Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM TUẤN ANH


GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 1


PHẠM TUẤN ANH


GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƯƠNG

Mục lục

Trang

Lời cam đoan 3

Mục lục 4

Mở đầu 6

Chương 1. Khái luận về góp vốn thành lập công ty10

1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 10

1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty 10

1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 13

1.2. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty 15

1.2.1. Tạo lập ra một thực thể độc lập 15

1.2.2. Hệ quả đối với những người góp vốn 21

1.3. Hình thức và thủ tục thỏa thuận góp vốn 24

1.3.1. Hình thức thỏa thuận góp vốn 24

1.3.2. Thủ tục góp vốn thành lập công ty 27

1.4. Các hình thức của vốn góp thành lập công ty 31

1.4.1. Góp vốn bằng tiền 31

1.4.2. Góp vốn bằng hiện vật 33

1.4.3. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất 37

1.4.4. Góp vốn bằng quyền hưởng dụng 43

1.4.5. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại 47

1.4.6. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 50

1.4.7. Góp vốn bằng tri thức 55

1.4.8. Góp vốn bằng công sức 57

1.5. Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn 59

Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công 64

ty

2.1. Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập 64

công ty

2.2. Quy định hiện hành của pháp luật việt nam về góp vốn thành lập công 72

ty và các khiếm khuyết

2.3. Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật 81

Việt Nam về góp vốn thành lập công ty

Chương 3. Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt 87

Nam về góp vốn thành lập công ty

3.1. Nhu cầu hoàn thiện 87

3.2. Phương hướng hoàn thiện 88

3.3. Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện 91

Kết luận 107

Tài liệu tham khảo 110

PHẦN MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của khu vực kinh tư nhân và việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thành lập công ty ở Việt Nam. Thành lập công ty với sự đảm bảo an toàn pháp lý cao đặc biệt là về vốn góp là mục tiêu quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp.

Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty là một vấn đề mang tính hai mặt. Một mặt, quy định của pháp luật phải đảm bảo an toàn vốn góp của người tham gia góp vốn thành lập công ty. Mặt khác, quy định của pháp luật phải đảm bảo lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với công ty, đảm bảo lợi ích của công ty với tư cách là một chủ thể độc lập sau khi được thành lập.

Thành lập công ty, trong đó một việc không thể thiếu là góp vốn có ảnh hưởng lớn tới không chỉ quyền lợi của các thành viên trong công ty mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của công ty sau này. Mặc dù hiện nay pháp luật cho phép sự thoả thuận của các thành viên trong việc thoả thận góp vốn, xác định vốn góp. Tuy nhiên pháp luận cần có những dự liệu, những quy định để tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các bên. Ngoài ra vấn đề góp vốn trong trường hợp các công ty thực tế. Pháp luật cũng cần có các quy định để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề góp vốn thành lập công ty đang là một vấn đề thực tiễn đặt ra, đặc biệt là chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:

1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty.

Nội dung mà tác giả hướng tới nghiên cứu bao gồm: các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty, các hình thức của vốn góp, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty.

Hiện nay, thực tiễn về việc góp vốn thành lập công ty diễn ra rất phong phú và đang dạng. Có những trường hợp đang diễn ra trên thực tế mà pháp luật chưa dự liệu trước được. Trước những đòi hỏi của thực tiễn phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia thành lập công ty, cũng như những ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của công ty sau này, trong đó có cả vấn đề giải quyết về vấn đề tài sản khi giải thể, phá sản công ty. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên.

2. Hiện nay, việc áp dụng các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hình thức của tài sản. Việc nghiên cứu các hạn chế trong quy định về hình thức vốn góp thành lập công ty một cách thấu đáo sẽ giúp khắc phục các hạn chế và đem lại hiệu quả thiết thực đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm giúp cho việc thành lập công ty được thuận lợi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

3. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp thành lập công ty, việc góp vốn thành lập công ty trên thực tế và so sánh với quy định của pháp luật một số nước, sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được đối với việc góp vốn thành lập công ty trong nước mà còn áp dụng đối với việc góp vốn thành lập

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động đầu tư, bảo vệ được một cách hợp pháp quyền lợi của các bên trong thành lập công ty.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về góp vốn thành lập công ty. Từ các quy định của pháp luật đến những vấn đề thực tế đang diễn ra và tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng diễn ra trên thực tế về góp vốn thành lập công ty. Qua đó nêu lên những kiến nghị để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty.

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA ĐỀ

Hiện này ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề góp vốn thành lập công ty, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề: góp vốn thành lập công ty. Trong xu thế phát triển của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra trong việc góp vốn thành lập công ty, nó đòi hỏi sự hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho những người đầu tư thành lập công ty. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, việc nghiên cứu sẽ đạt kết quả tốt.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp với nhiều phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống.


Với các lý do trên, luận văn bao gồm các nội dung cơ bản sau:


Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty

1.2. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty

1.3. Hình thức và thủ tục góp vốn

1.4. Các hình thức của vốn góp

1.5. Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

2.1. Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty

2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty và những khiếm khuyết

2.3. Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty

Chương 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

3.1. Nhu cầu hoàn thiện

3.2. Phương hướng hoàn thiện

3.3. Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023