Thủ Tục Góp Vốn Thành Lập Công Ty

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự Pháp việc góp vốn thành lập công ty phải được lập thành hợp đồng. Nói chung, pháp luật các nước đều quy định việc góp vốn phải được lập thành hợp đồng và góp vốn hay điều khoản về vốn là một điều khoản thiết yếu của hợp đồng thành lập công ty. Chẳng hạn pháp luật về công ty của Malaysia và Singapore quan niệm: Trừ khi là một công ty có trách nhiệm vô hạn, hợp đồng thành lập của công ty nhất thiết phải chứa đựng một điều khoản về vốn (capital clause) mà trong đó có tuyên bố về khoản vốn được phép và phân chia vốn đó thành các cổ phần với số lượng ấn định trở thành giới hạn mà công ty có thể được phép quyên góp [35, tr.155- 156].

Thỏa thuận góp vốn được thực hiện giữa những người góp vốn thành lập công ty hoặc cam kết góp vốn thành lập công ty đối với công ty một thành viên mang lại quyền cho người thứ 3 đó là công ty - với tư cách là một thực thể pháp lý độc lập. Bởi vì, người góp vốn có nghĩa vụ phải chuyển giao vốn góp cho công ty có thể bằng tài sản hoặc các hình thức khác sau khi công ty được thành lập. Và ở đây, công ty có quyền yêu cầu người góp vốn phải chịu các trách nhiệm nhất định nếu người góp vốn thực hiện không đúng thỏa thuận góp vốn và gây thiệt hại cho công ty (như ở phần trên đã phân tích). Như vậy, góp vốn thành lập công ty là hành vi pháp lý mang lại quyền lợi cho người thứ ba. Do vậy, đòi hỏi cam kết góp vốn, thỏa thuận góp vốn hay hợp đồng thành lập công ty trong đó có điều khoản góp vốn phải được lập thành văn bản. Văn bản này là cơ sở pháp lý để chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời cam kết góp vốn hay hợp đồng thành lập công ty trong đó có thỏa thuận góp vốn còn là căn cứ để các bên xây dựng điều lệ công ty và là tài liệu trong hồ sơ để các bên thực hiện đăng ký kinh doanh.

1.3.1.2. Kết cấu nội dung

Nhắc tới công ty có nghĩa là nhắc tới một thực thể kinh doanh được tạo nên bởi sự góp vốn của một hay nhiều thành viên sáng lập ra nó. Bởi vậy, góp vốn là nội dung quan trọng có tính chất quyết định trong việc thành lập công ty. Chẳng thế mà trong các Bộ luật Dân sự, các Bộ luật Thương mại hay các đạo luật về công ty của các nước đều nhấn mạnh tới việc góp vốn khi mở đầu cho phần nói về thành lập công ty hay khế ước lập hội.

Góp vốn hay điều khoản về vốn là một điều khoản thiết yếu của hợp đồng thành lập công ty. Chẳng hạn pháp luật về công ty của Malaysia và Singapore quan niệm: Trừ khi là một công ty có trách nhiệm vô hạn, hợp đồng thành lập của công ty nhất thiết phải chứa đựng một điều khoản về vốn mà trong đó có tuyên bố về khoản vốn được phép và phân chia vốn đó thành các cổ phần với số lượng ấn định trở thành giới hạn mà công ty có thể được phép quyên góp [35, tr.155-156].

Để xác định được nghĩa vụ góp vốn của thành viên, thì thỏa thuận góp vốn phải bao gồm các nội dung chính như: Chủ thể góp vốn; Giá trị vốn góp; Hình thức của vốn góp; Phương thức chuyển giao góp vốn; Thời điểm góp vốn.

Giá trị góp vốn là nội dung quan trọng của thỏa thuận góp vốn. Việc xác định giá trị vốn góp được thực hiện tùy theo hình thức của vốn góp. Thông thường trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên hoặc sự định giá của tổ chức định giá nếu đó là tài sản cần định giá. Giá trị vốn góp là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn của thành viên trong vốn điều lệ công ty và đây là cơ sở để xác định quyền của thành viên.

Hình thức của vốn góp tức là vốn được góp dưới hình thức nào, góp vốn bằng tài sản, góp vốn bằng tri thức, góp vốn bằng công sứcNếu góp vốn bằng tài sản lại có nhiều loại tài sản như: tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí

quyết kỹ thuậtNhư vậy, khi thỏa thuận về hình thức của vốn góp các bên phải thỏa thuận về một hình thức cụ thể, nếu là tài sản thì phải xác định rõ tài sản nào, nếu tài sản là vật đặc định không thể thay thế thì phải chỉ rõ vật đó.

Phương thức chuyển giao vốn góp nghĩa là vốn góp được chuyển giao cho công ty bằng cách nào. Phương thức chuyển giao vốn góp phụ thuộc nhiều vào hình thức của vốn góp. Nếu vốn góp bằng tiền thì chuyển giao vào tài khoản của công ty hay chuyển giao trực tiếp sau khi công ty được thành lập. Nếu vốn góp là vật có thực thì tùy từng loại vật mà việc chuyển giao được thực hiện khác nhau, nếu là vật không cần đăng ký thì chỉ cần chuyển vật đó cho công ty, nếu là vật phải đăng ký thì ngoài việc chuyển giao vật thì phải thực hiện chuyển giao đăng ký cho công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Thời điểm góp vốn là thời hạn mà người góp vốn phải thực hiện cam kết góp vốn vào công ty. Thời điểm góp vốn là thỏa thuận không thể thiếu vì nó xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ và chịu rủi ro. Người góp vốn nếu không thực hiện đúng hạn sẽ phải ghánh chịu nghĩa vụ, do vậy trong thỏa thuận góp vốn phải quy định cụ thể thời điểm thực hiện góp vốn.

