Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 3


phận của thế giới vật chất; (ii) vật có thực phải đem lại lợi ích cho con người;

(iii) vật có thực là những vật mà con người có thể chiếm giữ được. Trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với vật, chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng vật có thể lựa chọn việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu hoặc chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đối với vật.

Thứ nhất, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu vật. Quyền sở hữu là hình thức thống trị hoàn toàn đối với vật. Nói cách khác quyền đó cho phép sử dụng vật, thu lợi và định đoạt vật theo ý muốn chủ quan của chủ sở hữu. Do đó, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu là việc thành viên góp vốn chuyển quyền sở hữu đối với vật góp vốn của mình sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn. Cách góp vốn này có biểu hiện gần giống với việc mua bán vật. Theo quy định của Bộ luật dân sự nước Cộng Hòa Pháp có quy định: “Mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp về những cam kết đóng góp bằng hiện vật, bằng tiền hoặc công sức lao động. Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền đối với vật và giao vật cho doanh nghiệp sử dụng. Nếu góp vốn bằng quyền sở hữu, người góp vốn phải đảm bảo đối với doanh nghiệp như người bán đảm bảo đối với người mua.” [5, Điều 1843–3]. Về mặt nguyên lý, doanh nghiệp được xác định như một người mua, trở thành chủ sở hữu của tài sản góp vốn. Là chủ sở hữu, doanh nghiệp phải chịu tất cả những rủi ro có thể xảy ra đối với vật góp vốn khi người góp vốn đã bàn giao vật góp vốn cho doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp còn phải gánh chịu các khoản nợ của những vật đóng góp. Ví dụ: Khi vật được sử dụng để góp vốn là một cửa hiệu cùng toàn bộ các khoản nợ cho doanh nghiệp. Khi đồng ý nhận góp vốn doanh nghiệp phải đứng ra trang trải một khoản nợ, các nghĩa vụ dân sự có liên quan đến quá trình khai thác cửa hiệu, phải thanh toán những khoản nợ do việc trước đó người góp vốn đã mua hàng


hóa để bán tại cửa hiệu; phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự trong việc bảo hành đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đã bán ra cho khách hàng và có trách nhiệm bảo hành... Như vậy, hành vi này giống như một kiểu góp vốn phức hợp, vừa là bán vì phải trả các khoản nợ, vừa là góp vốn xét theo các phương diện còn lại. Trong khoa học pháp lý, hình thức góp vốn này còn được gọi là hành vi góp vốn có đền bù. Tất nhiên theo cách góp vốn này, người góp vốn chỉ được hưởng quyền lợi tương đương với giá trị còn lại, sau khi đã khấu trừ những khoản nợ, những nghĩa vụ dân sự đã được người nhận góp vốn chi trả thay. Đối với người góp vốn thì mức độ hưởng quyền lợi tùy thuộc vào giá trị vật mà họ đã đưa vào cho doanh nghiệp sử dụng. Vấn đề đặt ra là phải xác định giá trị vật được đem góp vốn. Lúc này, các bên cùng với chuyên gia đánh giá tài sản cùng nhau xác định giá trị của những vật đăng ký góp vốn. Điều nguy hiểm thường gặp ở đây là có thể xảy ra trường hợp các bên thỏa thuận định giá quá cao giá trị của tài sản góp vốn so với giá trị thực tế của chúng. Trường hợp này, dễ xảy ra bởi nguyên do, các thành viên doanh nghiệp muốn tạo uy tín cho doanh nghiệp mình nên đã định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế, làm tăng giả tạo số vốn của doanh nghiệp và tăng thêm lòng tin của các ngân hàng; các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp cũng như các đối tác của doanh nghiệp. Để tránh việc định giá sai giá trị tài sản vì mục đích nêu trên, luật pháp của nhiều nước đã đặt ra những nguyên tắc nhất định khi xác định giá trị của tài sản góp vốn.

Ví dụ: Theo Bộ luật Dân sự Pháp, việc đóng góp bằng hiện vật vào doanh nghiệp cần phải có sự tham gia của một ủy viên kiểm tra góp vốn; việc đánh giá cao một cách gian lận những đóng góp bằng hiện vật có thể bị quy thành tội phạm để hạn chế các thành viên thổi phồng tài sản đóng góp. Riêng đối với doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn mà việc tham gia của ủy viên kiểm tra góp


vốn không bắt buộc thì các thành viên doanh nghiệp phải liên đới chịu trách nhiệm trong thời hạn năm năm trước người thứ ba về giá trị mà họ tự tính cho những hiện vật đã góp.

