khai thác tối ưu tài sản hiện có nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản để hoạt động kinh doanh có lãi, tăng lợi nhuận.
Thứ chín, Hiệu suất hoạt động của tài sản trong DNNVV thấp.
Hiệu suất hoạt động của tài sản cũng như mức độ sử dụng tài sản của DNNVV trên địa bàn Hà Nội thấp, thể hiện ở vòng quay của toàn bộ vốn của DNNVV chưa cao (0,39 < Lv < 0,71). DNNVV cần tích cực áp dụng biện pháp khai thác, tăng hiệu suất hoạt động của tài sản, tăng vòng quay của toàn bộ vốn.
Đó là những hạn chế trong huy động vốn và phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019. Hạn chế này xuất phát từ chính năng lực của DNNVV và khó khăn từ các tổ chức cung ứng vốn trong việc cung ứng vốn cho DNNVV.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế trong huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, Nguyên nhân chủ quan - từ mỗi DNNVV.
Giai đoạn 2010 - 2019 có 75,25% DNNVV trên địa bàn Hà Nội thiếu vốn. Hệ số vốn chủ sở hữu cao và hệ số nợ an toàn, song khả năng huy động vốn của DNNVV rất hạn chế. Nguyên nhân chủ quan hạn chế khả năng huy động vốn để phát triển DNNVV xuất phát từ chính năng lực nội tại của DNNVV thể hiện:
- Huy động vốn để phát triển DNNVV hạn chế, trong đó huy động vốn chủ sở hữu bị giới hạn xuất phát từ quy mô nhỏ và hiệu quả hoạt động chưa cao. Giai đoạn
2010 - 2019, DNNVV có 0,468< hệ số vốn chủ sở hữu <0,512, như vậy về lý thuyết cơ cấu nguồn nguồn vốn, DN có tính tự chủ tài chính cao. Trên thực tế, khả năng huy động các nguồn vốn để tăng nợ phải trả hạn chế, quy mô tổng nguồn vốn thấp so với nhu cầu vốn để hoạt động, phát triển DNNVV. Hiệu quả hoạt động của DNNVV chưa cao nên tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế bị hạn chế.
- DNNVV thiếu TSĐB, tính minh bạch, công khai trong hoạt động tài chính chưa cao. Đây là điểm yếu trong hoạt động của nhiều DNNVV, báo cáo tài chính chưa minh bạch, hoặc chưa được kiểm toán theo quy định làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của NHTM, TCTC khi thẩm định, phê duyệt, cho vay và hạn ngạch vay.
- Một số DNNVV chưa có kỹ năng hoạch định chiến lược và xây dựng phương án SXKD, năng lực quản trị DN hạn chế, chưa ứng phó kịp thời với biến động của thị trường, lãi suất, tỷ giá... nên khó khăn trong huy động vốn.
- Khả năng cập nhật và tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động DN như thị trường, đầu tư… của DNNVV chưa cao, năng lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố bị hạn chế.
- Khả năng liên kết giữa DNNVV với DN lớn và giữa các DNNVV chưa chặt chẽ, DNNVV chưa tham gia sâu rộng trong chuỗi giá trị để thụ hưởng những ưu đãi của DN thành viên, đặc biệt khai thác sự “hỗ trợ” về vốn từ các DN lớn. Điều này làm hạn chế năng lực tăng quy mô nguồn vốn của mỗi DNNVV.
Thứ hai, Nguyên nhân khách quan.
* Nguyên nhân từ các tổ chức cung ứng vốn cho DNNVV
- Nguyên nhân từ NHTM, TCTC: Giai đoạn 2010 - 2019, có 62,4% DNNVV không tiếp cận được vốn vay từ NHTM, trong khi ngân hàng thừa vốn phải cho vay trên thị trường liên ngân hàng và điều chuyển nội bộ. Hạn chế của DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong huy động vốn từ NHTM, TCTC xuất phát từ nguyên nhân:
+ NHTM, TCTC thiếu thông tin về DN nên không đủ tin cậy để thẩm định, xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, trong nền KTTT, để có nhiều khách hàng, NHTM, TCTC muốn cho DNNVV vay song không đủ thông tin về DN, không kiểm soát được dòng tiền nên NHTM “e dè” khi quyết định cho vay. Mặt khác, DNNVV không đủ
TSĐB, thông tin tài chính thiếu minh bạch, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán khiến NHTM, TCTC lo ngại “rủi ro nợ xấu”.