1.3.2. Thủ tục góp vốn thành lập công ty

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 4


Góp vốn là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình thành lập công ty, việc góp vốn được thực hiện theo các bước song song với việc thực hiện các thủ tục thành lập công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, góp vốn thành lập công ty được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Cam kết hoặc thỏa thuận góp vốn thành lập công ty

Như phần trên đã phân tích, trong cam kết hoặc hợp đồng thành lập công ty các thành viên sẽ thỏa thuận góp vốn, trong đó phải bao gồm các điều khoản chính yếu: (i) Chủ thể góp vốn; (ii) Giá trị vốn góp; (iii) Hình thức của vốn góp; (iv) Phương thức chuyển giao góp vốn; (v) Thời điểm góp vốn.

Bước 2. Thông qua điều lệ công ty trong đó có ghi nhận tỷ lệ vốn góp

Khi thành lập công ty, các thành viên phải soạn thảo điều lệ công ty. Trong điều lệ công ty phải có điều khoản về vốn góp, trong đó phải nêu phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần. Điều lệ công ty phải được các thành viên sáng lập thống nhất thông qua và cùng ký tên. Điều lệ công ty là một văn bản bắt buộc trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và được coi như luật của công ty, làm cơ sở cho hoạt động của công ty sau này.

Bước 3. Đăng ký kinh doanh.

Các thành viên nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; Dự thảo điều lệ công ty; Danh sách thành viên với đầy đủ các thông tin; Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty chính thức được thành lập và hoạt động kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 4. Chuyển giao vốn góp cho công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 tại Điều 29 thì, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng

đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Bước 5. Cấp giấy chứng nhận vốn góp

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh thì tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu

bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Vốn điều lệ của công ty; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Đối với công ty cổ phần thì giấy chứng nhận phần vốn góp chính là cổ phiếu do công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên; Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần; Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty; Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật Doanh nghiệp đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. [Khoản 1, Điều 85, Luật Doanh nghiệp 2005].

1.4. CÁC HÌNH THỨC GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY


1.4.1. Góp vốn bằng tiền


Góp vốn bằng tiền là việc cá nhân hay tổ chức đem chuyển một khoản tiền (Việt Nam đồng, ngoại tệ) hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu, trái phiếu của mình để thành lập công ty và được hưởng quyền tài sản từ trái quyền góp vốn. Hành vi chuyển dịch chỉ được thực hiện xong khi nào thành viên góp vốn hoàn thành nghĩa vụ góp tiền (chuyển vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng hoặc một tài khoản trung gian).

Tiền, theo kinh tế học, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phương tiện lưu thông trong đời sống của con người. Giấy tờ trị giá được bằng tiền, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, sổ tiết kiệm...

Góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra mua quyền lợi trọng công ty. Tuy nhiên, những người góp vốn ban đầu chính là những người tạo ra những quyền lợi ấy. Khi đã cam kết góp vốn bằng tiền mà người góp vốn không góp vốn hoặc góp vốn không đúng hạn, thì khoản tiền cam kết góp vốn được coi là khoản nợ của người đó đối với công ty. Việc góp vốn hay trả nợ vốn này có thể được thực hiện bằng các phương tiện thanh toán [20, tr.53].

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh (công ty không phát hành cổ phiếu) phương thức góp vốn bằng tiền mặt đòi hỏi những người tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ phần của mình trước khi công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Phần vốn đóng góp này công ty phải gửi tại một ngân hàng và chỉ được rút ra khi công ty chính thức đi vào hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định (kể từ ngày công ty được cấp giấy phép thành lập nhưng không được thành lập) tùy theo sự quy định của pháp luật mỗi nước. ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp chưa có quy định cụ thể về điều này.

Đối với công ty cổ phần (có phát hành cổ phiếu), phương thức góp vốn bằng tiền mặt không đòi hỏi những người tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ ngay phần của mình trước khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh mà chỉ cần đóng góp trước một phần. Tùy theo luật của mỗi nước mà tỉ lệ này quy định khác nhau, chẳng hạn một phần tư (ẳ) đối với quy định của Luật Công ty Pháp; một phần hai (ẵ) đối với quy định của Luật Công ty Việt Nam năm 1991 [điểm b, khoản 6, Điều 32]. Phần còn lại sẽ được đóng góp nốt trong một khoảng thời gian nhất định sau khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Dĩ nhiên trong khoảng thời gian chưa đến hạn nộp, nếu công ty làm ăn có lãi thì số lãi lần đầu có thể không đem chia cho các hội viên mà được dùng để trừ dần vào phàn còn thiếu nói trên của họ.

Theo pháp luật của nhiều nước, sau khi tiến hành góp vốn theo phương thức này, các sáng lập viên phải có trách nhiệm gửi toàn bộ số tiền đã thu được vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Một số nước còn cho phép những người góp vốn có thể đưa thẳng đến nơi ký thác, nơi kỳ thác chiếu theo danh sách các cổ đông sẽ cấp giấy chứng nhận cần thiết cho việc ký điều lệ công ty. ở Việt Nam, theo khoản 5, Điều 32, Luật Công ty 1991 quy định: “Các sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng ở trong nước kèm theo danh sách những người đăng ký mua cổ phiếu và số tiền mà mỗi người đã góp. Số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau một năm, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập mà công ty không thành lập được.

Cơ chế pháp lý chu trình góp vốn bằng tiền có thể biểu hiện theo sơ đồ

sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023