Một lần nữa, việc góp vốn ở đây lại được xem như là hành vi bán chác và người góp vốn phải đảm bảo với doanh nghiệp về tài sản mà mình đóng góp như người bán phải đảm bảo hàng đối với người mua. Ở đây cần có sự đảm bảo mang tính chất loại trừ: Người góp vốn không được ngăn cản doanh nghiệp hưởng dụng tài sản đã đóng góp và phải đảm bảo về những khuyết tật ở hiện vật mình đóng góp; nghĩa là người góp vốn phải chịu trách nhiệm về những khuyết tật trong hiện vật mình đóng góp vào doanh nghiệp đã làm cho hiện vật không sử dụng được đúng với tác dụng của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thứ hai, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền hưởng dụng. Nếu coi quyền sở hữu đối với vật được hợp thành bởi ba quyền; quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt thì quyền hưởng dụng bao gồm hai thành tố: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Nghĩa là chủ thể có quyền hưởng dụng chỉ có quyền nắm giữ, sử dụng tài sản để thu lợi mà không có quyền định đoạt đối với tài sản. Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền hưởng dụng là việc chủ thể góp vốn chuyển giao quyền nắm giữ và quyền sử dụng vật cho doanh nghiệp khai thác và thu lợi từ vật nhưng giữ lại cho mình quyền định đoạt đối với vật. Do đó, người ta thường tách việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng đối với vật ra khỏi việc góp vốn bằng vật. Tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng thì phần vốn góp chính là giá trị được tính bằng quyền hưởng dụng đối với tài sản. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải giao tài sản cho doanh nghiệp đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.


Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 3

Nếu như người góp vốn bằng quyền sở hữu có vai trò giống như người bán, thì người góp vốn bằng quyền hưởng dụng có vai trò tương tự người cho thuê tài sản. Đây là hướng quy định khá phổ biến trong pháp luật các quốc gia và trên thế giới. Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Nếu góp vốn bằng quyền hưởng dụng, người góp vốn phải đảm bảo với doanh nghiệp như người cho thuê đối với người thuê. Tuy nhiên, nếu vật để hưởng dụng là vật cùng loại hoặc vật được thay thế trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp, thì người góp vốn chuyển cho doanh nghiệp quyền sở hữu vật với điều kiện được trả lại đúng số lượng, chất lượng và giá trị tương đương. Trong trường hợp này, người góp vốn phải bảo đảm theo những điều kiện quy định tại đoạn trước.” [5, 1843-3]

Trên cơ sở Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 quy định: “người góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải thực hiện những nghĩa vụ của người cho thuê tài sản” [Điều thứ 1027, đoạn 2]. Với tinh thần này, Hoàng Việt Trung Ký Hộ Luật (Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936) tại Điều thứ 1439, đoạn 2 cũng có quy định tương tự. Điều 127 của Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam Cộng hòa cũng quy định như vậy. Các quy định trên cho thấy, người góp vốn bằng quyền hưởng dụng cũng có nghĩa vụ như người cho thuê đối với người thuê tài sản. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải đảm bảo tài sản trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích sử dụng trong suốt thời gian góp vốn. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải đảm bảo quyền sử dụng tài sản ổn định cho doanh nghiệp. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản mà doanh nghiệp không được sử dụng tài sản thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu thành viên góp vốn bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng chậm giao tài sản thì doanh nghiệp có thể gia hạn giao tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu tài sản đó không đúng chất lượng thỏa thuận thì doanh nghiệp có quyền


yêu cầu thành viên góp vốn sửa chữa và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng thì rủi ro đối với tài sản sẽ thuộc về thành viên góp vốn, vì họ vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản đó. Chẳng hạn nếu tài sản đã bị thất thoát thì việc góp vốn sẽ bị coi là vô hiệu và người góp vốn sẽ bị khai trừ nếu không có vốn đóng góp khác. Tuy nhiên, cũng cần phải nói một cách chính xác là khi vật đóng góp là vật có thể tiêu phí được – những tài sản thuộc loại không thể tư nhân hóa được – văn tự góp vốn bằng chuyển giao cho doanh nghiệp sở hữu những tài sản đã đóng góp vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lại tài sản đó với số lượng, chất lượng và giá trị tương đương. Như vậy, việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng phần nào giống với việc góp vốn bằng quyền sở hữu, chừng nào mà doanh nghiệp còn sử dụng tài sản đó. Vậy là trong khi người góp vốn bằng quyền sở hữu, cho dù có gắn bó bao nhiêu với tài sản mình đem góp vốn vào doanh nghiệp, cũng không bao giờ được đảm bảo là sẽ được động chạm đến tài sản trước đây của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu hoàn trả lại vốn góp người góp vốn bằng quyền hưởng dụng có ngày được hưởng dụng lại tài sản đã góp mà mình là chủ sở hữu. Mặc dù có lợi nhưng trên thực tiễn việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng cũng ít được thực hiện.