+ Những năm qua, NHTM, TCTC đã thay đổi nhận thức coi DNNVV là khách hàng cần hướng tới. Song trên thực tế, NHTM và TCTC chưa thật sự coi DNNVV là khách hàng thân cận, các DN lớn có TSĐB vẫn được ưu tiên hơn khi thẩm định và xét duyệt cho vay. Mặt khác, hiện chưa có chính sách ưu đãi dành riêng cho vay DNNVV nên chưa tạo được "sân chơi" công bằng cho DNNVV.
- Đối với huy động vốn từ TTCK: Huy động vốn từ TTCK chưa trở thành kênh lựa chọn với nhiều DNNVV trên địa bàn Hà Nội, chỉ 11,68% DNNVV sử dụng vốn từ TTCK. Điều này xuất phát từ:
+ Các quy định của TTCK khi DN phát hành cổ phiếu để huy động tăng vốn chủ sở hữu hay khi DN phát hành trái phiếu DN để tăng nợ phải trả đều khá chặt chẽ so với năng lực thực tại của DNNVV, như: quy định vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng, DN không nợ thuế, DN có lãi 2 năm liền kề, ROE>5%... đã hạn chế huy động vốn từ TTCK vì DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DNNVV.
+ Chưa có TTCK dành riêng cho DNNVV. Hiện nay, DNNVV vẫn tham gia "cùng sân chơi" với DN lớn trên TTCK trong khi năng lực tài chính của DNNVV yếu hơn. Mặt khác, DNNVV nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của TTCK nên có tâm lý “sợ” phải công khai tình hình tài chính khi tham gia TTCK, việc kiểm toán và công bố thông tin định kỳ về tình hình SXKD chưa quen với DNNVV.
- Đối với huy động vốn từ thuê tài sản: Thuê tài sản chưa phải là hình thức huy động vốn mà DNNVV lựa chọn. Tỷ trọng DNNVV trên địa bàn Hà Nội sử dụng thuê tài sản chỉ đạt 14,4%. Điều này do:
+ Giá vốn thuê tài sản cao hơn lãi suất khi DN vay vốn từ NHTM, TCTC
+ Nhiều DNNVV chưa biết hoặc chưa hiểu rõ lợi ích của thuê tài sản nên chưa lựa chọn hình thức này, mặc dù thủ tục thuê tài sản đơn giản hơn vay vốn ở NHTM, TCTC và DN đi thuê không cần có TSĐB.
- DNNVV huy động vốn từ các Quỹ của Chính phủ và Thành phố
Những năm qua, Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đã nỗ lực hoàn thiện kênh hỗ trợ vốn cho DNNVV thông qua Quỹ SMEDF, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ ĐTMH và hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập từ các Quỹ khiến DNNVV khó có thể tiếp cận, cụ thể:
+ Chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích DNNVV tìm đến các TCTD để được vay có bảo lãnh. Điều kiện để DNNVV được bảo lãnh khá khắt khe, trong đó TSĐB vẫn là yếu tố quan trọng trong thẩm định và xét duyệt hồ sơ của DNNVV khi tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng.
+ Đối với Quỹ SMEDF: Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 hướng Quỹ SMEDF cho vay trực tiếp thay vì cho vay gián tiếp thông qua các NHTM. Tuy nhiên, nguồn vốn và quy mô của Quỹ còn khá nhỏ, dẫn đến số tiền bảo lãnh còn hạn chế so với nhu cầu vay vốn của DNNVV.
+ Quỹ ĐTMH và khởi nghiệp sáng tạo chưa phân định rõ chức năng và cách thức thực hiện. Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đưa ra nhiều nội dung hỗ trợ song chưa xuất phát từ việc DN cần hỗ trợ gì? Hỗ trợ DN nhiều trong khi nguồn lực không đủ nên hỗ trợ “dàn trải” thiếu hiệu quả, tạo nên sự ỉ lại của DN vào hỗ trợ.
* Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý nhà nước
Giai đoạn 2010 - 2019, thể chế KTTT định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện, Chính phủ và thành phố Hà Nội tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, coi đó là một trong khâu đột phá tạo môi trường thuận lợi cho DN, đặc biệt DNNVV phát triển. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế trong cơ chế chính sách, cụ thể:
- Nguyên nhân từ cơ chế chính sách của Chính phủ:
+ Các văn bản pháp luật và chính sách của Chính phủ khi có hiệu lực, việc ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành thường chậm, gây khó khăn cho triển khai thực hiện, tạo nên “khoảng cách” giữa chính sách và triển khai thực hiện.
+ Cơ chế, chính sách của Chính phủ trong tạo môi trường luật pháp bình đẳng cho DNNVV hoạt động có "độ trễ" lớn. Luật hỗ trợ DNNVV ra đời năm 2018 nhưng triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc. Công tác thể chế hóa chủ trương
chính sách hỗ trợ DNNVV còn nhiều bất cập, vướng mắc. Nhiều chính sách được ban hành thiếu tính khách quan, tính khả thi thấp chưa phù hợp với DNNVV.
- Nguyên nhân từ chính sách và triển khai thực hiện của Thành phố
+ Mặc dù Chính phủ có nhiều Nghị quyết, văn bản hướng dẫn hỗ trợ DNNVV. Song Thành phố chưa triển khai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ, chưa đánh giá được kết quả triển khai các chương trình hỗ trợ DNNVV của các Bộ, ngành, Thành phố.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố chưa thật nhận thức và đánh giá đúng vai trò của DNNVV nên trên thực tế chưa coi DNNVV là đối tượng cần được khuyến khích, hỗ trợ phát triển, tạo nên những khó khăn trong huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Như vậy, giai đoạn 2010 - 2019, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đạt nhiều kết qủa, tổng nguồn vốn huy động tăng, quy mô vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng. DNNVV đã tích cực huy động nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng nợ phải trả từ đó tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn để phát triển DNNVV còn gặp nhiều hạn chế đòi hỏi tiếp tục được tháo gỡ từ chính DNNVV, các tổ chức cung ứng vốn, Chính phủ và thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, NCS đã khái quát, phác thảo được ra bức tranh tổng thể về thực trạng huy động vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong huy động vốn để phát phát triển DNNVV giai đoạn 2010 - 2019.
Từ thực trạng huy động vốn để phát phát triển DNNVV luận án khẳng định: DNNVV ngày càng chủ động huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn trong nền kinh tế nhằm tăng vốn chủ sở hữu, tăng nợ phải trả, tăng quy mô nguồn vốn để phát triển. Kết quả huy động vốn đã tác động đến phát triển DNNVV được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá định lượng và định tính.
Như vậy, giai đoạn 2010 - 2019 huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã đạt nhiều kết quả: Tổng nguồn vốn huy động, quy mô vốn chủ sở
hữu, quy mô nợ phải trả cũng như quy mô vốn bình quân của mỗi DNNVV trên địa bàn Hà Nội đều tăng. DNNVV chủ động huy động vốn chủ sở hữu bằng huy động vốn góp ban đầu của chủ sở hữu và huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu. Cùng với huy động vốn chủ sở hữu, phương thức huy động nợ phải trả của DNNVV ngày càng đa dạng, phong phú, từ đó tăng quy mô nợ phải trả. DNNVV trên địa bàn Hà Nội ngày càng chủ động trong lựa chọn nguồn vốn cũng như hình thức huy động phù hợp với đặc điểm nội tại của từng DN nhằm tăng tổng nguồn vốn. DNNVV tích cực đổi mới “tự điều chỉnh”, nâng cao năng lực hoạt động SXKD, các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn, kết quả phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đều tăng. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội cần tiếp tục được tháo gỡ từ chính mỗi DNNVV, các tổ chức cung ứng vốn và cơ chế, chính sách của Chính phủ, thành phố Hà Nội.