Như vậy, góp vốn bằng quyền hưởng dụng là việc cá nhân hay tổ chức chuyển quyền hưởng dụng tài sản của mình cho doanh nghiệp để được hưởng các quyền lợi đối với doanh nghiệp, trong đó thành viên đem góp vốn vẫn là người chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp có quyền thu hoa lợi từ tài sản đó.

Quyền sử dụng đất. Đất đai với tư cách là bất động sản theo bản chất. Thông thường có thể xếp việc góp vốn bằng đất đai vào góp vốn bằng hiện vật. Tuy nhiên, đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, nghĩa là không một con người hay tổ chức cá thể nào có quyền sở


hữu về đất đai. Nhà nước chỉ trao cho các tổ chức, cá nhân quyền sử dụng đất đối với từng mảnh đất cụ thể. Quyền sử dụng đất lại được quy định bởi nhiều chế độ pháp lý khác nhau tùy theo từng loại đất. Do vậy, phải xếp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thành một hình thức góp vốn riêng.

Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất được coi là một tài sản đặc biệt. Luật đất đai năm 1993; Bộ Luật dân sự năm 1995; Luật đất đai năm 2003 và Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005 khẳng định quyền sử dụng đất là một tài sản. Điều 118 Bộ luật dân sự 1995 ghi nhận “Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình là tài sản chung của hộ” [10, Điều 118]. Điều 108, Bộ Luật dân sự 2005 tiếp tục nghi nhận: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.”[12, Điều 108].

Theo quy định nêu trên, Nhà nước ta ghi nhận quyền sử dụng đất là một quyền tài sản. Do đó, quyền sử dụng đất là một trong các quyền tài sản có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến những nhóm quyền sử dụng đất sau:

Loại thứ nhất, Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc được chuyển nhượng, thừa kế hợp pháp. Những chủ thể được Nhà nước trao quyền sử dụng đất trong trường hợp này được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, để có thể đem quyền sử dụng đất trong những trường hợp này để góp vốn thành lập doanh nghiệp thì quyền sử dụng đất này cần phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và quy định của Luật doanh nghiệp 2005.

Loại thứ hai, quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại


quy định này được chia làm hai trường hợp theo chủ thể được giao đất đó là: Cá nhân, hộ gia đình được giao đất không thu tiền sử dụng đất và tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 113, Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình không thu tiền sử dụng đất có thể là đối tượng của hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn để hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước..., được giao kết và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật dân sự và luật đất đai. Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 109, Luật đất đai 2003 thì “ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”[14, Điều 109]

Như vậy, quyền sử dụng đất được giao cho cá nhân, hộ gia đình không thu tiền sử dụng đất thì được quyền góp vốn để hợp tác sản xuất, kinh doanh, nhưng quyền sử dụng đất được giao cho cá tổ chức không phải trả tiền sử dụng đất thì không được đem ra góp vốn.

Loại thứ ba, quyền sử dụng đất thuê. Các chủ thể được Nhà nước cho thuê đất không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê mà chỉ có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất theo quy định tại Điều 111 và Điều 114 Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, nếu các chủ thể nêu trên được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê.

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất đòi hỏi quyền sử dụng đất phải thuộc trường hợp pháp luật cho phép được dùng để góp vốn như một loại tài


sản. Quyền sử dụng đất mà các bên đem góp vốn phải được định giá, các bên có thể thỏa thuận định giá và cùng chịu trách nhiệm về thỏa thuận định giá đó hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký do vậy sau khi thỏa thuận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì đến thời điểm góp vốn, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp là chủ thể đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kể từ thời điểm doanh nghiệp hoàn thành việc đăng ký quyền sử dụng đất thì việc góp vốn thành lập doanh nghiệp của thành viên/cổ đông được hoàn thành.

Như vậy, ở Việt Nam với việc chỉ có một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý và không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, thì quyền sử dụng đất được đưa ra như một tài sản đặc thù và việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là một bất động sản cũng có những đặc thù riêng.

Sản nghiệp thương mại. Sản nghiệp thương mại là một tập hợp tài sản bao gồm các tài sản có và tài sản nợ của thương nhân phục vụ cho hoạt động thương mại. Luật thương mại năm 1997, định nghĩa về sản nghiệp thương mại: “Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như: trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ [11, Điều 5].

Tài sản có thuộc sản nghiệp là tập hợp tất cả những tài sản thuộc về chủ sở hữu, hay đúng hơn đó là tập hợp tất cả những quyền tài sản có cùng một chủ thể. Tuy nhiên, các quyền tài sản đó chỉ được xem là các yếu tố của một sản nghiệp khi các quyền đó có thể được định giá bằng tiền. Các quyền tài sản tạo

Ngày đăng: 12/05/2024